Rèn luyện kĩ năng làm việc với số liệu thống kê và vẽ biểu đồ,

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 110)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.3.Rèn luyện kĩ năng làm việc với số liệu thống kê và vẽ biểu đồ,

nhận xét, giải thích

Các số liệu thống kê có ý nghĩa nhất định trong việc hình thành các tri thức về địa lí tự nhiên cũng như địa lí KT-XH. Nghiên cứu số liệu thống kê trong địa lí là nghiên cứu về mặt số lượng của hiện tượng địa lí, chúng có mối quan hệ mật thiết với chất lượng trong những điều kiện địa lí nhất định. Chúng “soi sáng và giải thích được nhiều khái niệm và quy luật địa lí”

Nhiều luận điểm, nhiều lí thuyết có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn khi có số liệu chứng minh. Ví dụ: khi dạy về một lãnh thổ, các số liệu về diện tích, độ cao của núi, các số liệu về KT-XH... làm cho sự hiểu biết về lãnh thổ, về KT-XH trở nên rõ ràng hơn.

Trong phần Địa lí KT-XH Việt Nam, nhờ những số liệu HS có thể xác định được cơ cấu của các ngành KT, giải thích được tốc độ tăng trưởng, trình độ phát triển của nước ta...

Khi HS được làm quen với phương pháp sử dụng và phân tích các số liệu là một trong những phương pháp làm tăng vốn hiểu biết về thực tiễn của các em, bởi vì các số liệu không chỉ có trong các tài liệu địa lí mà chúng còn được giới thiệu rộng rãi trên các báo, tạp chí, các tài liệu thông tin đại chúng.

Tuy nhiên số liệu gắn liền với các hiện tượng địa lí chỉ có tác dụng làm rõ hoặc làm chỗ dựa để nêu bật ý nghĩa của những tri thức địa lí chứ bản thân chúng không phải là tri thức địa lí.

Trong quá trình sử dụng các số liệu, GV cần bồi dưỡng cho HS năng lực so sánh, đối chiếu, phân tích. Ví dụ: so sánh sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người/ tháng theo các vùng qua các năm ở nước ta.

Các số liệu trong địa lí rất đa dạng, chúng được sử dụng trong các bài thực hành với các mục đích khác nhau. Trong các bài thực hành địa lí 12, các số liệu nhiều khi được tập hợp thành các biểu, bảng. Việc hướng dẫn cho HS đọc số liệu trong các biểu bảng cũng cần thiết cho việc khai thác tri thức. Trước

hết, cần hướng dẫn cho HS đọc tiêu đề của bảng, đề mục của các cột, đọc đơn vị và thời điểm đi kèm với các số liệu, cả những phần chú thích ở cuối bảng.

Trong khi phân tích nội dung bảng số liệu, cần hướng dẫn cho HS tìm ra những mối quan hệ giữa các số liệu, phân tích theo nội dung từng vấn đề thể hiện trong các cột số, theo hàng . Việc so sánh, đối chiếu các số liệu theo cột dọc, hàng ngang là hết sức cần thiết, để rút ra những nhận xét và kết luận

Tuy nhiên, HS cũng cần phải suy nghĩ, vận dụng những tri thức địa lí đã có, kết hợp với kĩ năng phân tích các số liệu để tìm ra được những tri thức địa lí mới.

Rèn luyện kĩ năng khai thác bảng số liệu có thể thực hiện theo quy trình sau:

- Đọc tên bảng số liệu và xác định mục đích của bảng nhằm giải quyết nội dung gì, vấn đề gì của bài, của chương.

- Đọc đề mục cột dọc, cột ngang, các đơn vị và thời gian của các nội dung trong đề mục.

- Phân tích, so sánh và đối chiếu các số liệu (sử dụng một số phép toán đơn giản, xử lí số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối để rút ra những nhận xét cần thiết).

- Các số liệu được sử dụng nhằm bổ sung kiến thức cho nội dung nào, phần nào của chương, đưa số liệu nào có tính thuyết phục nhất, có hiệu quả cao nhất làm minh chứng cho hiện tượng (phân tích và tìm mối liên hệ giữa các số liệu trong bảng).

- Tìm, phân tích mối liên quan giữa cột dọc và hàng ngang của bảng số liệu thống kê để phát hiện ra các quy luật của các đối tượng địa lí. Không được bỏ sót dữ liệu nào, vì các số liệu đã được khái quát hoá và có ý đồ rõ ràng.

- Cần bắt đầu phân tích từ số liệu có tính chất khái quát nhất (số liệu mang tính tổng thể) sau đó mới phân tích các số liệu thành phần. Tìm những giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, đặc biệt những số liệu mang tính đột biến (tăng hoặc giảm

rõ nhất).

Việc phân tích số liệu thống kê thường gồm 2 phần:

- Nhận xét về diễn biến và mối quan hệ của các số liệu, để thấy đặc điểm của các hiện tượng địa lí được biểu thị qua bảng số liệu. Nhận xét phải xuất phát từ cái chung, cái khái quát đến cái riêng, cái cụ thể và những đột biến của bảng số liệu. Khi nhận xét phải có số liệu minh chứng theo đơn vị của số liệu.

- Giải thích nguyên nhân của các diễn biến, mối quan hệ của các số liệu đó dựa vào vốn kiến thức và bài học để giải thích hiện tượng đó về sự phát triển, phân bố . Từ đó, rút ra được các quy luật vận động của các hiện tượng và đó là những kiến thức mới có thể khai thác từ bảng số liệu thống kê.

Một biện pháp thường được sử dụng trong các tài liệu địa lí và yêu cầu của các bài thực hành là chuyển các số liệu thành đồ thị và biểu đồ.

Đồ thị nói chung là sự thể hiện các số liệu bằng hình thức đồ hoạ, còn biểu đồ là sự biểu hiện các mối quan hệ giữa các số liệu bằng đồ thị. Từ trước đến nay, một số GV thường hiểu lầm rằng chỉ có những hình vẽ đường biểu diễn có hai trục toạ độ (kiểu toán học) mới là đồ thị (graphique), còn tất cả các hình vẽ biểu hiện các số liệu khác đều là biểu đồ (diagramme). Thực ra, nếu căn cứ vào các định nghĩa trên thì một số biểu đồ có thể coi là đồ thị, vì chúng đều là những hình thức biểu hiện các số liệu bằng đồ hoạ . Như vậy, chúng ta sẽ có: các đồ thị đường biểu diễn, các đồ thị hình tròn, hình vuông...

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa đồ thị và biểu đồ là: đồ thị chỉ là một phương tiện trực quan hoá các số liệu bằng hình vẽ, còn biểu đồ là phương tiện trực quan hoá các mối quan hệ về số liệu bằng hình vẽ. Ví dụ: hình vẽ biểu hiện cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt...

Nếu dựa vào bản chất của biểu đồ trong dạy học thì biểu đồ có thể phân ra các loại sau:

- Biểu đồ cơ cấu: biểu hiện những số liệu của các bộ phận trong tổng thể hoặc tỉ trọng của một hoặc nhiều thành phần so với tổng thể. Cách thể hiện có

thể trình bày bằng hình tròn, hình vuông, hình tam giác hoặc hình cột...

- Biểu đồ so sánh: dùng để so sánh những số liệu đã trực quan hoá của hiện tượng này với hiện tượng khác. Cách thể hiện có thể là hình tròn, hình cột...

- Biểu đồ động thái: dùng để nêu quá trình phát triển của các hiện tượng qua các số liệu đã được trực quan hoá. Cách thể hiện có thể là đường, miền (diện), biểu đồ kết hợp cột và đường...

Hiện nay dựa vào cơ sở toán học, người ta có thể phân ra các loại: biểu đồ đường biểu diễn, biểu đồ hình cột, hình tròn, hình vuông, biểu đồ miền...Tuy có nhiều loại, nhưng đối với HS phổ thông, các biểu đồ được dùng phổ biến hơn cả là biểu đồ đường biểu diễn, biểu đồ hình cột, hình tròn, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp cột và đường. Mỗi loại biểu đồ đều có công dụng riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: để biểu hiện sự phát triển của một ngành kinh tế, người ta có thể lấy các số liệu về số lượng sản phẩm trong từng thời gian, vẽ biểu đồ cột hay đường biểu diễn. Hai biểu đồ này đều đạt được mục đích là biểu hiện được tình hình phát triển của ngành kinh tế đó. Tuy nhiên giữa hai biểu đồ vẫn có sự khác nhau, biểu đồ hình cột có ưu điểm chính là làm nổi bật được mối tương quan về mặt số lượng sản phẩm trong từng thời gian, nhưng lại không làm rõ được đặc điểm của quá trình phát triển ngành kinh tế đó như biểu đồ đường biểu diễn.

Những số liệu khi được thể hiện thành biểu đồ, bao giờ cũng có tính trực quan làm cho HS tiếp thu tri thức được dễ dàng, tạo nên hứng thú trong học tập.

Trong dạy học địa lí, việc yêu cầu HS vẽ được các biểu đồ là một nội dung không thể thiếu được khi làm các bài tập và bài thực hành. Có vẽ được biểu đồ thì các em mới hình thành được kĩ năng, hiểu rõ được công dụng của từng loại biểu đồ, từ đó nắm vững cách phân tích, khai thác những tri thức địa lí.

Việc phân tích biểu đồ cũng tương tự như cách phân tích các số liệu nhưng khó hơn. Ở đây, HS vừa phải có kĩ năng đọc biểu đồ, vừa phải có những tri

thức về số liệu thống kê cũng như các tri thức địa lí.

Kĩ năng vẽ, phân tích biểu đồ có thể thực hiện theo quy trình sau:

- Xác định sử dụng số liệu đó để vẽ biểu đồ loại nào? Thể hiện bằng hình thức nào? Đơn vị số liệu là gì? Theo thời gian và không gian như thế nào?

- Xác định nội dung thể hiện của biểu đồ

- Phân tích các số liệu được thể hiện trên biểu đồ

- Xác định vị trí, vai trò của từng thành phần trong biểu đồ. Thành phần nào quan trọng mang nội dung chính

- Những nhận xét rút ra qua bảng số liệu và biểu đồ. Khi nhận xét nên nhận xét từ cái chung, cái khái quát nhất, nổi bật và toàn diện của bảng số liệu cũng như biểu đồ, sau đó nhận xét cái riêng, cái cụ thể và có tính chất đột biến

- Giải thích nguyên nhân tạo ra những diễn biến của bảng số liệu và biểu đồ theo thời gian và không gian

Khi nhận xét biểu đồ cần phải có số liệu minh chứng theo đơn vị của số liệu. Cách phân tích, nhận xét cũng giống như nhận xét bảng số liệu.

Ví dụ 1:

Bài 19. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hoá về thu nhập bình quân theo đầu ngƣời giữa các vùng

Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích sự phân hoá về bình quân thu nhập theo đầu người giữa các vùng theo qui trình sau:

Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của bài thực hành

GV cho HS đọc đầu bài và xác định yêu cầu của bài thực hành. Bài thực hành có 2 yêu cầu: chọn, vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân theo đầu người của các vùng ở nước ta, năm 2004; phân tích bảng số liệu để rút ra nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng giữa các vùng qua các năm

Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ thích hợp, phân tích, so sánh, nhận xét, giải thích nguyên nhân

- Gợi ý cho HS xác định loại biểu đồ thích hợp với bảng số liệu đã cho và yêu cầu của bài thực hành. Đưa ra các loại biểu đồ có thể vẽ được, lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất. Hướng dẫn do yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/ tháng của các vùng, năm 2004, nên dạng biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột (hoặc thanh ngang).

- Gọi 1 HS lên bảng vẽ biểu đồ, các HS khác vẽ vào vở thực hành.

- HS trao đổi biểu đồ cho nhau và nhận xét biểu đồ của nhau, kết hợp nhận xét biểu đồ trên bảng dưới sự hướng dẫn của GV. GV giới thiệu biểu đồ mẫu (xem Hình 2.4), HS quan sát biểu đồ mẫu, tự hoàn chỉnh biểu đồ.

484.4 379.9 265.7 488.2 317.1 414.9 390.2 833 471.1 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 C n ư c Đ ô n g B ắc T ây B ắc Đ n g b ằn g n g Hồng B ắc T ru n g B D u yên h ải N am Trung Bộ Tây N g u yên Đ ô n g N am B Đ n g b ằn g n g C u L o n g

Hình 2. 4. Biểu đồ thu nhập bình quân đầu ngƣời trên tháng của các vùng nƣớc ta, năm 2004.

Bƣớc 2. Phân tích, so sánh, nhận xét, giải thích nguyên nhân

HS làm việc theo nhóm đôi, dưới sự hướng dẫn của GV:

- So sánh các chỉ số theo hàng ngang để biết sự thay đổi mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng của các vùng qua từng năm, tính tốc độ tăng để biết sự khác nhau về tốc độ tăng giữa các vùng.

Trả lời câu hỏi: Thu nhập bình quân theo đầu người/ tháng của các vùng như thế nào? Cá biệt? (chú ý chọn một số vùng có chỉ số thay đổi lớn).

- So sánh các chỉ số theo cột dọc để tìm sự khác nhau về mức thu nhập bình quân theo đầu người/ tháng giữa các vùng qua các năm. Tính xem giữa vùng cao nhất và vùng thấp nhất chênh nhau bao nhiêu lần?

Trả lời câu hỏi: Sự chênh lệch về thu nhập bình quân giữa các vùng như thế nào? (chú ý: 3 vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên nhân của sự chênh lệch về mức thu nhập bình quân theo đầu người/ tháng giữa các vùng?

- Gọi một HS trình bày kết quả làm việc, một HS khác bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức qua kết luận:

+ Mức thu nhập bình quân theo đầu người/ tháng của các vùng đều tăng. Riêng Tây Nguyên có sự biến động theo chiều hướng giảm vào giai đoạn năm 1999- 2002, năm 2004 tăng lên đáng kể. Tốc độ tăng không đều (dẫn chứng).

+ Mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng giữa các vùng luôn có sự chênh lệch (dẫn chứng).

+ Nguyên nhân của sự chênh lệch: do các vùng có sự khác nhau về phát triển kinh tế và số dân

Ví dụ 2:

Bài 23. Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết về sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo qui trình sau:

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành

- GV cho HS làm rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và một số điểm cần lưu ý của bài thực hành

- Một số HS nêu sản phẩm của bài thực hành là gì. GV xác nhận ý đúng, sản phẩm của bài thực hành cần có là:

+ Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng. Vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng (%) và nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt

+ Các nhận xét về xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 2005

+ Các nhận xét về mối liên quan của sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp với sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp

Qua nội dung thực hành củng cố kiến thức đã học về ngành trồng trọt

Hoạt động 2: Bài tập 1.

Bƣớc 1. Xử lí số liệu vẽ biểu đồ

- GV hướng dẫn cách nhận dạng biểu đồ: Tuỳ theo yêu cầu của từng bài cụ thể mà cho HS thấy rằng, cùng một bảng số liệu, có thể có các yêu cầu vẽ các dạng biểu đồ rất khác nhau. Trong trường hợp này, bài thực hành yêu cầu vẽ biểu đồ đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng.

Tuy nhiên, cần lưu ý biểu đồ về tốc độ tăng trưởng (lấy năm gốc bằng 100%) chỉ áp dụng khi bảng số liệu đưa ra theo giá so sánh hoặc tính theo các đơn vị như ha (diện tích), tấn (sản lượng)...

- Bằng các câu hỏi kiểm tra kĩ năng, GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính tốc

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 110)