Yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Địa lí

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 50)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.4.Yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Địa lí

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên

Yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Địa lí ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên được xuất phát từ yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học môn Địa lí ở trường THPT. Chương trình giáo dục THPT ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”

Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động: Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của GV và HS, đổi mới hình thức dạy học, đổi mới hình thức tương tác xã hội trong dạy học với định hướng:

- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể - Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS

- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường - Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả dạy- học

- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống...

Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho học tập là quá trình sáng tạo, HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 50)