6. Cấu trúc của luận văn
2.4. Tiểu kết chƣơng 2
Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn HS làm các bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lí 12 là rèn luyện tổng hợp các kĩ năng địa lí: vẽ lược đồ Việt Nam, đọc bản đồ, điền vào lược đồ trống, làm việc với số liệu thống kê, vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích, viết báo cáo ngắn...Để rèn luyện kĩ năng địa lí có hiệu quả, GV cần phân tích các đặc điểm của hệ thống kiến thức, kĩ năng địa lí, nắm được cơ sở hình thành các kĩ năng này, từ đó nêu lên các dạng bài thực hành địa lí lớp 12, rồi lần lượt rèn luyện kĩ năng địa lí qua các dạng bài thực hành đó. Trong mỗi dạng bài HS có thể nắm chắc qui trình hình thành từng kĩ năng tiến lên hình thành kĩ năng tổng hợp. Các bài thực hành các kĩ năng tuy ít ỏi, song đó là kĩ năng cơ bản, nó tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập theo hướng tích cực của cả chương trình địa lí và nó còn giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn sau khi HS rời ghế nhà trường.
CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM
Thực nghiệm là thước đo tính đúng đắn, tính khả thi của công trình nghiên cứu, là cơ sở để làm rõ lí thuyết, gắn lí thuyết với thực tiễn, qua đó tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với xu thế dạy học hiện đại trong thời kì đất nước đang trên con đường hội nhập và phát triển.
Khẳng định tính đúng đắn, tính khả thi qua các bài thực hành trong SGK Địa lí 12 của HS trường THPT tỉnh Thái Nguyên (Chương trình Chuẩn) một số kĩ năng của HS đã được rèn luyện và phát triển.
Đánh giá hiệu quả giảng dạy các kĩ năng địa lí thông qua từng bài thực hành của GV tỉnh Thái Nguyên. Dựa vào kết quả thực nghiệm tự điều chỉnh nội dung bài dạy thực hành phù hợp với nội dung và yêu cầu của chương trình vả SGK.