Thực trạng hoạt động học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện ninh giang – tỉnh hải dương (Trang 45 - 49)

Yêu cầu cao của đổi mới phƣơng pháp dạy học hình thành cho học sinh kỹ năng tự học và kỹ năng hợp tác với ngƣời khác. và để có đƣợc những kỹ năng đó, giáo viên chính là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn để học sinh có thể phát huy toàn diện những kỹ năng cơ bản này.

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã điều tra khảo sát sơ bộ ở tất cả 29 trƣờng THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang bằng phƣơng pháp phát phiếu điều tra, phỏng vấn giáo viên và học sinh, dự giờ, thăm lớp để nắm đƣợc thực trạng của tình hình học tập tại các trƣờng này.

Một là: Tìm hiểu thêm từ góc độ HS về thực trạng các hoạt động dạy tích cực của giáo viên.

Hai là: Tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của học sinh

Kết quả thu đƣợc từ phiếu thăm dò cùng những thông tin thu đƣợc qua trao đổi, toạ đàm với giáo viên, học sinh, những kết luận thu đƣợc qua dự giờ, thăm lớp đã cho thấy những biểu hiện cụ thể về thực trạng hoạt động học của học sinh tại các trƣờng trên cụ thể nhƣ sau:

*.V ề mục đích và động cơ của học tập

Qua thăm dò bằng phiếu điều tra 365 học sinh của 29 trƣờng THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang.

Bảng 2.7 :Nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động học tập

ST T Nội dung Mức độ thực hiện Rất đồng ý Đồng ý Băn khoăn SL % SL % SL %

1 Học là để thi và kiểm tra đạt kết

quả cao. 302 83 63 17

2 Học là để ghi nhớ tài liệu và nắm

kiến thức có hệ thống. 185 51 179 49

3

Học là để vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập và vận dụng vào thực tiễn.

157 43 191 52

4 Học để làm phong phú thêm hiểu

biết cho mình. 53 15 138 37 174 48

Những số liệu trên cho thấy, phần lớn học sinh vẫn chƣa hiểu rõ mục đích của việc học. Đa số cho rằng học là để đối phó với các kỳ thi, kiểm tra của thầy, chƣa thấy đƣợc sự học có vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ, tái

hiện, nắm kiến thức có hệ thông. Số học sinh nhận thức Học là biện pháp quan trọng nhất làm phong phú thêm hiểu biết cho mình là thấp (Chỉ có 50%)

Thứ hai, về mức độ thƣờng xuyên sử dụng các kỹ năng học tập cho thấy:

+ Vấn đề xác định động cơ, thái độ học tập của học sinh chƣa rõ ràng: Chỉ có 47% học sinh thƣờng xuyên tự tìm ra niềm vui, hứng thú học tập cho mình và có thái độ nghiêm túc với việc học tập, còn lại tới 43% học sinh không hề thực hiện thao tác này.

Về việc tự xây dựng kế hoạch tự học, qua điều tra cho thấy: Học sinh ít xây dựng kế hoạch học tập: Qua điều tra 365 HS cho thấy

Bảng 2.8: Thực trạng về kỹ năng tự học của học sinh

STT Nội dung Mức độ đạt đƣợc Thƣờng Xuyên Thỉnh thoảng Không, ít thực hiện SL % SL % SL %

1 Học sinh tự xây dựng cho mình kế

hoạch hàng ngày

122 33 167 46 76 21

2 Học sinh tự xác định tiến độ học tập

theo kế hoạch

97 26 163 45 105 29

3 Học sinh lựa chọn và xây dựng

phƣơng pháp học tập cho mình

98 27 154 42 113 31

4 Học sinh tự điều chỉnh, bổ sung kế

hoạch học tập

56 15 124 34 185 51

5 Học sinh tự đánh giá,rút kinh nghiệm

về thực hiện kế hoạch học tập

56 15 94 26 215 60

Có 21% học sinh không tự xây dựng cho mình kế hoạch hàng ngày, hầu hết là các em thực hiện theo kế hoạch học tập do thầy và nhà trƣờng đặt ra.Có 29% học sinh không tự xác định tiến độ học tập theo kế hoạch;Có 31% không lựa chọn và xây dựng phƣơng pháp học tập cho mình;.51% không có sự tự

điều chỉnh, bổ sung kế hoạch học tập; 60% không tự đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện kế hoạch tự học.

Qua đó chƣa thấy học sinh chƣa quan tâm và chƣa thấy rõ vai trò của lập và thực hiện kế hoạch học tập của cá nhân, chỉ có bộ phận nhỏ từ 35% học sinh quan tâm và làm việc này tuy vẫn ở mức độ thấp.

Kết hợp phiếu hỏi và phỏng vấn 265 CBQL và giáo viên của 29 trƣờng THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang về vấn đề tự học của học sinh, các thầy cô giáo đều có ý kiến chung:

- Đa số ý kiến cho rằng: Học sinh bị lệ thuộc lớn vào kế hoạch học tập của thầy giáo và nhà trƣờng. Học sinh chƣa coi trọng và chƣa thƣờng xuyên chủ động, tự giác trong học tập.

78% ý kiến cho rằng học sinh ít quan tâm tới rèn luyện các kỹ năng tự hoạt động cho mình, chủ yếu vấn là học thuộc những điều thầy giáo đã cung cấp, họ ít tự mình tìm tòi, khám phá, 90% cho rằng học sinh quá thụ động trong học tập .

Nhƣ vậy, qua khảo sát, trao đổi, phỏng vấn, quan sát, chúng tôi thấy thực trạng của vấn đề tự học của học sinh có những nhƣợc điểm sau:

Một là, học sinh chƣa xác định đƣợc vai trò của hoạt động tự học nên chƣa đặt vấn đề tự học đùng vị trí của nó. Do chƣa xác định đƣợc vai trò của tự học nên việc tự xây dựng động cơ, thái độ tự xây dựng phƣơng pháp học tập, tự xây dựng kế hoạch học tập còn rất hạn chế. học sinh thƣờng rất thụ động trong học tập.

Hai là, việc vận dụngcác kĩ năng tự học cơ bản: học sinh vận dụng ở mức độ thấp, sử dụng klhông thƣờng xuyên; khả năng tự mình phát hiện vấn đề hết sức hạn chế do học sinh ít tự học. Cách học phổ biến hiện nay vấn là tiếp nhận các kiến thức mà thầy đã cung cấp, hoặc là học theo kiểu bắt chƣớc.

Ba là, số học sinh có kĩ năng tự học tƣơng đối vững chắc và thƣờng xuyên học tập theo cách này rất ít. Kể cả số học sinh có học lực khá kết quả

học tập tƣơng đối cao cũng chƣa chú ý rèn luyện và phát triển năng lực tự học cho mình.

Chính những nhƣợc điểm này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng là học sinh chƣa chủ động trong học tập nên chất lƣợng, hiệu qủa đào tạo chƣa cao, chủ yếu học để đối phó với các kì thi và kiểm tra của thầy. Đây cũng là một vấn đề rất khó khăn cho việc thực hiện đổi mới PPDH khi học sinh không có kĩ năng tự học và không đƣợc hợp tác để phát huy năng lực bản thân.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện ninh giang – tỉnh hải dương (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)