Biện pháp so sánh

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 121 - 123)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.4.1.Biện pháp so sánh

So sánh (còn gọi: so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng.

Ở dạng đầy đủ, cấu trúc so sánh tu từ gồm 4 yếu tố: - Cái được so sánh: đối tượng đem ra so sánh.

- Cơ sở so sánh: tính chất, trạng thái của cái được so sánh.

- Từ so sánh: từ dùng để so sánh, nối liền giữa cái được và cái so sánh. - Cái so sánh: đối tượng làm chuẩn để so sánh.

Sử dụng biện pháp so sánh có chứa từ láy là một nét đặc biệt trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Theo thống kê có tới 18 trường hợp tác giả sử dụng biện pháp này. Bằng cách vận dụng từ láy trong so sánh Nguyễn Đình Chiểu đã đem đến cho người đọc sự liên tưởng mới mẻ về đối tượng phản ánh.

Khi miêu tả khuôn mặt của Bùi Kiệm, một nhân vật phản diện trong tác phẩm Lục Vân Tiên tác giả viết:

Còn ngươi Bùi Kiệm máu dê

Ngồi chề bê mặt như sề thịt trâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 116

Cái được tác giả so sánh ở câu thơ trên là tên Bùi Kiệm, cơ sở so sánh là tính

chất, trạng thái ngồi chề bê, từ dùng để so sánh là như, cái so sánh hay đối tượng

làm chuẩn để so sánh là sề thịt trâu.

Như vậy, chề bê với cách nói mang đậm màu sắc PNNB, từ không có sự kết

hợp đúng về thanh điệu, nhưng giá trị ngữ nghĩa mà từ biểu thị lại rất cao. Nó gợi cho người đọc hình dung được cái bộ mặt ê chệ khi bị nhơ nhuốc. Đặc biệt hơn, sự

ê chệ nhơ nhuốc đó lại được bổ sung về nghĩa khi nó được so sánh với sề thịt trâu

“ý nói như cái rổ thịt trâu trông nhầy nhụa ê chề [71, tr.189].

Hay khi nói về bản chất độc ác của những kẻ gian thần, bán nước, hại dân tác giả cũng sử dụng biện pháp so sánh chứa từ láy:

Chánh ra dữ quá cọp vàng

Lòng dùng độc quá hổ mang thuồng luồng

(Đ3-DTHM)

Thuồng luồng từ láy định danh chỉ “quái vật trong truyền thuyết, sống dưới

nước, hình giống con rắn to, hay hại người” [31, tr.366] được tác giả vân dụng so sánh để nhấn mạnh tính chất độc ác của những kẻ gian thần, những tên quan tham hại nước, hại dân. Khi đặt từ láy cùng biện pháp tu từ trên vào ngữ cảnh ta sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa và giá trị của nó:

Nước thời chia bốn năm phần Can qua chẳng biết mấy lần đánh nhau

Trong thời gian nịnh dụm đầu Ngoài thời đua mị, đua cầu quan tham.

Tố cáo nên án những kẻ hại nước, hại dân đồng thời ca ngợi những anh hùng nghĩa sỹ, những lãnh tụ nghĩa quân là một trong những nội dung chính của tác phẩm. Không chỉ trong thơ mà trong văn tác giả cũng có những hình ảnh hết sức độc đáo với biện pháp tu từ so sánh này:

Trạnh lòng tướng sĩ, thương quan tướng, nhắc quan tướng, chiu chít như gà;

bực trí nhân dân, giận thằng tà, mắng thằng tà om sòm như nhái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 117

Hai từ láy chiu chít, om sòm gắn với hai hình ảnh so sánh như gà, như nhái,

nhưng cũng chính hình ảnh so sánh mang mầu sắc khẩu ngữ ấy đã tạo nên giá trị đặc biệt cho câu văn. Đó là tình cảm yêu thương, nỗi niềm đau xót, tiếc thương của tướng sĩ, nhân dân đối với người anh hùng dân tộc Trương Công Định và thái độ căm căm giận kẻ đã hãm hại tướng quân.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 121 - 123)