6. Cấu trúc của luận văn
3.5.3. Chọn lớp thực nghiệm
- Lớp không có sách thực hành
- Lớp lấy sách thực hành đã công bố (Lê Thông và nnk, Tập bản đồ- Bài tập và bài thực hành Địa lí 12. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2008)
- Lớp lấy bài thực hành mà tác giả luận văn soạn
- Các lớp tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng HS có trình độ ngang nhau.
Bảng 3.1. Trƣờng, lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm
STT Trường THPT Lớp Số HS Tổng số 1 Đại Từ TN A7 ĐC A8 ĐC A9 45 45 45 135 2 Thái Nguyên TN A1 ĐC A5 ĐC A3 51 48 50 149 3 Chuyên TN Hóa ĐC Sinh ĐC Tin 37 35 25 97
4 Dân lập Lương Thế Vinh TN A1 ĐC A2 ĐC A4 45 50 50 145
3.5.4. Phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả việc rèn luyện kĩ năng địa lí thông qua các bài thực hành địa lí 12, chúng tôi tiến hành như sau:
- Dự giờ, trao đổi với các GV và HS thực nghiệm
- Kiểm tra việc rèn luyện kĩ năng của HS bằng các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm ngay sau giờ học bằng phiếu học tập (phần phụ lục). Kết quả kiểm tra sẽ được hệ thống hóa bằng các bảng tổng hợp sau khi GV chấm bài của HS. Những câu hỏi kiểm tra và đáp án có nội dung như nhau ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
- Các bài kiểm tra ở các trường thực nghiệm được chấm theo biểu điểm thống nhất giữa người thực hiện đề tài và GV cộng tác thực nghiệm sư phạm
3.6. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.6.1. Kết quả thực nghiệm 3.6.1. Kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành thực nghiệm mỗi bài ở các trường, tác giả tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả và tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.2. Tổng hợp điểm kiểm tra của các lớp thực nghiệm
STT Bài thực
nghiệm TSHS
Điểm kết quả thực nghiệm
Chú thích < TB 1- 4 TB 5- 6 Khá 7- 8 Giỏi 9- 10 1 Bài 3 45 2 15 18 10 2 Bài 13 51 3 14 22 12 3 Bài 29 37 2 12 17 6 4 Bài 40 45 2 15 19 9 Tổng hợp chung 178 9 56 76 37 Tỉ lệ (%) 100 5,0 31,5 42,7 20,8
Bảng 3.3. Tổng hợp điểm kiểm tra của các lớp đối chứng có sách thực hành (đối chứng 1)
STT Bài thực nghiệm TSHS
Điểm kết quả đối chứng
Chú thích < TB 1- 4 TB 5- 6 Khá 7- 8 Giỏi 9-10 1 Bài 3 45 2 17 18 8 2 Bài 13 48 3 13 22 10 3 Bài 29 35 2 13 16 4 4 Bài 40 50 4 16 20 10 Tổng hợp chung 178 11 59 76 32 Tỉ lệ (%) 100 6,2 33,1 42,7 18,0
Bảng 3.4. Tổng hợp điểm kiểm tra của các lớp không có sách thực hành (đối chứng 2)
STT Bài thực nghiệm
TSHS
Điểm kết quả đối chứng
Chú thích < TB 1- 4 TB 5- 6 Khá 7- 8 Giỏi 9- 10 1 Bài 3 45 5 19 17 4 2 Bài 13 50 7 20 18 5 3 Bài 29 25 2 14 7 2
4 Bài 40 50 8 19 18 5
Tổng hợp chung 170 22 72 60 16
Tỉ lệ (%) 100 12,9 42,4 35,3 9,4
Kết quả kiểm tra của các lớp thực nghiệm và đối chứng được thể hiện (xem Hình 3.1) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 % <TB TB Khá Giỏi Loại Thực nghiệm Đối chứng 1 Đối chứng 2
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
3.6.2. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm
- Từ kết quả bài kiểm tra được tổng hợp cho thấy
Điểm dưới trung bình và trung bình của các lớp thực nghiệm có tỉ lệ thấp hơn các lớp đối chứng
Điểm khá, giỏi của các lớp thực nghiệm có tỉ lệ cao hơn các lớp đối chứng - Các bài thực hành trước đây HS và GV coi là giờ học phụ, ít chú ý trong quá trình học tập. Nhưng với việc đổi mới về phương pháp dạy học tích cực
có kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin các em đã chú ý tập trung vào giờ học một cách sôi nổi, do đó các em nắm vững một số kĩ năng thực hành địa lí, hiệu quả của giờ học thực hành được nâng lên rõ rệt
- Khi trao đổi với HS và GV tham gia thực nghiệm, các ý kiến tập trung vào một số vấn đề sau:
+ Đối với GV: rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực và rất cần thiết, điều đó giúp GV và HS làm việc một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Đồng thời rèn luyện được tư duy lô gic, liên hệ phân tích, tổng hợp kiến thức…Qua đó đổi mới được nội dung và phương pháp dạy học địa lí phù hợp với yêu cầu mới của xã hội hiện nay.
HS được rèn luyện kĩ năng địa lí thì có khả năng nắm bắt kiến thức tốt, nhanh nhẹn, năng động hiểu bài chắc chắn hơn, làm bài kiểm tra có kết quả cao hơn, tỉ lệ điểm khá giỏi nhiều hơn. Nếu HS không được rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí, sẽ hạn chế hơn trong học tập, làm bài kiểm tra có chất lượng thấp hơn.
+ Đối với HS: dưới sự hướng dẫn của GV, các em hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo, nhằm chiếm lĩnh hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực học tập, các em được làm việc nhiều hơn. Các em hiểu và làm bài kiểm tra có kết quả cao hơn.
- Những khó khăn trong quá trình rèn luyện kĩ năng địa lí thông qua các bài thực hành địa lí 12:
+ Rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh là một quá trình lâu dài và phức tạp, được tiến hành liên tục từ THCS đến THPT. Trong một số trường hợp do ở các lớp dưới GV và HS chưa chú ý đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng địa lí, hoặc do quá trình này bị ngắt quãng ở một lớp nào đó, nên ở lớp 12 (lớp cuối cấp) việc rèn luyện kĩ năng mất rất nhiều thời gian và kết quả không được như mong muốn
+ Việc rèn luyện kĩ năng địa lí một mặt phải được đầu tư và quan tâm ở cả GV và HS trong khâu chuẩn bị bài cũng như quá trình lên lớp, học tập, mặt khác phải được đổi mới ở ngay cả trong khâu nhận thức
+ Rèn luyện kĩ năng địa lí thông qua các bài thực hành đòi hỏi mỗi HS phải có một cuốn bài tập thực hành địa lí, nên HS ở các huyện miền núi gặp khó khăn khi trang bị loại sách thực hành này.
Từ những kết quả trên đã khẳng định hiệu quả và sự cần thiết trong việc rèn luyện kĩ năng địa lí 12 thông qua các bài thực hành chính khóa. Để vừa phát huy được năng lực sư phạm, củng cố trình độ chuyên môn cho GV, từ đó phát huy năng lực tư duy, sự say mê, sự sáng tạo trong quá trình HS lĩnh hội hệ thống kiến thức. Cả hai yếu tố đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung.
3.7. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Để tiến hành làm luận văn và thực nghiệm, tác giả đã tìm hiểu khả năng và nguyện vọng của cả GV và HS trong việc rèn luyện kĩ năng địa lí thông qua các bài thực hành địa lí 12. Do đó sau khi phân tích, tác giả đã lựa chọn 4 bài thực nghiệm đặc trưng cho 4 dạng kĩ năng địa lí cần phải có trong các bài thực hành chính khóa ở SGK, từ đó đưa ra qui trình rèn luyện kĩ năng địa lí cho mỗi dạng kĩ năng. Tuy nhiên, việc rèn luyện kĩ năng là quá trình liên tục và lâu dài, làm thế nào để HS học tập tốt và đạt kết quả học tập cao, thì không chỉ phụ thuộc vào việc rèn luyện kĩ năng mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác. Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm dưới đây:
- Muốn dạy tốt các bài thực hành thì người thày cần phải có ý thức trách nhiệm nghề nghiệp trong việc thực hiện chương trình nói chung, các bài thực hành nói riêng
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV thực nghiệm chỉ cần đạt yêu cầu trở lên là có thể hướng dẫn tốt các bài thực hành địa lí 12
- Mỗi GV cần tuân thủ đúng quy trình thực hành như đã thiết kế trong bài thực hành thì chất lượng bài học chắc chắn được nâng cao.
- Mỗi HS nhất thiết phải có phương tiện thực hành, đó là cuốn thực hành địa lí 12. Bởi vì, trong cuốn thực hành này tác giả đã mã hoá cái đã cho (thày thiết kế), yêu cầu HS đi tìm những kiến thức mới dưới sự dẫn dắt của GV (trò thi công). Mỗi một bài thực hành là một bài toán nhận thức kiến thức địa lí. Nếu không có cuốn bài tập thực hành, GV không thể tiến hành phương pháp dạy học tích cực được.
- Gìờ thực nghiệm tác giả đề tài cần tham dự để cảm nhận những kiến thức thực thi tốt, những kiến thức khi thực thi có khó khăn, những kiến thức cần phải biên soạn lại. Ngoài ra, cũng thấu hiểu những khó khăn của HS và GV khi thực hiện một bài thực hành địa lí.
- Nếu có điều kiện thời gian và kinh phí, thì nên tiến hành thêm các vòng thực nghiệm nữa để khẳng định kết quả một cách chắc chắn.
KẾT LUẬN
1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí, đổi mới về quan niệm dạy và học các bài thực hành, tìm ra giải pháp tối ưu dạy các bài thực hành địa lí 12 là vấn đề cần thiết và cấp bách trong tình hình chương trình và SGK hiện nay đã được đổi mới và triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Nhìn chung, trước đây chương trình và SGK chủ yếu là nội dung lí thuyết, các bài thực hành rèn luyện kĩ năng rất ít. Nhưng hiện nay để đáp ứng mục tiêu đào tạo mới của xã hội cần phải có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, các bài thực hành là thước đo sự thành công của người học, rèn luyện các thao tác tư duy, kĩ năng cần thiết, là hành trang xuyên suốt quá trình học tập và ứng dụng vào cuộc sống sau này.
Đổi mới phương pháp dạy và học đang là vấn đề đặt ra cho toàn ngành giáo dục và xã hội. Cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và đào tạo những con người hiện đại của thế kỉ XXI, tác giả đã thực hiện đề tài với mục đích góp phần vào xu hướng đổi mới trên.
Qua nghiên cứu và thực nghiệm tại các trường THPT tỉnh Thái Nguyên, dựa vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã thực hiện tốt các nội dung sau:
- Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu về rèn luyện kĩ năng địa lí để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài, cơ sở lí luận của đề tài chính là cơ sở tâm lí giáo dục của phương pháp dạy học tích cực – Lí luận hoạt động nhận thức.
- Dựa trên kết quả điều tra tình hình dạy học địa lí của các tác giả đi trước và thực tế điều tra ở một số trường THPH tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã hiểu rõ tình hình thực tế của tỉnh nhà, thấu hiểu những khó khăn và thuận lợi của đội ngũ GV và HS, biết được thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở
các trường phổ thông trong tỉnh và chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của Sở giáo dục – Đào tạo, từ đó xác định phương hướng và đề ra các biện pháp thực thi đề tài. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để áp dụng qui trình rèn luyện kĩ năng địa lí ở một số trường THPT.
Sau thời gian thực nghiệm kết quả như sau:
+ Đề tài tiến hành phù hợp với tình hình thực tế giảng dạy và học tập địa lí ở các trường THPT, phù hợp với xu hướng đổi mới về phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS, cũng như tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
+ Việc rèn luyện một số kĩ năng địa lí qua các bài thực hành đã góp phần củng cố kiến thức, rèn luyện các thao tác tư duy của HS cũng như củng cố và trang bị cho GV địa lí ở các trường THPT những kĩ năng nhất định khi giảng dạy các bài thực hành địa lí 12.
+ Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định các bài thực hành đã được đổi mới về cách dạy và cách học, phù hợp với xu hướng đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Qua đó hình thành qui trình dạy các bài thực hành theo hướng tích cực, vận dụng sáng tạo linh hoạt các phương pháp phù hợp với đặc điểm của nhà trường cũng như tâm, sinh lí của HS.
Nhân tố cơ bản quyết định thành công là phương pháp thày thiết kế chỉ đạo, trò thi công. Tích cực hóa các hoạt động nhận thức thông qua các bước, các việc làm, trên cơ sở khai thác vốn hiểu biết, kĩ năng đã có của HS để hình thành và hoàn thiện các kĩ năng mà chương trình yêu cầu.
2. NHỮNG TỒN TẠI
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên việc tiến hành thực nghiệm của tác giả chưa được nhiều và rèn luyện các kĩ năng địa lí qua các bài thực hành địa lí 12 còn hạn chế, cần phải tiếp tục nghiên cứu và trao đổi thêm với các GV và HS để có kết luận vững chắc hơn.
3. HƢỚNG MỞ RỘNG CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống kiến thức địa lí tồn tại song song với hệ thống kĩ năng địa lí, vì vậy nói đến hệ thống kiến thức địa lí bao giờ cũng nói đến hệ thống kĩ năng tương ứng. Hệ thống kĩ năng này phần được GV rèn luyện thông qua dạy học ở trên lớp, phần được rèn luyện thông qua các bài thực hành ở nhà, các buổi ngoại khóa, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là phần rèn luyện kĩ năng thông qua các bài thực hành chính khoá. Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo càng cao bao nhiêu thì càng tạo ra tiền đề cho chất lượng cao của các kiền thức địa lí bấy nhiêu. HS muốn nắm vững hệ thống kiến thức địa lí thì phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo địa lí; có như vậy mới có thể vận dụng vào cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường.
Đối với HS, nhiệm vụ quan trọng nhất là thực hiện hệ thống việc làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sao cho chuyển được hệ thống kiến thức địa lí nằm bên ngoài chủ thể vào trong đầu HS và trở thành tài sản riêng mình. Thông qua hệ thống việc làm, học sinh triển khai đầy đủ quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của nội dung bài học, môn học theo đúng cơ chế, giai đoạn của con đường nhận thức, con đường hình thành khái niệm khoa học.
GV và HS nếu nắm chắc bản chất của hệ thống kiến thức và kĩ năng kĩ xảo địa lí có thể vận dụng vào thực tế cuộc sống cũng như quá trình giảng dạy và học tập của mình, củng cố trình độ chuyên môn cho GV, từ đó phát huy năng lực tư duy, sự say mê, sự sáng tạo trong quá trình HS lĩnh hội hệ thống kiến thức. Cả hai yếu tố đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung.
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, đề tài không chỉ được sử dụng cho GV và HS lớp 12 THPT tỉnh Thái Nguyên, mà còn có thể áp dụng cho mọi GV và HS ở các bậc học và các cấp học khác.
4. KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn giáo dục, chúng tôi nêu lên một số kiến