6. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Kế thừa và phát triển các kĩ năng thực hành địa lí
Rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS là một quá trình lâu dài và phức tạp, trải ra suốt 7 năm, từ lớp 6 đến lớp 12. Đối tượng HS nhiều lứa tuổi, khác nhau về trình độ nhận thức, về hứng thú, nhu cầu, về vốn kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, về kinh nghiệm sống. Vì thế phải căn cứ vào các loại đối tượng, căn cứ vào chương trình và SGK của từng cấp, từng lớp mà định ra ngay từ đầu năm học các loại kĩ năng cần rèn luyện và mức độ yêu cầu cần đạt được với mỗi cấp, mỗi lớp đó.
Sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi ý kiến, bàn bạc tập thể giữa GV địa lí ở các lớp, trước hết là cùng cấp học, ngay từ khi vạch kế hoạch và trong cả quá trình rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS là việc làm rất có lợi và không thể thiếu được, vì đây là một vấn đề phức tạp và cũng còn mới mẻ cần có trí tuệ tập thể và cần phải đảm bảo tính kế thừa và tính phát triển giữa các lớp, lớp dưới chuẩn bị cho lớp trên, lớp trên tiếp tục phát triển những kết quả đã đạt được ở lớp dưới.
Việc đổi mới phương pháp, rèn luyện kĩ năng địa lí cần phải bắt đầu ngay từ lớp đầu cấp và được tiến hành liên tục giữa các lớp, chỉ cần ngắt quãng ở một lớp nào đó thì lên lớp tiếp theo sẽ không có cơ sở để tiếp tục đổi mới phương pháp và rèn luyện kĩ năng, nếu có làm thì cũng mất rất nhiều thời gian và không thể đạt được kết quả như mong muốn.
Nói chung, muốn đổi mới phương pháp và rèn luyện kĩ năng cho HS một cách có hiệu quả thực sự thì phải tiến hành đồng bộ ở các lớp, phải gây được phong trào lôi cuốn GV bộ môn và HS tham gia. Nếu chỉ một vài GV tiến hành rèn luyện kĩ năng cho HS thì kết quả sẽ rất hạn chế, không được chuẩn bị từ lớp dưới, nếu có thu được một vài kết quả thì lên lớp trên cũng sẽ không được tiếp tục phát triển, cuối cùng HS sẽ quên hết
2.2.2. Dựa vào đặc điểm, chƣơng trình SGK Địa lí 12 và mục đích, yêu cầu của bài thực hành
Về kiến thức: tiếp tục hoàn thiện kiến thức của học sinh về Địa lí Việt Nam. HS cần nắm được các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và một số vấn đề đang được đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tự nhiên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển kinh tế- xã hội.
Về kĩ năng: tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng địa lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS, đó là tư duy tổng hợp gắn với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất. Các kĩ năng cụ thể đó là:
- Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự vật và hiện tượng địa lí
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, lát cắt, số liệu thống kê - Thu thập, xử lí và trình bày các thông tin địa lí
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí để ứng dụng vào thực tiễn của cuộc sống
Về thái độ, tình cảm: làm giàu thêm ở HS tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự cường dân tộc và niềm tin vào tương lai đất nước, dân tộc, củng cố cho học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, xây dựng kinh tế- xã hội ở quê hương.
Đối với Chương trình Nâng cao, ngoài mục tiêu (kiến thức, kĩ năng, thái độ- tình cảm) như trên còn thêm mục tiêu khác là đáp ứng nhu cầu của những HS có thiên hướng về khoa học xã hội và nhân văn, tạo điều kiện để giúp các em tiếp tục học lên bậc học cao hơn trong lĩnh vực khoa học này, đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng một bộ phận HS có khả năng học tập tốt môn Địa lí.
Về cấu trúc, chương trình và SGK Địa lí phổ thông dựa trên quan điểm hệ thống được thiết kế theo kiểu đồng tâm có sự nối tiếp nâng cao các kiến thức từ Tiểu học đến THCS, sau đó là THPT.
đòi hỏi HS không chỉ nhận biết, mà còn phải giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên và KT-XH, ở việc lựa chọn và trình bày các nội dung dưới hình thức các vấn đề. Các kĩ năng được nâng cao hơn nhiều, với những bài tập đòi hỏi phải tổng hợp kiến thức và có nhiều thao tác tư duy, trình bày các báo cáo ngắn (viết hoặc nói trước lớp). Bên cạnh các bài tập cá nhân, các hoạt động theo nhóm được chú ý nhằm tăng cường khả năng hợp tác của HS
Địa lí 12 được cấu tạo theo các đơn vị kiến thức lớn, sắp xếp theo lôgic của khoa học và phù hợp với lôgic của quá trình dạy học với các nội dung:
Bài mở đầu (Bài 1) nhằm giới thiệu bối cảnh trong nước và quốc tế, những thành tựu đã đạt được trong công cuộc Đổi mới và hội nhập, những định hướng chính để nước ta tiếp tục Đổi mới và hội nhập
Phần Địa lí tự nhiên Việt Nam không chỉ đề cập đến các đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam, những quy luật phân hoá lãnh thổ tự nhiên, mà còn đánh giá tự nhiên như là các nguồn lực thường xuyên và cần thiết để phát triển KT-XH. Vì thế, các kiến thức về địa lí tự nhiên sẽ được củng cố và vận dụng khi học về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, cách trình bày các nội dung sẽ tạo ra một thể thống nhất cần thiết trong chương trình và SGK.
Địa lí dân cư đề cập đến những nét cơ bản về dân cư, lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống của dân cư lao động hiện nay. Phần này không chỉ nhấn mạnh dân cư vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ, mà còn cho HS thấy rằng việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư là mục tiêu xã hội của công cuộc Đổi mới và phát triển của nước ta.
Địa lí các ngành kinh tế được bắt đầu từ cái nhìn tổng quan về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trên nền của ba khu vực kinh tế lớn (khu vực I: nông, lâm, ngư nghiệp; khu vực II: công nghiệp - xây dựng; khu vực III: dịch vụ) các vấn đề phát triển và phân bố các ngành kinh tế đã được lựa chọn để phân tích, tổng hợp. Có thể nói, những kiến thức được chọn lọc để HS hiểu được cơ cấu ngành của nền kinh tế là nền tảng để HS nắm vững được các vấn
đề phát triển kinh tế- xã hội của các vùng.
Khi học về các vùng, chương trình chỉ đề cập đến các vấn đề tiêu biểu, được lựa chọn từ rất nhiều vấn đề phải giải quyết của các vùng lãnh thổ nước ta. Những vấn đề này có bản chất địa lí rõ nét và có ý nghĩa lâu dài.
Chương trình Địa lí 12 có sự khác nhau giữa Chương trình Chuẩn và Chương trình Nâng cao. Tuy nhiên sự khác nhau này không quá 20% về khối lượng kiến thức, được thể hiện:
- Về thời lượng, tương quan giữa hai chương trình là 52,5 tiết (Chương trình Chuẩn) và 70 tiết (Chương trình Nâng cao).
- Về nội dung, sự chênh lệch giữa hai chương trình được thiết kế theo hướng:
+ Thêm một vài nội dung trong Chương trình Nâng cao (ví dụ vấn dề sử dụng vốn đất, vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng...)
+ Hướng chủ yếu trong phân hoá giữa hai Chương trình về mức độ kiến thức. Điều đó có nghĩa là cùng một nội dung, nhưng lại có mức độ nông, sâu của kiến thức (ví dụ: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch...).
Dù là lớp cuối cấp THPT, nhưng SGK vẫn được cấu tạo thành các bài học tương đối độc lập, mỗi bài học đều có kênh chữ, kênh hình và số liệu minh họa, câu hỏi và bài tập.
Về kênh chữ do đây là lớp cuối cấp, môn Địa lí thường là môn thi tốt nghiệp THPT, môn thi tuyển sinh vào các trường Đại học và Cao đẳng khối C, nên không quá hạn chế về kênh chữ, nhằm tạo điều kiện cho HS tự học, tự ôn tập, kênh chữ và kênh hình được gia công để tạo thành thể thống nhất hữu cơ.
Về kênh hình chủ yếu là các sơ đồ, biểu đồ và bản đồ (hoặc lược đồ). Các hình minh hoạ phù hợp nhằm giúp HS tri giác nhanh, phát hiện được các xu thế chính, các đặc điểm chủ yếu nhất của sự vật, hiện tượng. Một số sơ đồ,
biểu đồ còn thể hiện cả mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng, các quá trình địa lí.
Các câu hỏi giữa bài và câu hỏi bài tập cuối bài là bộ phận hữu cơ trong SGK, không những dùng để chỉ ra những kiến thức cơ bản mà HS cần nắm vững mà còn dùng để rèn luyện kĩ năng, củng cố, mở rộng kiến thức, giúp HS có tác phong nghiên cứu.
Về thực hành, các bài thực hành địa lí được lồng ghép, tích hợp trong các bài lí thuyết, có thể là bài tập nhận thức hay bài tập rèn luyện kĩ năng. Bài thực hành trên lớp xét cho cùng là các bài học về tư duy, việc tổ chức các giờ học thực hành tốt là điều kiện để tăng cường hoạt động độc lập của HS (khi giao cho HS phải chuẩn bị trước một phần bài thực hành hoặc phải hoàn thành nốt bài thực hành ở nhà hoặc tăng cường hoạt động theo nhóm.
Bài thực hành trên lớp thường được coi là phần khó dạy hơn các bài lí thuyết. Mỗi bài thực hành có nội dung và mục tiêu nhất định đòi hỏi HS phải đạt được. Nhìn chung, GV thường ngại dạy các bài thực hành địa lí bởi phải đầu tư nhiều hơn từ giáo án đến đồ dùng và cách thức tổ chức thực hành trên lớp. Đối với HS thường coi giờ thực hành là giờ học phụ nên thường lười chuẩn bị, việc dạy và học các bài thực hành còn nhiều bất cập nhất là đối với những trường thiếu về cơ sở vật chất và HS nhận thức chậm.
Để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học, nhất là các bài thực hành, cần tránh kiểm tra kiến thức theo kiểu ghi nhớ máy móc, cần tạo nên sự đánh giá thống nhất trên cơ sở tiến tới xây dựng hệ thống chuẩn về kiến thức và kĩ năng của bộ môn. Các bài kiểm tra và cách thức kiểm tra cần tạo điều kiện để HS phát triển các năng lực xử lí thông tin, các thao tác kĩ năng thực hành, phát triển tư duy sáng tạo. Có như vậy kiến thức và kĩ năng HS lĩnh hội sẽ được bền vững hơn.
2.2.3. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của HS
về thể chất, tư duy lô gic, tư duy trừu tượng, sự hoài nghi khoa học, thích tranh luận tò mò, bước đầu đã có kinh nghiệm học tập, có ý thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập của mình. Đó là những thuận lợi cơ bản để GV có thể thực hiện qui trình rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS theo hướng tích cực
2.2.4. Dựa vào trình độ chuyên môn cũng nhƣ khả năng sƣ phạm của GV
Người GV phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng để có thể vận dụng được phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS. Thày thiết kế, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động học, trò thi công thông qua hệ thống các việc làm để đạt được hiệu quả cao nhất
2.2.5. Dựa vào cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng địa lí
Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng địa lí bao gồm SGK, hệ thống bản đồ giáo khoa và bản đồ treo tường, ALĐLVN, tranh ảnh, máy vi tính, máy chiếu Projecter, các cuốn bài tập thực hành địa lí 12…được trang bị khá đầy đủ tạo thuận lợi cho việc dạy- học thực hành. Nó còn giúp GV điều khiển hoạt động nhận thức của HS và là phương tiện HS học tập, lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng một cách tốt nhất
Thông qua việc sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học, GV giúp HS hiểu sâu tri thức lĩnh hội được, kích thích hứng thú nhận thức, năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp để rút ra những kết luận cần thiết. Các phương tiện thiết bị dạy học còn giúp GV có thêm những điều kiện thuận lợi để tổ chức, điều khiển các hoạt động nhận thức, thực hành cho HS một cách đầy đủ, sâu sắc, có hiệu quả cao hơn
2.3. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ QUA CÁC DẠNG BÀI THỰC HÀNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 12 (Chƣơng trình Chuẩn)
tiếp tục hoàn thiện kiến thức của HS về Địa lí Việt Nam, gồm cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế-xã hội, rèn luyện các kĩ năng nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS đó là tư duy tổng hợp gắn với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất, tư duy về mối liên hệ nhân quả, đây là chìa khoá, công thức để chúng ta tìm ra kiến thức mới.
Để hướng dẫn HS khai thác được những tri thức và rèn luyện kĩ năng trong các bài thực hành, GV cần phải chuẩn bị chu đáo theo trình tự sau:
- Trước hết cần nghiên cứu kĩ bài dạy, xác định rõ mục đích và các kiến thức trọng tâm của bài
- Lựa chọn những kiến thức, kĩ năng cần cho HS khai thác qua các nguồn tri thức để tự lĩnh hội và những kiến thức, kĩ năng dành cho GV thông báo
- Xác định và lựa chọn những nguồn tri thức cần thiết để HS khai thác, kể cả những nguồn phải cung cấp thêm
- GV hình dung trước cách khai thác tri thức của HS với những kĩ năng đã có, dự đoán những kĩ năng cần được hình thành mà HS còn thiếu. Với những kĩ năng đã có, HS có thuận lợi và khó khăn gì? Với các kĩ năng còn thiếu việc hướng dẫn ra sao?
GV lập kế hoạch tỉ mỉ cho quá trình hướng dẫn, bổ sung cho HS những kĩ năng còn thiếu. Ví dụ: Những kĩ năng còn thiếu là những kĩ năng gì? Bổ sung thêm cho HS những kĩ năng còn thiếu vào lúc nào? Hướng dẫn HS như thế nào?
Trong việc hướng dẫn HS khai thác tri thức, việc định hướng cho HS ngay từ lúc ban đầu là hết sức cần thiết, bởi vì với một nguồn tri thức có nội dung phong phú (ví dụ: bản đồ, bảng số liệu thống kê kinh tế...) thì có thể khai thác được nhiều nội dung với nhiều mục đích khác nhau. Để tránh cho HS khỏi lãng phí thời gian, vì đi lệch hướng, thì việc định hướng lúc đầu tuy ngắn gọn nhưng không thừa. Định hướng ở đây cũng không có nghĩa là nói cho HS biết cách làm cụ thể, mà chỉ gợi ý hoặc vạch cho HS biết hướng phải làm theo để
đi đến kết quả.
Để HS có khả năng chủ động trong học tập, GV cần hướng dẫn HS biết cách làm việc với SGK, nắm được trình tự làm việc với bản đồ, bảng số liệu, tài liệu tham khảo ...(tức là rèn luyện kĩ năng làm việc với các phương tiện học tập, kĩ năng khai thác kiến thức từ các nguồn tri thức...)
Một vài lưu ý về trình tự các bước trong việc phối hợp dạy kiến thức với rèn luyện kĩ năng:
- GV giới thiệu sơ đồ, lược đồ, bản đồ, Atlat, bảng số liệu...(phục vụ cho