Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu cá ngừ đại dương trên thế giới 1 Tình hình khai thác cá ngừ đại dương trên thế giớ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

2.1.1. Tình hình khai thác cá ngừ đại dương trên thế giới

Trong cơ cấu các mặt hàng thủy sản, cá ngừ đại dương luôn giữ một vai trò đặc biệt vì những giá trị dinh dưỡng của nó. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhu cầu về cá ngừ đại dương tăng vọt dẫn đến sản lượng khai thác tăng liên tục và cá ngừ trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh nghề khai thác, chế biến và thương mại cá ngừ đã trở thành mục tiêu kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Trong số các loài cá ngừ, có 7 loài được tính là cá ngừ thương mại, đó là:

- Cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) – Skipjack tuna - Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga) – Albacore

- Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) – Yellowfin tuna

- Cá ngừ vây xanh miền Nam (Thunnus maccoyii) – Southern bluefin tuna - Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) – Bigeye tuna

- Cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương (Thunnus orientalis) – Pacific bluefin tuna - Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương (Thunnus thynnus) – Atlantic bluefin tuna Trong số 7 loài trên: có 3 loài là cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn và cá ngừ vây vàng là cá nhiệt đới. Còn cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương và cá ngừ vây xanh miền Nam là cá ôn đới. Các loài trên đều có giá trị kinh tế cao, kích thước lớn, di cư rộng còn được gọi là cá ngừ đại dương.

Sản lượng khai thác các loài cá ngừ thương mại trong hai thập kỷ qua tăng lên liên tục. Năm 2000 là 3,8 triệu tấn, năm 2002 tăng trên 4 triệu tấn, năm 2003 đạt 4,3 triệu tấn nhưng năm 2004 giảm nhẹ còn 4,157 triệu tấn. Năm 2007, các nước thành viên EU khai thác 16.779,5 tấn [29]. Năm 2008, sản lượng đánh bắt là 4 triệu

tấn, ngư trường đánh bắt chủ yếu được lấy từ Thái Bình Dương, tại Ấn Độ Dương sản lượng khai thác chiếm 20,4% cao hơn nhiều so với Đại Tây Dương và Địa Trung Hải chiếm 9,5% [30]. Năm 2009, sản lượng khai thác tại một số nước trên thế giới cao quá mức cho phép, vì vậy, trong cuộc họp thường niên của Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT) được tổ chức tại Braxin, Uỷ ban đã quyết định cắt giảm hạn ngạch khai thác cá ngừ Đại Tây Dương từ 90.000 tấn năm 2009 xuống còn 85.000 tấn năm 2010 để bảo tồn nguồn lợi loài cá này. Trong năm 2010, theo thống kê từ ngày 01.01 đến ngày 31.10, chỉ tính riêng Mêhicô đã đánh bắt 116,26 ngàn tấn cá ngừ, Ecuađo 119,26 ngàn tấn, Panama 52,8 ngàn tấn, Vênêzuêla 30,7 ngàn tấn [19].

Trong hai thập kỷ qua, loài cá ngừ được khai thác nhiều nhất là cá ngừ vằn, sản lượng khai thác tăng gấp đôi. Đến năm 2002 vượt qua 2 triệu tấn, năm 2003 đạt 2,111 triệu tấn, năm 2004 giảm còn 2,092 triệu tấn chiếm hơn 50% sản lượng. Năm 2009, sản lượng cá ngừ vằn đã tăng thêm 10% (1,79 triệu tấn) so với năm 2008 [1], tuy nhiên trữ lượng loài này vẫn khả quan, không ở tình trạng khai thác quá mức.

Cá ngừ vây vàng là loài cá có sản lượng lớn thứ hai, loài này thường được chế biến thành cá hộp và có giá trị cao hơn cá ngừ vằn. Phần lớn cá ngừ vây vàng được đánh bắt ở Tây Ấn Độ Dương, Trung Tây Thái Bình Dương. Năm 2003, sản lượng đạt 1,485 triệu tấn. Năm 2004 giảm còn 1,385 triệu tấn chiếm hơn 33% sản lượng. Năm 2007, chỉ tính riêng khu vực Trung và Tây Thái Bình Dương, chủ yếu là Philippin và Hàn Quốc đã đánh bắt 436 ngàn tấn [6].

Cá ngừ mắt to liên tục tăng cho đến năm 2002, năm 2003 đạt 425 ngàn tấn, năm 2004 chỉ đạt 405 ngàn tấn chiếm khoảng 9,7% sản lượng. Năm 2009, sản lượng cá ngừ mắt to giảm 8% so với năm trước xuống còn 118,6 ngàn tấn [1]. Loài này đang bị khai thác quá mức, vì vậy trong những năm gần đây, ICCAT quyết định cắt giảm hạn ngạch khai thác loại cá này thì Hàn Quốc lại được cấp hạn ngạch cho khai thác cá ngừ mắt to năm 2010 là 2,9 ngàn tấn, tăng 38% so với năm 2009 [29].

Cá ngừ vây dài có sản lượng tương đối ổn định, năm 2003 đạt 225 ngàn tấn, năm 2004 chỉ đạt 216 ngàn tấn chiếm khoảng 5,2% sản lượng. Mùa khai thác cá

ngừ vây dài Bắc Thái Bình Dương kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tổng sản lượng 15 – 20 ngàn tấn. Theo báo cáo sơ bộ 2009, đội tàu cá ngừ của British Columbia đã đánh bắt khoảng 5,45 ngàn tấn, trong khi đó sản lượng của đội tàu khai thác của Mỹ đạt 11,58 ngàn tấn [25].

Cá ngừ vây xanh, sản lượng khai thác ngày càng tăng. Năm 2003 đạt 52 ngàn tấn, năm 2004 đạt 59 ngàn tấn chiếm khoảng 1,4% sản lượng. Năm 2006, chỉ tính riêng sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh miền Nam đạt 14,03 ngàn tấn [7]. Năm 2008, tổng sản lượng khai thác ước tính khoảng 25 ngàn tấn, trong đó gần 18 ngàn tấn do Nhật Bản khai thác, trong khi Hàn Quốc chỉ có 1,5 ngàn tấn [5]. Nhật Bản là nước khai thác và tiêu thụ cá ngừ vây xanh lớn nhất thế giới, mỗi năm tiêu thụ khoảng 48 ngàn tấn, chiếm 80% tổng sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh của toàn thế giới. Năm 2010, ICCAT đã cắt giảm hạn ngạch đánh bắt cá ngừ vây xanh Đông Đại Tây Dương của Nhật Bản với tỷ lệ lên đến 40% tương đương với 8,5 ngàn tấn, giảm hạn ngạch từ 22 ngàn tấn năm 2009 xuống còn 13,5 ngàn tấn năm 2010 [29].

Tuy nhiên, do lạm thác cá ngừ vây xanh di cư vào vùng biển có nhiệt độ ôn hòa ở biển Thái Bình Dương đã ảnh hưởng đến nguồn lợi loài cá này. Nên năm 2009, nhiều nước khai thác cá ngừ vây xanh (gồm cả Nhật Bản) nhất trí không tăng công suất khai thác của mình trong vòng 10 năm và giảm hoạt động khai thác cá ngừ vây xanh con.

Trước sự giảm sút nguồn lợi cá ngừ tự nhiên, trong những năm qua cùng với nghề khai thác cá ngừ, nghề nuôi cá ngừ đại dương đang có xu hướng phát triển nhanh trên thế giới và đang trở thành một ngành sản xuất được nhiều nước quan tâm. Các nước có nghề nuôi cá ngừ phát triển là: Úc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Mêhicô,… Đối tượng nuôi chủ yếu là cá người vây xanh loài Thunnus macccoyii và cá ngừ vây vàng loài Thunnus albacares. Hình thức nuôi bằng lồng trên biển và chủ yếu là nuôi thương phẩm.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)