Các thành phần của sự gắn kết với tổ chứ c

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức (Trang 31)

Mỗi nhà nghiên cứu có những định nghĩa khác nhau về gắn kết với tổ chức do vậy mà có những thành phần khác nhau đểđo lường khái niệm này:

+ Mowday, Porter và Steer (1979) với 3 thành phần của sự gắn kết :

 Sự gắn bó hay nhất quán: có niềm tin mạnh mẽ và chấp nhận mục tiêu, giá trị của tổ chức.

 Lòng trung thành: mong muốn một cách mạnh mẽ duy trì vai trò thành viên của tổ chức.

 Sự dấn thân: dấn thân vào các hoạt động của tổ chức, và luôn cố gắng tự

nguyện vì tổ chức.

+ O’reilly và Chapman (1986) đề xuất 3 thành phần của sự gắn kết :

 Sự phục tùng (Compliance): sự dấn thân vì những phần thưởng đặc biệt.  Sự gắn bó (Identification): sự gắn bó vì mong muốn hội nhập với tổ

chức.

 Sự chủ quan (Internalisation): sự dấn thân do có sự phù hợp, sự tương

đồng giữa giá trị của cá nhân với giá trị của tổ chức.

+ Meyer, J. P., Stanley, D. J., Herscovitch, L., và Topolnyutsky, L. (2002) đề

xuất 3 thành phần của sự gắn kết:

 Sự gắn kết vì tình cảm: là sự gắn bó lâu dài, đồng nhất hoàn toàn với các mục tiêu và giá trị của tổ chức, là mong muốn được trở thành một thành viên của tổ chức.

 Sự gắn kết vì lợi ích: được định nghĩa như là một hiện tượng mang tính cơ cấu diễn ra từ sự trao đổi giữa tổ chức với cá nhân và sự thay đổi, đánh cược của nhân viên về tương lai của mình. Một cách đơn giản, đây là sự gắn

kết được tạo nên từ những tổn thất mà nhân viên sẽ gánh chịu nếu không tiếp tục ở lại với tổ chức.

 Sự gắn kết vì đạo đức: phản ánh một ý thức trách nhiệm của nhân viên

để tiếp tục ở lại với tổ chức, sự gắn kết này xét đến sự hòa hợp, ảnh hưởng lẫn nhau giữa nhân viên với tổ chức.

+ Mayer và Schoorman (1992) đề xuất 2 thành phần

 Giá trị: Niềm tin và sự chấp nhận các mục tiêu và giá trị của tổ chức và sự sẳn sàng nỗ lực cho tổ chức.

 Sự duy trì: mong muốn duy trì vai trò thành viên của tổ chức.

+ Jaros et al (1993) đề xuất 3 thành phần:

 Tình cảm: mức độ mà một cá nhân gắn bó về mặt tâm lý với tổ chức thông qua những cảm giác như lòng trung thành, cảm thấy yêu mến tổ chức, nhiệt tình vì tổ chức, hài lòng và cảm thấy mình thuộc về tổ chức.

 Sự duy trì: mức độ mà cá nhân cảm thấy phải gắn bó với tổ chức vì họ

cảm thấy mất mát quá nhiều thứ nếu rời bỏ tổ chức.

 Sự gắn kết vì đạo đức: mức độ mà cá nhân gắn bó về mặt tâm lý với tổ

Bảng 2.3: Tổng kết các thành phần của gắn kết với tổ chức Thành phần gắn kết O’reilly & Chapman (1986) Meyer et al (2002) Mayer & Schoorman (1992) Jaros et al. (1993) Mowday, Porter và Steer Giá trị x Duy trì x x x Phục tùng x Gắn bó x Chủ quan x Đạo đức x x Tính toán Thờơ Tình cảm x x Nhất quán x Trung thành x Dấn thân x

(X) : thành phần được các nhà nghiên cứu sử dụng cho công trình nghiên cứu của mình.

Trong nghiên cứu này, tác giả chọn mô hình gắn kết của Meyer và các cộng sự để giải thích về sự gắn kết của cán bộ - nhân viên tại một số ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM.

2.4.3. Đo lường mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức:

Mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức theo quan điểm của Meyer và Allen (1990) được đo lường bằng 3 hình thức sau:

 Mức độ gắn kết với tổ chức vì tình cảm được đo lường dựa trên các tiêu thức như cảm nhận và sự thể hiện của nhân viên trước những khó khăn cũng như thuận lợi của tổ chức, tầm quan trọng của tổ chức đối với nhân viên.

 Mức độ gắn kết với tổ chức vì lợi ích được đo lường dựa trên các tiêu thức như động cơ tiếp tục làm việc hay rời bỏ tổ chức của nhân viên là gì, mức

độảnh hưởng của tổ chức đến cuộc sống và sự nghiệp của nhân viên.  Mức độ gắn kết với tổ chức vì đạo đức được đo lường thông qua ý thức

trách nhiệm của nhân viên với tổ chức cũng như con người trong tổ chức

đó.

2.5. Mối quan hệ giữa thực tiễn QTNNL và sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức:

Hoạt động QTNNL liên quan đến tất cả các vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân viên nhằm đạt được hiệu quả cao cho cả tổ chức lẫn nhân viên. Trong thực tiễn, những hoạt động này đa dạng, phong phú và rất khác biệt tùy theo các đặc điểm về cơ cấu tổ chức, công nghệ kỹ thuật, nhân lực, tài chính, trình

độ phát triển của các tổ chức.

Tuy không nhiều nhưng cũng có một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết với tổ chức. Gaertner and Nollen

(1989) tìm thấy sự gắn kết với tổ chức của nhân viên có liên quan đến công tác quản trị nguồn nhân lực, cụ thể là sự thăng tiến, cơ hội được đào tạo, công việc ổn định. Kinicki et al (1992) nhận thấy sự khác biệt về mức độ gắn kết giữa hai nhân viên thuộc hai tổ chức áp dụng những thực tiễn quản trị nguồn nhân lực khác nhau. Folger và Konovsky (1989); Sweeney và McFarlin (1993) cũng chứng minh được rằng gắn kết vì tình cảm và vì đạo đức của nhân viên có mối liên hệ với sự cảm nhận của họ về

sự công bằng trong các chính sách đãi ngộ. Trong khi đó, Meyer, Paunonen, Gellatly, Goffin, và Jackson (1989); Shore và Wayne (1993) cho rằng Gắn kết vì lợi ích có mối tương quan yếu hơn với thực tiễn QTNNL so với hai hình thức gắn kết vì tình cảm và vì đạo đức.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết không phải là mối quan hệ trực tiếp và ràng buộc. Chẳng hạn như Kinicki et al (1992) nhận thấy rằng mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết phải qua trung gian là sự cảm nhận được của nhân viên về những lợi ích mà các hoạt động quản trị nguồn nhân lực mang lại như được huấn luyện, thăng chức…Tương tự như vậy, Koys (1988, 1991) phát hiện ra rằng sự gắn kết với tổ chức của nhân viên có liên quan đến niềm tin của họ rằng các công tác quản trị nguồn nhân lực của tổ chức hướng đến việc thu hút và giữ chân những nhân tài và có chính sách đối xử công bằng. Ngược lại, sự gắn kết không liên quan đến sự cảm nhận rằng những hoạt động nhân sự là nhằm mục đích tăng năng suất lao động hoặc để tuân thủ theo luật lao động.

2.6. Mô hình nghiên cứu:

Nghiên cứu này thực hiện đo lường tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến mức độ gắn kết của nhân viên.

Qua kết quả của nghiên cứu trước đây, kinh nghiệm thực tiễn, kết quả thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, mô hình nghiên cứu vềảnh hưởng của

thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến mức độ gắn kết của nhân viên tại một số ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM thể hiện trong hình sau:

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu

2.7. Giả thuyết nghiên cứu:

Nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giữa các thành phần công tác quản trị

nguồn nhân lực với mức độ gắn kết của nhân viên tại một số ngân hàng TMCP trên

địa bàn TP.HCM. Với mô hình nghiên cứu được xây dựng như trên, các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau:

Gắn kết vì lợi ích Gắn kết vì tình cảm Gắn kết vì đạo đức Thực tiễn phân tích công việc Thực tiễn tuyển dụng Thực tiễn định hướng và phát triển nghề nghiệp Thực tiễn đào tạo và phát triển Thực tiễn trả công lao động Thực tiễn đánh giá kết quả làm việc của nhân viên Thực tiễn quản lý và thu hút nhân viên vào các hoạt động của ngân hàng

2.7.1. Nhóm giả thuyết H1: tác động của thực tiễn QTNNL đến gắn kết vì tình cảm: + Giả thuyết H1.1: Thực tiễn phân tích công việc có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì tình cảm của nhân viên.

+ Giả thuyết H1.2: Thực tiễn tuyển dụng lao động có ảnh hưởng cùng chiều

đến mức độ gắn kết vì tình cảm của nhân viên.

+ Giả thuyết H1.3: Thực tiễn định hướng và phát triển nghề nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì tình cảm của nhân viên.

+ Giả thuyết H1.4: Thực tiễn đào tạo và phát triển có ảnh hưởng cùng chiều

đến mức độ gắn kết vì tình cảm của nhân viên.

+ Giả thuyết H1.5: Thực tiễn trả công lao động có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì tình cảm của nhân viên.

+ Giả thuyết H1.6: Thực tiễn đánh giá kết quả làm việc của nhân viên có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì tình cảm của nhân viên.

+ Giả thuyết H1.7: Thực tiễn quản lý và thu hút nhân viên vào các hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì tình cảm của nhân viên.

2.7.2. Nhóm giả thuyết H2: tác động của thực tiễn QTNNL đến gắn kết vì lợi ích: + Giả thuyết H2.1: Thực tiễn phân tích công việc có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì lợi ích của nhân viên.

+ Giả thuyết H2.2: Thực tiễn tuyển dụng lao động có ảnh hưởng cùng chiều

đến mức độ gắn kết vì lợi ích của nhân viên.

+ Giả thuyết H2.3: Thực tiễn định hướng và phát triển nghề nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì lợi ích của nhân viên.

+ Giả thuyết H2.4: Thực tiễn đào tạo và phát triển có ảnh hưởng cùng chiều

+ Giả thuyết H2.5: Thực tiễn trả công lao động có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì lợi ích của nhân viên.

+ Giả thuyết H2.6: Thực tiễn đánh giá kết quả làm việc của nhân viên có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì lợi ích của nhân viên.

+ Giả thuyết H2.7: Thực tiễn quản lý và thu hút nhân viên vào các hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì lợi ích của nhân viên.

2.7.3. Nhóm giả thuyết H3: tác động của thực tiễn QTNNL đến gắn kết vì đạo đức: + Giả thuyết H3.1: Thực tiễn phân tích công việc có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì đạo đức của nhân viên.

+ Giả thuyết H3.2: Thực tiễn tuyển dụng lao động có ảnh hưởng cùng chiều

đến mức độ gắn kết vì đạo đức của nhân viên.

+ Giả thuyết H3.3: Thực tiễn định hướng và phát triển nghề nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì đạo đức của nhân viên.

+ Giả thuyết H3.4: Thực tiễn đào tạo và phát triển có ảnh hưởng cùng chiều

đến mức độ gắn kết vì đạo đức của nhân viên.

+ Giả thuyết H3.5: Thực tiễn trả công lao động có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì đạo đức của nhân viên.

+ Giả thuyết H3.6: Thực tiễn đánh giá kết quả làm việc của nhân viên có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì đạo đức của nhân viên.

+ Giả thuyết H3.7: Thực tiễn quản lý và thu hút nhân viên vào các hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì đạo đức của nhân viên.

Tóm tắt chương 2:

Trong Chương 2 đã xác định 7 thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, đó là: phân tích công việc; tuyển dụng; định hướng và phát triển; đào tạo và phát triển;

viên vào các hoạt động của ngân hàng. Đồng thời trong chương này cũng trình bày mối quan hệ của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực với mức độ gắn kết với tổ chức,

đưa ra mô hình lý thuyết và các giả thuyết về mối quan hệ của thực tiễn quản trị

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ tiếp tục giới thiệu về quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo, phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá thang đo và mô tả quy trình nghiên cứu.

3.1. Quy trình nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính trên cơ sở

các nghiên cứu của Singh (2004), Trần Kim Dung (2009), Meyer và Allen (1990) và các tài liệu về tác động của các thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến mức độ gắn kết của nhân viên, đồng thời thông qua kỹ thuật tham vấn ý kiến của các chuyên gia và giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sựđể điều chỉnh thang đo, thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Dàn bài thảo luận ( phụ lục 2) nhằm thăm dò ý kiến các đối tượng phỏng vấn

được thiết kế gồm hai phần:

- Giới thiệu mục đích và tính chất của cuộc nghiên cứu;

- Các câu hỏi mở nhằm thu thập càng nhiều ý kiến càng tốt, làm cơ sở cho phần thảo luận.

Các đối tượng được lựa chọn để thảo luận nhóm là 7 cán bộ - nhân viên phụ

trách về nhân sự và chính sách tại ngân hàng TMCP Đông Á. Sau khi thảo luận, một dự thảo thang đo được xây dựng gồm 33 yếu tố thuộc thành phần thực tiễn QTNNL và 18 yếu tố thuộc thành phần mức độ gắn kết của nhân viên.

Từ kết quá nghiên cứu định tính (phụ lục 3) , các yếu tố để xây dựng nội dung nghiên cứu định lượng được chọn lọc ra và được dùng để thiết kế bảng câu hỏi định lượng.

Nội dung bảng câu hỏi gồm ba phần chính (phụ lục 4):

Phần thứ 1: Thiết kếđể thu thập những thông tin liên quan đến ý kiến của nhân viên về các thực tiễn QTNNL.

Phần thứ 2: Thiết kếđể thu thập những thông tin liên quan đến ý kiến của nhân viên về sự gắn kết với tổ chức.

Phần thứ 3: Thiết kế để thu thập những thông tin mô tả đối tượng tham gia trả lời.

Bảng câu hỏi được thiết kế và kiểm nghiệm qua một số giai đoạn nhằm đảm bảo những thông tin cần thiết thu thập đáng tin cậy phục vụ cho quá trình phân tích dữ

liệu.

Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong mô hình lý thuyết và thảo luận nhóm.

Giai đoạn 2: Đánh giá nội dung bảng câu hỏi bằng cách kiểm tra mức độ

hiểu các câu hỏi, việc đánh giá được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp cho những

đồng nghiệp quen biết để xem mức độ hiểu và trả lời.

Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh lại nội dung các câu hỏi và hoàn tất bảng câu hỏi khảo sát.

3.1.2. Nghiên cứu chính thức:

Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp định lượng với kỹ

thuật phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng thư điện tử thông qua bảng câu hỏi điều tra. Mẫu điều tra gồm 400 nhân viên các cấp của 10 ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn TP.HCM. Bảng câu hỏi điều tra chính thức được hình thành từ nghiên cứu định tính

sau khi có sự tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Các dữ liệu, thông số sẽ được tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá bằng phần mềm SPSS 16.

Nghiên cứu đã lựa chọn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: từ 1 điểm - thể hiện mức độ Rất không đúng / Rất không đồng ý, đến 5 điểm - thể hiện mức độ Rất đúng / Rất đồng ý. Mỗi câu là một phát biểu có nội dung về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, và mức độ gắn kết với tổ chức. Với cách thiết kế như vậy, người được khảo sát sẽ

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)