Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của HS

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 60)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của HS

về thể chất, tư duy lô gic, tư duy trừu tượng, sự hoài nghi khoa học, thích tranh luận tò mò, bước đầu đã có kinh nghiệm học tập, có ý thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập của mình. Đó là những thuận lợi cơ bản để GV có thể thực hiện qui trình rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS theo hướng tích cực

2.2.4. Dựa vào trình độ chuyên môn cũng nhƣ khả năng sƣ phạm của GV

Người GV phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng để có thể vận dụng được phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS. Thày thiết kế, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động học, trò thi công thông qua hệ thống các việc làm để đạt được hiệu quả cao nhất

2.2.5. Dựa vào cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng địa lí

Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng địa lí bao gồm SGK, hệ thống bản đồ giáo khoa và bản đồ treo tường, ALĐLVN, tranh ảnh, máy vi tính, máy chiếu Projecter, các cuốn bài tập thực hành địa lí 12…được trang bị khá đầy đủ tạo thuận lợi cho việc dạy- học thực hành. Nó còn giúp GV điều khiển hoạt động nhận thức của HS và là phương tiện HS học tập, lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng một cách tốt nhất

Thông qua việc sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học, GV giúp HS hiểu sâu tri thức lĩnh hội được, kích thích hứng thú nhận thức, năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp để rút ra những kết luận cần thiết. Các phương tiện thiết bị dạy học còn giúp GV có thêm những điều kiện thuận lợi để tổ chức, điều khiển các hoạt động nhận thức, thực hành cho HS một cách đầy đủ, sâu sắc, có hiệu quả cao hơn

2.3. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ QUA CÁC DẠNG BÀI THỰC HÀNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 12 (Chƣơng trình Chuẩn)

tiếp tục hoàn thiện kiến thức của HS về Địa lí Việt Nam, gồm cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế-xã hội, rèn luyện các kĩ năng nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS đó là tư duy tổng hợp gắn với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất, tư duy về mối liên hệ nhân quả, đây là chìa khoá, công thức để chúng ta tìm ra kiến thức mới.

Để hướng dẫn HS khai thác được những tri thức và rèn luyện kĩ năng trong các bài thực hành, GV cần phải chuẩn bị chu đáo theo trình tự sau:

- Trước hết cần nghiên cứu kĩ bài dạy, xác định rõ mục đích và các kiến thức trọng tâm của bài

- Lựa chọn những kiến thức, kĩ năng cần cho HS khai thác qua các nguồn tri thức để tự lĩnh hội và những kiến thức, kĩ năng dành cho GV thông báo

- Xác định và lựa chọn những nguồn tri thức cần thiết để HS khai thác, kể cả những nguồn phải cung cấp thêm

- GV hình dung trước cách khai thác tri thức của HS với những kĩ năng đã có, dự đoán những kĩ năng cần được hình thành mà HS còn thiếu. Với những kĩ năng đã có, HS có thuận lợi và khó khăn gì? Với các kĩ năng còn thiếu việc hướng dẫn ra sao?

GV lập kế hoạch tỉ mỉ cho quá trình hướng dẫn, bổ sung cho HS những kĩ năng còn thiếu. Ví dụ: Những kĩ năng còn thiếu là những kĩ năng gì? Bổ sung thêm cho HS những kĩ năng còn thiếu vào lúc nào? Hướng dẫn HS như thế nào?

Trong việc hướng dẫn HS khai thác tri thức, việc định hướng cho HS ngay từ lúc ban đầu là hết sức cần thiết, bởi vì với một nguồn tri thức có nội dung phong phú (ví dụ: bản đồ, bảng số liệu thống kê kinh tế...) thì có thể khai thác được nhiều nội dung với nhiều mục đích khác nhau. Để tránh cho HS khỏi lãng phí thời gian, vì đi lệch hướng, thì việc định hướng lúc đầu tuy ngắn gọn nhưng không thừa. Định hướng ở đây cũng không có nghĩa là nói cho HS biết cách làm cụ thể, mà chỉ gợi ý hoặc vạch cho HS biết hướng phải làm theo để

đi đến kết quả.

Để HS có khả năng chủ động trong học tập, GV cần hướng dẫn HS biết cách làm việc với SGK, nắm được trình tự làm việc với bản đồ, bảng số liệu, tài liệu tham khảo ...(tức là rèn luyện kĩ năng làm việc với các phương tiện học tập, kĩ năng khai thác kiến thức từ các nguồn tri thức...)

Một vài lưu ý về trình tự các bước trong việc phối hợp dạy kiến thức với rèn luyện kĩ năng:

- GV giới thiệu sơ đồ, lược đồ, bản đồ, Atlat, bảng số liệu...(phục vụ cho nội dung bài học), cung cấp cho HS một số tri thức mới mà HS chưa biết, hoặc kiểm tra giúp HS tái hiện tri thức cũ nhưng cần cho bài học mới

- GV định hướng giúp cho HS quan sát bản đồ hoặc các đồ dùng học tập khác. Việc định hướng có thể dưới dạng câu hỏi dẫn dắt, gây cho HS chú ý vào vấn đề

- Từ kết quả quan sát, nếu cần có thể GV gợi ý thêm để giúp HS phát hiện vấn đề

- Nếu chỉ là kiến thức đơn giản, GV có thể thực hiện bằng cách chỉ định một vài HS phát biểu, sau đó GV sửa lại và nêu chính xác về kiến thức và kĩ năng của bài học. Nếu là kiến thức đòi hỏi sự giải thích hoặc chứng minh, GV đặt câu hỏi gợi ý, dẫn dắt giúp HS lí giải được vấn đề. Qua đó, GV chốt lại thành kiến thức và kĩ năng cần đạt

Dựa vào cơ sở trên, dạy – học một bài thực hành địa lí thường được tiến hành theo các bước sau:

- Làm cho HS nhận thức rõ mục tiêu, yêu cầu, các nhiệm vụ cần phải thực hiện, xác định được các bước đi và sản phẩm của mỗi bước, hình dung được sản phẩm của bài thực hành

- Cung cấp (tổ chức) cho HS tái hiện lại các kiến thức liên quan đến kĩ năng (các kiến thức lí thuyết làm cơ sở cho kĩ năng, các kiến thức về thực hành của kĩ năng, như qui trình, các thao tác chủ yếu). Có thể làm mẫu một

phần nội dung hoặc gợi ý trực tiếp các nội dung khó, phức tạp của bài thực hành (GV trực tiếp làm, hoặc hướng dẫn các HS khá, giỏi của lớp làm)

- HS cả lớp thực hiện bài thực hành (có thể theo hình thức cá nhân, nhóm hoặc cả lớp)

- HS tự đánh giá hoặc trao đổi bài thực hành đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá, đưa ra kiến thức chuẩn

Các bước của bài thực hành được phân chia rõ ràng để HS dễ theo dõi và thực hiện bài thực hành. Trên thực tế các bước này có thể được tiến hành kết hợp ngay trong từng hoạt động cụ thể của bài thực hành

Trong các bước trên, GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, còn HS chủ động, tích cực hoạt động để hoàn thành bài thực hành

Trong một số trường hợp, bài thực hành không được hoàn thành trọn vẹn trên lớp theo đúng thời gian qui định, đòi hỏi phải có sự giải quyết linh động thích hợp. Lí luận dạy học cho rằng, tiết học không phải hoàn toàn kết thúc sau 45 phút ở trên lớp. Do vậy không nhất thiết trong mọi trường hợp phải yêu cầu HS hoàn thiện bài thực hành ở trên lớp, mà có thể tiếp tục thực hiện ở nhà. GV cần có sự đánh giá cụ thể kết quả làm việc của HS vào thời gian thích hợp ở buổi học sau.

Dựa vào nội dung 9 bài thực hành, có thể phân chia các bài thực hành ra làm bốn dạng chính:

- Vẽ lược đồ Việt Nam, đây là cơ sở để tiến hành điền các đối tượng địa lí (tự nhiên, kinh tế) lên lược đồ

- Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số nội dung kiến thức theo yêu cầu, qua đó phát hiện các đặc điểm về tự nhiên, KT- XH, xác định các mối quan hệ không gian giữa các đối tượng và quá trình địa lí

- Làm việc với số liệu thống kê và vẽ biểu đồ thích hợp, rút ra những nhận xét cần thiết, kết hợp với vận dụng tri thức để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí

- Thu thập, xử lí, tổng hợp thông tin, viết báo cáo ngắn theo chủ đề cho trước

Từ đó, phân loạinhững kĩ năng địa lí cần phải rèn luyện cho HS gồm:

2.3.1. Rèn luyện kĩ năng vẽ lƣợc đồ Việt Nam

Trong chương trình địa lí 12, có những nội dung hoàn toàn mới và khó, một trong những nội dung đó là yêu cầu HS phải vẽ được lược đồ Việt Nam.

Yêu cầu vẽ được lược đồ Việt Nam trong giảng dạy và học tập địa lí là rất quan trọng và cần thiết. Những năm trước đây, trong các kì thi Đại học, Cao đẳng khi các trường tự ra đề thi, nội dung vẽ lược đồ Việt Nam và xác định trên lược đồ một số kiến thức theo yêu cầu đã được rất nhiều các trường lựa chọn và sử dụng trong đề thi của trường mình. Nhưng trong chương trình không có tiết dạy về nội dung này và cũng không có tài liệu hướng dẫn chính thức. Gần đây, vẽ lược đồ Việt Nam không bắt buộc, mà chỉ yêu cầu HS cần phải biết cách khai thác kiến thức trên bản đồ.

Hiện nay, do những đổi mới về nội dung, chương trình, trước những đòi hỏi mới của xã hội, tiết học vẽ lược đồ Việt Nam đã được đưa vào chương trình và có hướng dẫn thực hành cụ thể. Việc vẽ được lược đồ Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết, có tác dụng giúp cho HS có được tư duy không gian, biết thể hiện các hiểu biết của mình về Địa lí Tổ quốc bằng những lược đồ đơn giản. Hình ảnh Tổ quốc được in sâu vào trí nhớ, cũng là một cách để các em yêu Tổ quốc và tự hào về Tổ quốc. Bài thực hành vẽ lược đồ Việt Nam còn là cơ sở để tổ chức các bài thực hành điền các đối tượng tự nhiên, kinh tế- xã hội... lên lược đồ.

Ví dụ:

Bài 3. Thực hành: Vẽ lƣợc đồ Việt Nam

Rèn luyện kĩ năng vẽ lược đồ Việt Nam tiến hành theo quy trình sau:

Hoạt động 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành

của bài thực hành. Như vậy, bài thực hành có 2 yêu cầu:

- Nắm được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông và các đường tạo khung. Xác định được vị trí địa lí của nước ta và một số địa danh quan trọng

- Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần đất liền) và một số đối tượng theo yêu cầu

Lƣu ý: GV cho HS nắm rõ:

Yêu cầu vẽ được lược đồ Việt Nam trong SGK Địa lí 12 là rất quan trọng và cần thiết. Lược đồ Việt Nam có thể vẽ được trên mọi khổ giấy, kích thước tuỳ ý (không lệ thuộc vào tỉ lệ), nhưng phải tương đối chính xác và nhanh.

Trong thực tế giảng dạy có nhiều cách vẽ lược đồ Việt Nam (chủ yếu phần đất liền). Bài thực hành này lựa chọn cách vẽ lược đồ dựa trên hệ thống lưới ô vuông và một số điểm chuẩn nổi bật để vẽ đường biên giới và đường bờ biển.

Việc lựa chọn hệ thống lưới ô vuông để thể hiện lưới kinh, vĩ tuyến là rất phổ biến và tiện lợi trong việc vẽ lược đồ Việt Nam. Do vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên sự chênh lệch về độ dài giữa 10 vĩ tuyến và 10 kinh tuyến là không đáng kể.

Ở Xích đạo (00

) độ dài của 10 vĩ tuyến là 111,3 km, ở vĩ độ 100 là 109,6 km, ở vĩ độ 200 là 104,6 km. Trong khi đó chiều dài của 10 kinh tuyến từ Xích đạo đến vĩ độ 200

là 110,6 km, từ vĩ độ 200 đến vĩ độ 300 là 110,8 km

Việc xác định các điểm khống chế và các điểm khống chế đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình vẽ lược đồ. Cần xác định chính xác các điểm và các đường này, đồng thời thực hiện các thao tác một cách trình tự, không tùy tiện.

Hoạt động 2: Vẽ lƣợc đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống lƣới ô vuông và các điểm, các đƣờng khống chế

Bƣớc 1. Vẽ lưới ô vuông

vuông tương ứng với 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến, lưới ô vuông này thể hiện lưới kinh - vĩ tuyến từ 1020 Đ đến 1120Đ và từ 80

B đến 240B mà phần lớn lãnh thổ nước ta nằm trong đó. Quy ước trục tung là đường kinh tuyến 1020Đ, trục hoành là đường vĩ tuyến 80B.

Đánh số thứ tự theo trật tự từ trái qua phải (từ O đến E) tương ứng với các kinh tuyến 1020 Đ, 1040 Đ...1120 Đ và theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 0 đến 8) tương ứng với các vĩ tuyến 80

B, 100 B...240B. Chiều dài lược đồ bằng chiều dài tờ giấy thi (khổ giấy A4), GV nên hướng dẫn HS sử dụng thước nhựa dẹt có chiều dài là 30 cm, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước, tránh không phải đo chiều rộng mỗi ô là mấy cm.

Bƣớc 2. Xác định hệ thống kinh, vĩ tuyến. Các điểm khống chế và đường khống chế, nối lại thành khung thể hiện hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).

Trên cơ sở một lược đồ Việt Nam ứng với một lưới ô vuông như hình vẽ, GV gợi ý cho HS lựa chọn một số điểm chuẩn để các em sáng tạo các cách vẽ đường bờ biển và đường biên giới đất liền tương đối chính xác.

Ví dụ: Móng Cái nằm trên đường kinh tuyến 1080 Đ, Đèo Ngang có vĩ độ 180 B, thành phố Đà Nẵng có vĩ độ khoảng 160B, thành phố Lào Cai và đảo Phú Quốc nằm trên đường kinh tuyến 1040Đ...

Trong quá trình vẽ khung lược đồ, GV cần sửa chữa ngay các sai sót HS dễ mắc phải, nhất là khi xác định các điểm khống chế, vẽ các đường khống chế để xác định khung lãnh thổ.

Vị trí điểm chuẩn (điểm khống chế) chính được quy định bởi các cặp giá trị (A1/3, 51/3).

Ví dụ: A1/3= kinh độ A+ 1/3 độ dài 20 kinh (1 ô vuông) 51/3= vĩ độ A + 1/3 độ dài 20 vĩ (1 ô vuông)

Xác định toạ độ các điểm chuẩn từ I Apachải- Điện Biên (O, 7¼) đến điểm chuẩn XXII phía Tây Điện Biên (O1/3, 6 2/3). Có thể tham khảo bảng 2.1:

VỊ TRÍ CỦA 22 ĐIỂM CHUẨN

Địa danh điểm chuẩn: I (Apachải), II (thị xã Lào Cai), III (Lũng Cú- Hà Giang), VI (gần hang PắcBó), V (cực đông Cao Bằng), VI (phía bắc thành phố Lạng Sơn), VII (thị xã Móng Cái), VIII (phía Bắc Sầm Sơn), IX (phía bắc Cửa Lò), X (Sa Huỳnh- Quảng Ngãi), XI (mũi Dinh), XII (mũi Cà Mau), XIII (thị xã Rạch Giá), XIV (Phú Quốc), XV (phía bắc Bình Phước), XVI (tây nam Đăk Nông), XVII (tây bắc Quảng Nam), XVIII (cực tây Nghệ An), XIX (cực tây Thanh Hoá), XX, XXI (tây Sơn La), XXII (tây Điện Biên).

Bảng 2.1. Vị trí của các điểm chuẩn

Vị trí các điểm chuẩn I (O,71/4) II (A,71/4) III (A2/3,73/4) IV (B,71/2) V (B1/3,71/2) VI (B1/3,7) VII (C,63/4) VIII (B,6) IX (A3/4,51/2) X (C,71/2) XI (C2/3,13/4) XII (A1/3,O1/4) XIII (A1/3,1) XIV (A,1) XV (B1/2, 2) XVI (B2/3,2) XVII (B3/4,4) XVIII (A,51/2) XIX (A1/2,6) XX (A,61/2) XXI (O3/4,61/3) XXII (O1/3,62/3)

Xác định vị trí các điểm chuẩn trên hệ thống lưới ô vuông. Nối các điểm chuẩn để xác định khung lược đồ Việt Nam (xem Hình 2.1.)

Hình 2.1. Lưới ô vuông và các điểm khống chế, đường khống chế lãnh thổ Việt Nam phần đất liền

Bƣớc 3. Vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển để hợp lại thành khung lãnh thổ Việt Nam. (xem Hình 2.2)

Hướng dẫn các em cách nối từng đoạn biên giới một cách chi tiết và chính xác. Lưu ý đường biên giới trên bộ vẽ bằng nét đứt (----), đường bờ biển bằng nét liền mảnh, sử dụng nét mềm để chi tiết hoá đường biên giới trên đất liền và đường bờ biển gần đúng như thực tế. Có thể sử dụng cách vẽ sau

- Vẽ đoạn 1: từ điểm cực Tây (xã Sín Thầu, tỉnh Điện Biên) đến thành phố

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)