Vai trò của Hiệu trưởng THCS trong quản lý thực hiện đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện ninh giang – tỉnh hải dương (Trang 32 - 35)

đánh giá kết quả giáo dục.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện đổi mới PPDH.

+ Có biện pháp quản lý, chỉ đạo đổi mới PPDH trong nhà trƣờng một cách hiệu quả;thƣờng xuyên tổ chức thực hiện,kiểm tra,đánh giá các hoạt động dạy và học theo định hƣớng đổi mới PPDH.

+ Động viên, khen thƣởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả PPDH, đồng thời phê bình, nhắc nhở những GV chƣa tích cực thực hiện đổi mới PPDH.

1.5.4. Vai trò của Hiệu trưởng THCS trong quản lý thực hiện đổi mới PPDH PPDH

1.5.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý thực hiện đổi mới PPDH

Hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trƣờng nói chung phụ thuộc vào công tác tổ chức quản lý trƣờng học, đứng đầu là Hiệu trƣởng.

Khi xác định vai trò, vị trí của ngƣời Hiệu trƣởng – ngƣời đƣợc giao quyền hạn và nhiệm vụ lớn lao đối với hoạt động quản lý nhà trƣờng, Luật giáo dục chƣơng II, điều 16 quy định: “Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải là giáo viên có trình độ đạt chuẩn, đã dạy ít nhất 5 năm ở bậc truung học hoặc bậc học cao hơn, có phẩm chất chính trị và đao đức tốt; có trình độ chuyên môn vững vàng; có năng lực quản lý, được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục; có sức khỏe, được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm”.

Ngƣời hiệu trƣởng phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các phƣơng pháp giáo dục, các nguyên tắc tổ chức giáo dục XHCN. Ngƣời hiệu trƣởng phải là nhà giáo dục XHCN có kinh nghiệm, năng lực, uy tín về chuyên môn, là con chim đầu đàn của tập thể giáo viên.

Ngƣời hiệu trƣởng có chức năng tổ chức mọi hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng, làm sao cho các chủ trƣơng, đƣờng lối, các nội dung, phƣơng pháp giáo dục đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả. Do vậy, năng lực tổ chức thực tiễn của ngƣời hiệu trƣởng quyết định hiệu quả quản lý giáo dục.

Trong công tác tổ chức thực tiễn, ngƣời hiệu trƣởng phải có tri thức cần thiết về khoa học quản lý, đặc biệt là quản lý con ngƣời. Chính vì vậy, lao động quản lý của hiệu trƣởng vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.

1.5.4.2. N ội dung quản lý thực hiện đổi mới PPDH của hiệu trưởng trường THCS.

Trong quản lý đổi mới chƣơng trình THCS , ngƣời hiệu trƣởng cần thể hiện rõ vai trò trong quản lý mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục, thiết bị giáo dục và đánh giá trong giáo dục một cách đồng bộ và toàn diện. Theo đó, trọng tâm hàng đầu của việc đổi mới chƣơng trình THCS là đổi mới PPDH trong nhà trƣờng theo các định hƣớng.

Về mặt lý luận, muốn nâng cao chất lƣợng dạy học ở các trƣờng THCS thì cần phải có những biện pháp tích cực trong chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH. Để chỉ đạo đổi mới PPDH thành công, ngƣời quản lý cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

-Xây dựng kế hoạch năm học.

- Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch năm học....

- Nâng cao nhận thức về sự cấp thiết phải đổi mới PPDH cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trƣờng THCS.

- Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV thông qua nhiều hình thức tổ chức, có kiểm tra đánh giá kết quả bồi dƣỡng.

- Tạo ra các yếu tố tác động đến ngƣời dạy và ngƣời học.

- Bổ sung và tăng cƣờng các điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới PPDH. - Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

- Quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng đổi mới PPDH theo cách tiếp cận hệ thống

- Hiệu trƣởng chỉ đạo đổi mới PPDH trong mối quan hệ biện chứng với mục tiêu,nội dung,chƣơng trình dạy học mới

- Hiệu trƣởng chỉ đạo đổi mới PPDH theo hƣớng tiếp cận hoạt động nhân cách.Tăng cƣờng hoạt động của ngƣời học,dạy học hƣớng vào phát triển năng lực tự lực,năng lực tƣ duy sáng tạo của học sinh.Tổ chức dạy học theo hƣớng đặc điểm của đối tƣợng ngƣời học tăng cƣờng hoạt động tự học,thực hành của học sinh.Sử dụng tối đa kinh nghiệm của ngƣời dạy.Thƣờng xuyên thông tin phản hồi tới ngƣời học và ngƣợc lại.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học.

- Chỉ đạo bồi dƣỡng nâng cao năng lực công nghệ thông tin cho giáo viên - Chỉ đạo giáo viên ứng dụng phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử. - Tổ chức thao giảng báo cáo kinh nghiệm trong dạy học bằng ứng dụng công nghệ thông tin.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo đầu tƣ sử dụng tối đa các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học và đổi mới phƣơng pháp dạy học.

- Phát huy tiềm lực của đội ngũ giáo viên.

- Tăng cƣờng và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật thất thiết bị dạy học.

- Xây dựng môi trƣờng học tập tích cực tƣơng tác đa thông tin cho ngƣời học.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo cách đổi mới cách tổ chức, quản lý nhằm tối ƣu hóa quá trình dạy học.

- Hƣớng dẫn tổ chuyên môn quản lý chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học để nâng cao chất lƣợng dạy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cƣờng kiểm tra giám sát hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học của giáo viên.

- Đáng giá chất lƣợng dạy học theo hƣớng tăng cƣờng tính chủ động sáng tạo của học sinh.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Đáng giá năng lực tự học và khả năng sáng tạo của ngƣời học.

- Đánh giá sản phẩn của học sinh thông qua hoạt động học tập thực hành. Nhà trƣờng thực hiện đƣợc mục tiêu nhiệm vụ của mình hay không một phần quyết định là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của ngƣời hiệu trƣởng. Vì vậy ngƣời hiệu trƣởng phải tổ chức thực hiện những chủ trƣơng chính sách, đƣờng lối giáo dục thông qua nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp. Chức năng quản lý của hiệu trƣởng nhà trƣờng là: chức năng kế hoạch hóa; chức năng tổ chức; chức năng chỉ đạo thực hiện; chức năng kiểm tra đánh giá. Trong quản lý không thể quy về một chức năng duy nhất nào đó, chỉ có tất cả các chức năng trong sự thống nhất và tác động qua lại giữa chúng mới đƣợc xem là quản lý. Khi thực hiện một chức năng nào đó phải phát huy hết ƣu thế trội của nó trong chừng mực để có thể phối hợp với các chức năng khác.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện ninh giang – tỉnh hải dương (Trang 32 - 35)