Vai trò của các bài thực hành địa lí nói chung và địa lí 12 nói riêng

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 42)

6. Cấu trúc của luận văn

1.1.5.2. Vai trò của các bài thực hành địa lí nói chung và địa lí 12 nói riêng

riêng

Bài thực hành được giảng dạy sau khi HS đã học các bài lí thuyết và có một số kĩ năng ban đầu. Giờ thực hành yêu cầu HS rèn luyện kĩ năng, những kĩ năng này được mô phỏng theo các phương pháp nghiên cứu khoa học và

được hình thành dần dần từng bước một cách tỉ mỉ, từ dễ đến khó, từ những hiểu biết ban đầu để đi đến chỗ nắm được các kĩ năng thuần thục, phục vụ cho việc vận dụng tri thức.

Kĩ năng thực hành địa lí là yêu cầu không thể thiếu được của việc học môn Địa lí bởi các kĩ năng là thước đo kết quả học tập của HS theo xu hướng dạy học tích cực.

Bài thực hành địa lí có hai mục tiêu cơ bản:

- Trước hết và quan trọng nhất là nhằm vào việc hình thành (hoặc rèn luyện) kĩ năng địa lí và kĩ năng vận dụng kiến thức của HS.

- Tiếp theo là củng cố hoặc vận dụng kiến thức

Mỗi bài thực hành được thực hiện trong bài học trên lớp với các nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu rõ ràng.

Do cấu trúc của kĩ năng có phần tri thức về kĩ năng và hoạt động hình thành kĩ năng, nên các quá trình thực hiện các bài thực hành cũng phải diễn ra theo hai giai đoạn tiếp nối nhau:

- Trang bị tri thức về kĩ năng mà HS cần được hình thành (hoặc rèn luyện) trong bài thực hành.

- Tổ chức cho HS hoạt động trên cơ sở khai thác các tri thức đã biết để hình thành kĩ năng.

Giai đoạn đầu tuy thời gian ngắn, nhưng rất quan trọng. Cần cho HS nhận thức rõ mục tiêu, yêu cầu, các nhiệm vụ phải thực hiện. Sau đó cung cấp mới (hoặc ôn lại) tri thức về kĩ năng cần phải thực hiện, hướng dẫn HS cách làm và có thể làm mẫu một số việc cần thiết. Khi có được các hiểu biết cần thiết, chuyển tiếp sang giai đoạn thực hiện các hoạt động thực hành.

Để giúp HS củng cố, phát triển được những kĩ năng đã lĩnh hội được, chúng ta cần yêu cầu các em phải sử dụng các kĩ năng địa lí đó trong các khâu học tập ở trên lớp và làm bài tập ở nhà.

đào tạo HS trong nhà trường. Nó có thể giúp HS nắm được kĩ năng cả về mặt lí thuyết cũng như hành động. Có thể nói đây là hình thức dạy kĩ năng chủ yếu và quan trọng nhất.

Rõ ràng muốn vận dụng được tri thức vào hành động thì cần phải có kĩ năng, mà kĩ năng xuất phát từ kiến thức, vì vậy muốn hình thành cho HS được kĩ năng, nhất thiết phải làm cho HS vừa có kiến thức lí thuyết vừa có kiến thức hành động.

Thực hành là một loại bài học dạy về kĩ năng, trong đó có hai nhiệm vụ: Cung cấp kiến thức lí thuyết làm cơ sở cho kĩ năng và cung cấp kiến thức hành động của kĩ năng.

Trước đây, trong chương trình và SGK Địa lí thường mới chỉ chú trọng đến các bài dạy kiến thức, mà chưa chú ý đến các bài thực hành, nên tỉ lệ các bài thực hành thường quá thấp.

Nội dung các bài thực hành cũng tuỳ tiện, nhiều khi đơn điệu, thiếu hệ thống và chưa được sắp xếp theo một trình tự từ dễ đến khó, chưa bao quát được hết các loại kĩ năng cần thiết.

Một quan niệm khá phổ biến, xuất phát từ phương pháp dạy học truyền thống, cho rằng thực hành chỉ là một bài học vận dụng tri thức, có mục đích củng cố kiến thức và kĩ năng đã học. Với quan niệm đó bài thực hành không đem lại kiến thức gì mới cho HS, cũng không làm cho HS thấy hứng thú. Khi dạy bài thực hành GV thường coi nhẹ và xem nó như một bài tập tự làm bình thường của HS, GV không cần chuẩn bị cũng không cần soạn giáo án, nhiều GV dạy bài thực hành cũng giống như dạy bài lí thuyết. Quan niệm về bài thực hành như vậy thực ra không đúng.

Dạy các bài thực hành cũng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, soạn giáo án đầy đủ, vì dạng bài này vừa có kiến thức lí thuyết, vừa có kĩ năng. Đây không phải là một dạng bài củng cố về kiến thức, kĩ năng đã học, mà là một dạng bài cung cấp những kiến thức mới về một loại kĩ năng mà HS chưa biết.

Trong quá trình dạy và học, chúng ta phải đặc biệt quan tâm tới việc hình thành kĩ năng cho HS, có vậy, thì HS mới có thể khai thác được kiến thức địa lí qua các nguồn tri thức và GV mới có thể vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm.

Các tri thức địa lí được dạy trong nhà trường phổ thông gồm một hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo địa lí được lựa chọn sắp xếp theo một lôgic nhất định trong hệ thống tri thức của khoa học Địa lí, phù hợp với chương trình và mục tiêu đào tạo, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi... nhằm cung cấp một dung lượng kiến thức và giáo dục theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Đổi mới phương pháp dạy học và học bài thực hành địa lí, hoàn thiện các kĩ năng cần thiết là cơ sở áp dụng vào thực tiễn cuộc sống sau này cũng như học tập ở các bậc học tiếp theo.

Chương trình, SGK Địa lí 12 hiện nay đã có nhiều đổi mới về cơ bản, nhằm cung cấp hệ thống kiến thức về Địa lí Tổ quốc. Những nội dung chính của chương trình không có nhiều khác biệt giữa Chương trình Chuẩn và Chương trình Nâng cao. Về cấu trúc chương trình bao gồm các nội dung:

- Việt Nam trên đường Đổi mới và hội nhập - Địa lí tự nhiên

- Địa lí dân cư - Địa lí kinh tế - Địa lí địa phương - Ôn tập và kiểm tra

Mỗi phần có một vai trò nhất định trong việc trang bị kiến thức cho HS để tạo nên chương trình tổng thể, tương đối hoàn chỉnh về Địa lí Tổ quốc trên cơ sở kế thừa và phát triển chương trình Địa lí ở THCS.

Về cấu trúc Chương trình Chuẩn gồm 45 bài, trong đó có 35 bài lí thuyết và 9 bài thực hành. Chương trình Nâng cao gồm 62 bài trong đó có 15 bài

thực hành. Như vậy có 2 loại bài trong SGK Địa lí 12, đó là các bài lí thuyết và các bài thực hành.

Vì đây là lớp cuối cấp, nên các bài lí thuyết và thực hành đều hướng tới mục tiêu nhằm tạo điều kiện cho HS tự học, tự ôn tập để nắm vững kiến thức cơ bản.

Việc tăng cường chú trọng bài thực hành trong giảng dạy địa lí là lựa chọn tối ưu với tình hình thực tế hiện nay. Khối lượng tri thức của khoa học Địa lí ngày càng tăng nhanh mà khả năng tiếp thu có giới hạn, thời gian dành cho học tập địa lí trong nhà trường phổ thông lại ít (1-2 tiết/ tuần) nên HS không có khả năng nắm hết những kiến thức cơ bản, hiện đại nhất phù hợp với yêu cầu thực tế xã hội và đất nước.

Các bài thực hành được giảng dạy sau khi HS học các bài lí thuyết và đã có một số kĩ năng ban đầu, giờ thực hành yêu cầu HS rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo, các thao tác thành thạo và phát huy tính năng động, sáng tạo trong học tập. Kĩ năng thực hành địa lí là một phần thước đo kết quả học tập của HS.

Tóm lại, chương trình và SGK Địa lí 12, quan điểm về dạy thực hành địa lí đã có chuyển biến tích cực, nhưng trong đó cách dạy để đạt hiệu quả tối ưu các bài thực hành là yếu tố quan trọng giúp HS phát huy năng lực trí tuệ, tư duy sáng tạo, tìm tòi, đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS là khởi nguồn cho khả năng thích ứng nhanh chóng với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế của nước ta trong thời kì CNH-HĐH đất nước, phát huy khả năng làm việc độc lập của người học, đặt nền móng cho quá trình tự học, tự nghiên cứu bền bỉ suốt cuộc đời.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)