Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 121 - 123)

6. Cấu trúc của luận văn

3.6.2. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm

- Từ kết quả bài kiểm tra được tổng hợp cho thấy

Điểm dưới trung bình và trung bình của các lớp thực nghiệm có tỉ lệ thấp hơn các lớp đối chứng

Điểm khá, giỏi của các lớp thực nghiệm có tỉ lệ cao hơn các lớp đối chứng - Các bài thực hành trước đây HS và GV coi là giờ học phụ, ít chú ý trong quá trình học tập. Nhưng với việc đổi mới về phương pháp dạy học tích cực

có kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin các em đã chú ý tập trung vào giờ học một cách sôi nổi, do đó các em nắm vững một số kĩ năng thực hành địa lí, hiệu quả của giờ học thực hành được nâng lên rõ rệt

- Khi trao đổi với HS và GV tham gia thực nghiệm, các ý kiến tập trung vào một số vấn đề sau:

+ Đối với GV: rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực và rất cần thiết, điều đó giúp GV và HS làm việc một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Đồng thời rèn luyện được tư duy lô gic, liên hệ phân tích, tổng hợp kiến thức…Qua đó đổi mới được nội dung và phương pháp dạy học địa lí phù hợp với yêu cầu mới của xã hội hiện nay.

HS được rèn luyện kĩ năng địa lí thì có khả năng nắm bắt kiến thức tốt, nhanh nhẹn, năng động hiểu bài chắc chắn hơn, làm bài kiểm tra có kết quả cao hơn, tỉ lệ điểm khá giỏi nhiều hơn. Nếu HS không được rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí, sẽ hạn chế hơn trong học tập, làm bài kiểm tra có chất lượng thấp hơn.

+ Đối với HS: dưới sự hướng dẫn của GV, các em hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo, nhằm chiếm lĩnh hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực học tập, các em được làm việc nhiều hơn. Các em hiểu và làm bài kiểm tra có kết quả cao hơn.

- Những khó khăn trong quá trình rèn luyện kĩ năng địa lí thông qua các bài thực hành địa lí 12:

+ Rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh là một quá trình lâu dài và phức tạp, được tiến hành liên tục từ THCS đến THPT. Trong một số trường hợp do ở các lớp dưới GV và HS chưa chú ý đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng địa lí, hoặc do quá trình này bị ngắt quãng ở một lớp nào đó, nên ở lớp 12 (lớp cuối cấp) việc rèn luyện kĩ năng mất rất nhiều thời gian và kết quả không được như mong muốn

+ Việc rèn luyện kĩ năng địa lí một mặt phải được đầu tư và quan tâm ở cả GV và HS trong khâu chuẩn bị bài cũng như quá trình lên lớp, học tập, mặt khác phải được đổi mới ở ngay cả trong khâu nhận thức

+ Rèn luyện kĩ năng địa lí thông qua các bài thực hành đòi hỏi mỗi HS phải có một cuốn bài tập thực hành địa lí, nên HS ở các huyện miền núi gặp khó khăn khi trang bị loại sách thực hành này.

Từ những kết quả trên đã khẳng định hiệu quả và sự cần thiết trong việc rèn luyện kĩ năng địa lí 12 thông qua các bài thực hành chính khóa. Để vừa phát huy được năng lực sư phạm, củng cố trình độ chuyên môn cho GV, từ đó phát huy năng lực tư duy, sự say mê, sự sáng tạo trong quá trình HS lĩnh hội hệ thống kiến thức. Cả hai yếu tố đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)