Nhóm rủi ro do yếu tố chủ quan Một là, rủi ro do thiếu vốn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam (Trang 48 - 51)

Một là, rủi ro do thiếu vốn

Hầu hết tàu thuyền khai thác cá ngừ đại dương của nước ta có công suất, kích thước nhỏ phần lớn là dưới 100CV, khả năng chịu đựng sóng gió thấp, tàu không có hầm riêng để cách nhiệt mà chỉ bảo quản cá đơn thuần bằng nước đá xay, khả năng bám biển ngắn ngày… Số lượng đội tàu ngư dân vào thời điểm hiện nay ước tính khoảng hơn 1.500 chiếc, trong đó các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa mỗi tỉnh ước tính có hơn 400 chiếc điều này là một hạn chế rất lớn, dẫn đến rủi ro cho bà con ngư dân và cũng làm cho giá thành sản phẩm ở mức cao. Theo hai ông Nguyễn Văn Do và Nguyễn Hữu Hào, Chủ tịch Hiệp hội cá ngừ đại dương các tỉnh Phú Yên, Bình Định cùng cho rằng “Phần lớn tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân là tàu nhỏ, được hoán cải từ tàu làm các nghề khác, hầm chứa cá chật hẹp, không cách nhiệt tốt, nên không giữ được độ lạnh thích hợp trong thời gian dài. Tất cả các tàu đều dùng đá lạnh xay để bảo quản. Mà chất lượng của đá lạnh đang là

vấn đề đáng quan tâm. Hiện ngư dân hai tỉnh này sử dụng đá 30 kg, chạy đông lạnh trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 giờ, chưa đủ cứng nên tan nhanh, không giữ được độ lạnh cần thiết, nên cá chỉ tươi được trong một thời gian ngắn” dẫn đến cá bị dạt nhiều, lãng phí gần 50% sản lượng đánh bắt được. Chúng ta chưa có đội tàu thu mua cá ngừ đại dương và cung cấp nước đá, dầu, lương thực thực phẩm, nước ngọt trên biển để tăng khả năng khai thác và hiệu quả chuyến biển [9].

Trong khi đó, đội tàu khai thác cá ngừ đại dương của các doanh nghiệp, công ty được trang bị khá đầy đủ, các thiết bị điện tử hàng hải hiện đại, các thiết bị cơ giới hóa khai thác, có hệ thống thiết bị lạnh luôn ở nhiệt độ -80C để bảo quản sản phẩm sau khi khai thác. Đội tàu có khả năng hoạt động khai thác trong điều kiện sóng gió cấp 10, 11 và thời gian chuyến biển kéo dài từ 30 đến 40 ngày, có phối hợp để chuyển tải sản phẩm về bờ và có thể khai thác ở vùng biển ngoài khơi, vùng biển quốc tế, vùng biển có độ sâu lớn. Công suất máy chính từ 200 đến 800 CV. Theo ông Phạm Ngọc Hòe, vào năm 2004 ở nước ta số tàu này có hơn 40 chiếc. Trong những năm gần đây, tàu thuyền khai thác xa bờ có bước phát triển nhưng không đáng kể. Chỉ tính riêng Tỉnh Bình Định trong năm 2010, tỷ lệ tàu cá có kích thước và công suất lớn vẫn chiếm tỷ lệ thấp 20,98% trong tổng số tàu cá toàn tỉnh [14]. Từ đó đã gây không ít những cản trở đối với việc phát triển nghề này.

Từ khi nghề khai thác cá ngừ đại dương khởi phát cho đến nay, đã không ít những tai nạn đau lòng xảy ra với ngư dân khi đang hành nghề trên biển. Thực tế cho thấy, phần lớn những phương tiện đánh bắt xa bờ của ngư dân tỉnh Phú Yên tuy được đóng mới nhưng gần như đều được sử dụng lại máy cũ, không ít phương tiện có thân vỏ tàu quá cũ, được tu bổ làm nước lại nhiều lần không thể chống chọi với điều kiện sóng to, gió lớn nhất là trong mùa mưa bão. Vì thế, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân bị hư hỏng máy móc, bị sóng đánh phá nước gây chìm, nằm ngoài khơi cách bờ hàng trăm hải lý.

Đối với các ngành nghề khác, khi các doanh nghiệp ký được các hợp đồng ngoại thương là có thể sử dụng hợp đồng này đi thế chấp, vay vốn ngân hàng để có tiền tài trợ cho việc thu gom hàng hóa. Tuy nhiên, đối với hợp đồng xuất khẩu cá ngừ

dại dương thì lại không có giá trị vay vốn bởi vì việc hoàn thành hợp đồng phụ thuộc và nhiều yếu tố khách quan hơn là chủ quan. Vì vậy các doanh nghiệp thu mua cá ngừ đại dương gập rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh xuất khẩu cá ngừ.

Hai là, rủi ro do thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trong những năm qua, ngư dân các tỉnh miền Trung đã phát triển tự phát hàng ngàn tàu khai thác cá ngừ đại dương, hầu hết các đội tàu này chủ yếu được ngư dân chuyển đổi từ nhiều nghề khai thác khác nhau như: Nghề khai thác lưới rê cá chuồn, nghề lưới kéo, nghề câu mực, nghề lưới vây,... Vì vậy, ngư dân chưa được trang bị vững chắc kiến thức chuyên môn, còn thiếu kinh nghiệm thực tế hầu hết đều đánh bắt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân nên hiệu quả không cao; lao động trong nghề vừa thiếu, vừa không được đào tạo huấn luyện về kỹ thuật.v.v... Do đó, đánh bắt xa bờ gặp nhiều khó khăn.

Phương pháp đánh bắt ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cá, nếu trong quá trình đánh bắt mà để cá vùng vẫy nhiều sẽ làm axít lactíc tích tụ trong thịt cá tạo tiền đề xảy ra co cứng cơ làm giảm chất lượng thịt, thịt cá sẽ có mùi chua và vị chát sẽ không phù hợp với chế biến sản phẩm ăn sống.

Công tác bảo quản cá còn thô sơ, lạc hậu, hầu hết các tàu đánh bắt sử dụng phương pháp bảo quản bằng nước đá để ướp, muối cá nên chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng rất lớn, tỷ lệ cá có chất lượng cao để sử dụng cho các mặt hàng có giá trị gia tăng là rất thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế cho từng chuyến biển cũng thấp. Hệ thống hầm bảo quản cá trên tàu câu cá ngừ của ngư dân phần lớn vẫn là hầm gỗ lót xốp cách nhiệt, mức độ giữ lạnh cho cá sau khi đánh bắt bị hạn chế, đặc biệt là đối với tàu hoạt động dài ngày. Dụng cụ xử lý sơ chế cá ngừ trên tàu chưa thực sự bảo đảm về mặt vệ sinh, chất lượng nước đá cũng chưa được đảm bảo, đặc biệt vào mùa chính vụ do nguồn nước đá cây khan hiếm cho nên ngư dân không thể chủ động trong việc chọn nguồn nước đá sạch. Theo thống kê, bình quân chỉ có từ 30 đến 40% lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Chất lượng cá không bảo đảm nên giá bán thấp. Chẳng hạn, cùng một loại cá trên 30 kg, nếu cá của ngư dân bán được khoảng 3,5 USD/kg thì cá của các doanh nghiệp có giá hơn 6 USD/ kg [11]. Do

vậy, để hoàn thành các đơn hàng, các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Tuy nhiên, khi nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, doanh nghiệp phải hoàn tất nhiều thủ tục và nhiều loại giấy tờ để gửi đến các cơ quan chức năng, trong khi đó các nhà nhập khẩu cá ngừ tại Thái Lan và Philippin được chính phủ nước họ tạo điều kiện thuận lợi nhằm giảm sức ép về nguyên liệu. Do đó, nhiều nhà cung cấp chuyển sang hợp tác với các doanh nghiệp Thái Lan, Philippin do thủ tục mua bán đơn giản và không phải lo giấy tờ, đây là một trong những tổn thất rất lớn trong việc xuất khẩu cá ngừ ở nước ta.

Việc kiểm định chất lượng cá còn nhiều bất cập, bởi lẽ các kỹ thuật viên kiểm tra về vấn đề này mang tính cảm quan, chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào ấn định cho việc phân loại triệt để vì cá ngừ là mặt hàng tươi sống cho nên đôi khi kỹ thuật kiểm tra tại chỗ chưa được chính xác lắm và vận chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh, lúc đó kỷ thuật viên kiểm tra lần nữa rồi mới cho sơ chế đóng gói chuyển lên máy bay, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cá trong quá trình xuất khẩu. Bên cạnh đó, đôi lúc thị trường khan hiếm do sự tranh giành nhiều đối tác nên có khi phổ biến việc mua cá xô, việc làm này góp phần tạo ra tính ỷ lại của ngư dân và không chú trọng vào khâu bảo quản có chất lượng cho sản phẩm. Nhiều ngư dân không tuân thủ các công đoạn, kỹ thuật xử lý và bảo quản sau khi đánh bắt như giết chết, xả hết máu và nội tạng, ngâm hạ nhiệt… Thêm vào đó, một số khách hàng mua cá nguyên con, không bỏ nội tạng, trong khi ngư dân chủ yếu bảo quản bằng đá xay không đủ để hạ nhiệt cá có kích thước lớn như cá ngừ đại dương đã làm cho chất lượng cá càng kém hơn. Hệ quả này rất nguy hiểm trong việc mua cá ngừ của các công ty xuất khẩu và có rất nhiều công ty phá sản về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)