Thang đo nghiên cứu về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực tại một số ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM dự kiến gồm 07 thành phần như thang đo của Kuldeep Singh (2004) với 31 biến quan sát:
- Phân tích công việc: 04 biến quan sát, ký hiệu từ c1.1 đến c1.4; - Tuyển dụng: 03 biến quan sát, ký hiệu từ c2.1 đến c2.3;
- Định hướng và phát triển nghề nghiệp: 05 biến quan sát, ký hiệu từ c3.1
đến c3.5;
- Đào tạo và phát triển: 03 biến quan sát, ký hiệu từ c4.1 đến c4.3; - Trả công lao động: 06 biến quan sát, ký hiệu từ c5.1 đến c5.6; - Đánh giá nhân viên: 06 biến quan sát, ký hiệu từ c6.1 đến c6.6;
- Quản lý và thu hút nhân viên vào hoạt động của ngân hàng: 04 biến quan sát, ký hiệu từ c7.1 đến c7.4;
Cụ thể như sau:
3.4.2.1. Thành phần phân tích công việc:
Ngân hàng là một loại hình kinh doanh dịch vụ đặc biệt nên những công việc trong ngân hàng rất đa dạng và đòi hỏi sự chính xác cao. Vì vậy, việc phân tích công việc là không thể thiếu để mọi nhân viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong thảo luận nhóm, các biến quan sát bao gồm:
1. Công việc của anh/chịđược xác định phạm vi, trách nhiệm rõ ràng 2. Công việc của anh/chị có trách nhiệm, quyền hạn song hành 3. Công việc trong ngân hàng không bị chồng chéo
4. Anh/chịđược cập nhật những thay đổi liên quan đến công việc của mình
3.4.2.2. Thành phần tuyển dụng:
Quy trình tuyển dụng của các ngân hàng có thể không giống nhau hoàn toàn nhưng theo xu hướng hiện nay thì hầu hết các ngân hàng đều công bố rộng rãi thông tin tuyển dụng với những yêu cầu rõ ràng, cụ thể cho các ứng viên. Trong thảo luận nhóm, các biến quan sát bao gồm:
1. Anh/chịđược tuyển dụng phù hợp với yêu cầu công việc
3. Anh/chịđánh giá cao quy trình ngân hàng sử dụng để tuyển anh chị
3.4.2.3. Thành phần định hướng và phát triển nghề nghiệp:
Công tác định hướng và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên chưa được chú trọng nhiều ở các ngân hàng có quy mô nhỏ nhưng nhìn chung, các ngân hàng đều
đưa ra những chính sách thăng tiến, phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Trong thảo luận nhóm, các biến quan sát bao gồm:
1. Anh/chịđược định hướng nghề nghiệp rõ ràng
2. Cấp trên hiểu rõ nguyện vọng nghề nghiệp của anh/chị
3. Anh/chị có nhiều cơ hội đểđược thăng tiến tại ngân hàng 4. Anh/chị hiểu rõ điều kiện đểđược thăng tiến
5. Chính sách thăng tiến của ngân hàng anh/chịđang làm việc là công bằng
3.4.2.4. Thành phần đào tạo và phát triển:
Hầu hết các ngân hàng đều ban hành những giáo trình giảng dạy nội bộ cho những nhân viên mới cũng như thường xuyên đào tạo và phát triển những kỹ năng mới cho tất cả cán bộ được đề bạt lên vị trí cao hơn. Trong thảo luận nhóm, có một biến bị loại là “công tác đào tạo và phát triển trong ngân hàng anh/chị đang làm là có hiệu quả tốt”, các biến quan sát còn lại bao gồm:
1. Anh/chịđược huấn luyện đầy đủ các kiến thức, kỹ năng mới để thực hiện công việc
2. Chương trình đào tạo, phát triển ở ngân hàng của anh/chị có chất lượng cao 3. Chương trình đào tạo, phát triển của ngân hàng anh/chịđang làm việc phù hợp
với yêu cầu nhiệm vụ của công việc
3.4.2.5. Thành phần trả công lao động:
Việc trả công lao động của các ngân hàng chủ yếu thông qua chế độ lương và thưởng, các chương trình phúc lợi thì khác nhau tùy theo quy mô và kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Trong thảo luận, các biến quan sát bao gồm:
1. Anh/chịđược trả lương công bằng
2. Thu nhập của anh/chịđảm bảo được mức sống hàng ngày
3. Thu nhập của anh/chị tương xứng với kết quả làm việc của anh/chị
4. Các chương trình phúc lợi trong ngân hàng của anh/chị rất đa dạng, hấp dẫn 5. Các chương trình phúc lợi trong ngân hàng của anh/chị thể hiện rõ ràng sự
quan tâm của ngân hàng đối với CBNV
6. Anh/chị đánh giá cao các chương trình phúc lợi của ngân hàng anh/chị đang làm việc
3.4.2.6. Thành phần đánh giá nhân viên:
Trong thảo luận nhóm, các biến quan sát bao gồm: 1. Anh/chịđược đánh giá dựa trên kết quả làm việc cụ thể
2. Việc đánh giá kết quả làm việc của anh/chị được thực hiện công bằng, chính xác ở ngân hàng anh/chịđang làm việc
3. Việc đánh giá kết quả làm việc đã thực sự giúp ích để anh/chị nâng cao chất lượng thực hiện công việc
4. Quá trình đánh giá kết quả làm việc giúp cho anh/chị có kế hoạch rõ ràng về
việc đào tạo, phát triển nghề nghiệp cá nhân
5. Lãnh đạo của anh/chị đánh giá cao vai trò của việc đánh giá kết quả làm việc của nhân viên trong ngân hàng
6. Anh/chịđược biết nhận xét của lãnh đạo về mức độ hoàn thành công việc
3.4.2.7. Thành phần quản lý và thu hút nhân viên vào các hoạt động của ngân hàng:
Việc trao quyền cho nhân viên vẫn còn là một vấn đề mới mẻ ở các ngân hàng và hầu như chỉ giới hạn ở một số phòng ban trực tiếp kinh doanh hoặc ở những cán bộ
trọng. Trong thảo luận nhóm, có một biến bị loại là “văn hóa ngân hàng của anh/chị
tác động tích cực đến anh/chị”, các biến quan sát còn lại bao gồm: 1. Anh/chịđược làm việc trong môi trường thân thiện, thoải mái
2. Anh/chịđược đưa ra các quyết định liên quan đến công việc của mình
3. Lãnh đạo khuyến khích anh/chị tham gia vào việc ra các quyết định liên quan
đến hoạt động chung của ngân hàng
4. Anh/chị có cơ hội đề xuất các cải tiến nhằm hoàn thiện hoạt động của ngân hàng