Thực trạng hoạt động dạy và học ở các trường THCS huyện Ninh Giang.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện ninh giang – tỉnh hải dương (Trang 41 - 45)

2.2.1. Thực trạng hoạt động dạy và học ở các trường THCS huyện Ninh Giang. Giang.

Để nắm đƣợc tình hình của việc dạy hiện nay, đặc biệt là tinh thần đổi mới PPDH, chúng tôi đã dùng phƣơng pháp điều tra (phát phiếu hỏi) đối với 265 giáo viên và các cán bộ quản lý trƣờng THCS trên địa bàn huyện

Bảng 2.5: Về việc vận dụng, sử dụng PPDH của giáo viên ở các trƣờng THCS STT Nội dung Mức độ thực hiện Thƣờng

xuyên Đôi khi Không,

rất ít

SL % SL % SL %

1 Sử dụng những câu hỏi gây tò mò hơn

là chỉ cung cấp dữ liệu. 164 62 86 32 15 6

2 Tận dụng khả năng sáng tạo và biểu

đạt của học sinh. 158 60 107 40 0 0

3 Thƣờng xuyên thay đổi hoạt động của

học sinh. 112 42 114 43 39 15

4

Thƣờng xuyên xem xét các công việc của học sinh để tìm hiểu mức độ học của học sinh.

128 48 122 46 15 6

5

Biểu dƣơng những thành công của học

sinh dù là nhỏ nhất . 182 69 83 31 0 0

6 Đặt ra mục tiêu học của học sinh . 122 46 121 46 22 8

7 Kích thích tƣ duy và hứng thú học tập

của học sinh . 246 93 19 7 0 0

8 Học sinh đƣợc khuyến khích học tập

tự do đặt câu hỏi . 65 25 137 52 63 24

Qua phiếu điều tra chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên thƣờng xuyên áp dụng một số biện pháp và kết quả về việc áp dụng các biện pháp để phát triển năng lực học tập

Về mặt tạo hứng thú, dù có 93% giáo viên thƣờng xuyên quan tâm tới việc động viên học sinh trong học tập, nhƣng trong thực tế các thủ pháp để phát triển năng lực tự học trong dạy học còn thấp.Tỷ lệ giáo viên quan tâm

đến phát huy tính tích cực của HS trong học tập tƣơng đối cao nhƣng vẫn còn một bộ phận giáo viên chƣa quan tâm. Những hạn chế này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng chất lƣợng học tập của học sinh ở một số trƣờng THCS huyện Ninh Giang là còn thấp nhƣ THCS Vạn Phúc,Quang Hƣng,Đông Xuyên...

+ Về việc dạy cho học sinh các kỹ năng học tập:

Qua số liệu điều tra sơ bộ, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:Số liệu về số giáo viên thƣờng xuyên áp dụng trong dạy học: Điều tra qua 265 giáo viên

Bảng 2.6: Thực trạng về định hƣớng của giáo viên cho hoạt động học tập của học sinh:

STT

Nội dung

Mức độ thực hiện Thƣờng

xuyên Đôi khi Không,

rất ít

SL % SL % SL %

1 Thông báo trƣớc nội dung cần học cho

học sinh. 215 81 50 19 0 0

2 Hƣớng dẫn cho học sinh nội dung cần

học, cần nghiên cứu. 189 71 64 24 12 5

3 Hƣớng dẫn cho học sinh kĩ năng tự

kiểm tra. 65 24 97 37 103 39

Qua số liệu điều tra cho thấy: Đa số giáo viên chƣa thƣờng xuyên rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập tích cực; Số giáo viên thƣờng xuyên sử dụng các thủ pháp dạy học tích cực . Hƣớng dẫn cho học sinh đọc trƣớc nội dung sẽ học, hƣớng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm tra...chiếm tỉ lệ còn thấp (24% ). Điều đó chứng tỏ việc sử dụng các PPDH tích cực, giúp học sinh biết tự học trong các trƣờng THCS Ninh Giang còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Qua dự giờ thăm lớp và phỏng vấn giáo viên, quản lí của một trƣờng nhƣ Đông Xuyên, Vạn Phúc, Quang Hƣng chúng tôi còn nhận thấy phổ biến trong các nhà trƣờng hiện nay vẫn đang sử dụng phƣơng pháp dạy học cũ: Thuyết trình, thầy đọc, trò ghi, thầy cung cấp kiến thức theo kiểu dạy của các đề thi, học trò là ngƣời tiếp thu thụ động, học thuộc và vận dụng vào giải các bài tập, các dạng bài tƣơng tự, chính cách dạy và học nhƣ trên, nên các yêu cầu của khâu kiểm tra vẫn nặng về đánh giá "Thuộc bài", hơn là phát huy khả năng sáng tạo của học trò nên kết quả học tập của HS không cao so với mặt bằng chung của huyện.

*Nhận xét thực trạng dạy và học ở các trường THCS huyện Ninh Giang:

Thứ nhất: nhận thức của giáo viên về đổi mới PPDH chƣa thật đầy đủ và họ chƣa thực sự thấy sự cấp thiêt của đổi mới PPDH. Vì vậy cách dạy vẫn nặng về PPDH cũ, thiên về truyền thụ một chiều để học trò hiểu khái niệm thông qua giảng giải của thầy và vận dụng vào các tình huống đã đƣợc lựa chọn mang tính mẫu. Học sinh hầu hết chỉ tiếp thu một cách máy móc, học những gì thầy dạy và nhớ những gì thầy yêu cầu phải nhớ.

Đối với đội ngũ giáo viên cao tuổi, không những " bảo thủ" về PPDH mà họ còn cho rằng không cần thiết phải thay đổi PPDH cũ, trong khi đó tâm lí, khả năng nhận thức của học sinh ngày nay có sự thay đổi lớn , bởi chúng sinh ra, lớn lên vào thời kì đất nƣớc, xã hội đã có nhiều đổi mới; có nhiều nguồn thông tin và lƣợng lớn thông tin về cuộc sống, về xã hội tác động tới nhận thức của các em ngay từ khi hình thành tính cách ở độ 3 tuổi. Điều đó đã tạo ra một khoảng cách về nhận thức giữa thầy và trò; giữa các thế hệ nhà giáo.

Thứ hai: chính sự nhận thức chƣa thật đầy đủ và chƣa thấy hết sự cấp thiết về đổi mới PPDH nên họ chƣa thực sự đầu tƣ nghiên cứu tìm hiểu và vận dụng vào trong dạy học hoặc rơi và sự lúng túng trong thực hiện đổi mới phƣơng pháp, chƣa quan tâm tới việc giúp học sinh tự mình phát hiện, khám phá, đi đến kết luận.

Thứ ba: chƣa đặt vấn đề tự học vào đúng vị trí của nó nên không chú ý đến hình thành các kĩ năng cơ bản cho học sinh là : kĩ năng tự học và kĩ năng hợp tác với ngƣời khác, điều này có ảnh hƣởng đến chất lƣợng học tập của học sinh.

Đây là điểm khó khăn trong chỉ đạo thực hiện trong đổi mới phƣơng pháp dạy học, bởi ngƣời dạy cần nhận thức đúng, hiểu biết đúng về đổi mới PPDH để từ đó vận dụng vào thực tế giảng dạy có hiệu quả. Và phải làm nhƣ thế nào để học sinh biết cách tự học, biết tìm ra kiến thức bằng hoạt động của chính mình và có năng lực tự thể hiện mình, năng lực hợp tác với nhau, có năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh.

Trong thực tế dạy và học hiện nay, bên cạnh những thuận lợi cơ bản ở trên, những khó khăn cũng không phải là nhỏ, đặc biệt là thái độ học tập, động cơ học tập của học sinh là khó khăn thách thức trong đổi mới phƣơng pháp dạy học. Để có những con ngƣời hoàn toàn chủ động trong học tập và học tập một cách tự giác, chủ động tìm tòi khám phá kiến thức là một trong việc làm không phải dễ dàng, đòi hỏi các nhà quản lý, các giáo viên giảng dạy cần phải có những biện pháp đồng bộ nhằm tạo đƣợc hiệu quả trong dạy học nói chung, đổi mới phƣơng pháp dạy học nói riêng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện ninh giang – tỉnh hải dương (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)