Thày thiết kế và tổ chức, trò thi công trong thực hành địa lí 12

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 44)

6. Cấu trúc của luận văn

1.1.5.3. Thày thiết kế và tổ chức, trò thi công trong thực hành địa lí 12

Khái niệm có bản chất hoạt động. Bài học (lí thuyết, thực hành) là một quá trình thày tổ chức cho trò hoạt động để lĩnh hội một khái niệm và kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó, trong một thời gian xác định, ở một trình độ phát triển nhất định (Hồ Ngọc Đại).

Định nghĩa trên xét trên góc độ phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm thì người thày đã mã hoá nội dung thực hành trên giấy, theo chỉ dẫn ghi trong bài thực hành, HS lần lượt làm theo chỉ dẫn dưới sự tổ chức hoạt động nhận thức của GV từ bước một đến bước cuối cùng trong thời gian quy định, sẽ hoàn thành một bài học thực hành.

Định nghĩa trên xét theo quan điểm bài toán nhận thức thì những “Điều đã cho” là các dữ kiện nêu lên trong bài thực hành, còn “Điều yêu cầu” là HS xử lí dữ liệu và nêu nhận xét, khái quát rút ra từ dữ liệu đã cho. Tất nhiên trong quá trình nhận xét và khái quát HS vẫn phải huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích luỹ trước đó.

Như vậy, để giúp HS tự mình lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề thì cần phải thiết kế các bài thực hành dưới dạng các bài toán nhận thức theo phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm. Ví dụ: Quy trình xây dựng bài toán nhận thức thông qua bài thực hành “Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hoá về thu nhập bình quân theo đầu ngươì giữa các vùng”.

Để tiến hành xây dựng bài toán nhận thức thông qua các bài thực hành địa lí thì cần phải xác định rõ mục đích bài học, kiến thức trọng tâm, điều đã cho và điều yêu cầu. Cụ thể cần phải đảm bảo các điều kiện:

- Một là, GV cần phải nhận biết được cái gì “đã biết”, và những cái “chưa biết”, trở ngại HS cần phải vượt qua trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới.

- Hai là, GV cần phải xác định rõ kết quả giải quyết mong muốn của mỗi hoạt động (chiếm lĩnh cái gì? rèn luyện kĩ năng nào? có thái độ và hành vi gì?) - Ba là, GV phải thiết kế được các nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề giao cho HS, sao cho HS sẵn sàng nhận nhiệm vụ đó. Trong mỗi nhiệm vụ cần phải có các yếu tố cơ bản sau:

+ Tư liệu cần cung cấp cho HS và gợi mở phương án trả lời. + Lệnh và câu hỏi đề ra cho HS

+ Hình thức tổ chức và thời gian để giải bài toán nhận thức

- Bốn là, GV cần phải dự đoán trước những đáp ứng có thể của HS, để tổ chức, điều khiển…quá trình nhận thức của HS đạt hiệu quả cao nhất.

Tóm lại, các bước tiến hành xây dựng và thiết kế bài toán nhận thức thông qua bài thực hành địa lí:

- Bước 1 – Xác định nội dung của hoạt động nhận thức (xác định điều đã biết, điều chưa biết, biện pháp thể hiện cái biết và chưa biết đó).

- Bước 2 – Xác định “cái cho” và “cái tìm” cho mỗi hoạt động nhận thức (quan sát cái gì? đọc thông tin nào? để làm gì?)

- Bước 3 – Xác định hình thức tổ chức và thời gian tiến hành giải bài toán nhận thức thông qua làm bài thực hành. Theo các nhà nghiên cứu, hình thức tổ chức các hoạt động có các dạng sau:

+ Công tác độc lập + Hoạt động theo nhóm + Làm việc chung cả lớp

- Bước 4 – Xác định thông tin phản hồi, chính xác hoá nội dung nhận thức. Cụ thể, GV cần phải xây dựng và thiết kế:

+ Nội dung: tìm hiểu cái gì ? đánh giá về vấn đề gì ?

+ Nhiệm vụ: vẽ lược đồ (điền vào chỗ trống), đọc bản đồ, vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích, tìm nguyên nhân…

+ Thời gian…phút

+ Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm, cả lớp

+ Thông tin phản hồi: nội dung kiến thức cần đạt được

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)