Tiểu kết chƣơng 3

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 123 - 126)

6. Cấu trúc của luận văn

3.7.Tiểu kết chƣơng 3

Để tiến hành làm luận văn và thực nghiệm, tác giả đã tìm hiểu khả năng và nguyện vọng của cả GV và HS trong việc rèn luyện kĩ năng địa lí thông qua các bài thực hành địa lí 12. Do đó sau khi phân tích, tác giả đã lựa chọn 4 bài thực nghiệm đặc trưng cho 4 dạng kĩ năng địa lí cần phải có trong các bài thực hành chính khóa ở SGK, từ đó đưa ra qui trình rèn luyện kĩ năng địa lí cho mỗi dạng kĩ năng. Tuy nhiên, việc rèn luyện kĩ năng là quá trình liên tục và lâu dài, làm thế nào để HS học tập tốt và đạt kết quả học tập cao, thì không chỉ phụ thuộc vào việc rèn luyện kĩ năng mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác. Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm dưới đây:

- Muốn dạy tốt các bài thực hành thì người thày cần phải có ý thức trách nhiệm nghề nghiệp trong việc thực hiện chương trình nói chung, các bài thực hành nói riêng

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV thực nghiệm chỉ cần đạt yêu cầu trở lên là có thể hướng dẫn tốt các bài thực hành địa lí 12

- Mỗi GV cần tuân thủ đúng quy trình thực hành như đã thiết kế trong bài thực hành thì chất lượng bài học chắc chắn được nâng cao.

- Mỗi HS nhất thiết phải có phương tiện thực hành, đó là cuốn thực hành địa lí 12. Bởi vì, trong cuốn thực hành này tác giả đã mã hoá cái đã cho (thày thiết kế), yêu cầu HS đi tìm những kiến thức mới dưới sự dẫn dắt của GV (trò thi công). Mỗi một bài thực hành là một bài toán nhận thức kiến thức địa lí. Nếu không có cuốn bài tập thực hành, GV không thể tiến hành phương pháp dạy học tích cực được.

- Gìờ thực nghiệm tác giả đề tài cần tham dự để cảm nhận những kiến thức thực thi tốt, những kiến thức khi thực thi có khó khăn, những kiến thức cần phải biên soạn lại. Ngoài ra, cũng thấu hiểu những khó khăn của HS và GV khi thực hiện một bài thực hành địa lí.

- Nếu có điều kiện thời gian và kinh phí, thì nên tiến hành thêm các vòng thực nghiệm nữa để khẳng định kết quả một cách chắc chắn.

KẾT LUẬN

1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí, đổi mới về quan niệm dạy và học các bài thực hành, tìm ra giải pháp tối ưu dạy các bài thực hành địa lí 12 là vấn đề cần thiết và cấp bách trong tình hình chương trình và SGK hiện nay đã được đổi mới và triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Nhìn chung, trước đây chương trình và SGK chủ yếu là nội dung lí thuyết, các bài thực hành rèn luyện kĩ năng rất ít. Nhưng hiện nay để đáp ứng mục tiêu đào tạo mới của xã hội cần phải có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, các bài thực hành là thước đo sự thành công của người học, rèn luyện các thao tác tư duy, kĩ năng cần thiết, là hành trang xuyên suốt quá trình học tập và ứng dụng vào cuộc sống sau này.

Đổi mới phương pháp dạy và học đang là vấn đề đặt ra cho toàn ngành giáo dục và xã hội. Cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và đào tạo những con người hiện đại của thế kỉ XXI, tác giả đã thực hiện đề tài với mục đích góp phần vào xu hướng đổi mới trên.

Qua nghiên cứu và thực nghiệm tại các trường THPT tỉnh Thái Nguyên, dựa vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã thực hiện tốt các nội dung sau:

- Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu về rèn luyện kĩ năng địa lí để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài, cơ sở lí luận của đề tài chính là cơ sở tâm lí giáo dục của phương pháp dạy học tích cực – Lí luận hoạt động nhận thức.

- Dựa trên kết quả điều tra tình hình dạy học địa lí của các tác giả đi trước và thực tế điều tra ở một số trường THPH tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã hiểu rõ tình hình thực tế của tỉnh nhà, thấu hiểu những khó khăn và thuận lợi của đội ngũ GV và HS, biết được thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở

các trường phổ thông trong tỉnh và chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của Sở giáo dục – Đào tạo, từ đó xác định phương hướng và đề ra các biện pháp thực thi đề tài. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để áp dụng qui trình rèn luyện kĩ năng địa lí ở một số trường THPT.

Sau thời gian thực nghiệm kết quả như sau:

+ Đề tài tiến hành phù hợp với tình hình thực tế giảng dạy và học tập địa lí ở các trường THPT, phù hợp với xu hướng đổi mới về phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS, cũng như tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

+ Việc rèn luyện một số kĩ năng địa lí qua các bài thực hành đã góp phần củng cố kiến thức, rèn luyện các thao tác tư duy của HS cũng như củng cố và trang bị cho GV địa lí ở các trường THPT những kĩ năng nhất định khi giảng dạy các bài thực hành địa lí 12.

+ Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định các bài thực hành đã được đổi mới về cách dạy và cách học, phù hợp với xu hướng đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Qua đó hình thành qui trình dạy các bài thực hành theo hướng tích cực, vận dụng sáng tạo linh hoạt các phương pháp phù hợp với đặc điểm của nhà trường cũng như tâm, sinh lí của HS.

Nhân tố cơ bản quyết định thành công là phương pháp thày thiết kế chỉ đạo, trò thi công. Tích cực hóa các hoạt động nhận thức thông qua các bước, các việc làm, trên cơ sở khai thác vốn hiểu biết, kĩ năng đã có của HS để hình thành và hoàn thiện các kĩ năng mà chương trình yêu cầu.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 123 - 126)