Cá ngừ là một loại thủy sản bổ dưỡng, đặc biệt có hàm lượng Omega-3, axit béo đa không no, phốt pho, I ốt, prôtêin và vitamin B12,... cho nên nó được sử dụng
ngày càng cao ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Các sản phẩm chính trên thị trường thế gới là cá ngừ để làm sashimi, cá ngừ nguyên liệu đóng hộp, đồ hộp cá ngừ và các mặt hàng chế biến.
Các thị trường chính
Mỹ
Thị trường cá ngừ của Mỹ tăng đối với cả cá ngừ hộp nhập khẩu và cá ngừ không đóng hộp. Trong 9 tháng đầu năm 2010, nhập khẩu đạt 167.700 tấn, trị giá 541 triệu USD, tăng 19,7% sản lượng và 13,5% giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Thái Lan là nhà cung cấp cá ngừ hộp lớn nhất, chiếm 58% cá ngừ đóng hộp và đóng túi. Nhập khẩu cá ngừ hộp từ Thái Lan tăng khoảng 42,8% từ mức 56.800 tấn năm 2009 lên 80.800 tấn, trong khi nhập khẩu từ Philippin giảm từ 22.300 tấn xuống còn 15.300 tấn. Hơn 71% nhập khẩu cá ngừ đóng hộp trong 9 tháng đầu năm 2010 là từ hai quốc gia này. Trong thời gian đó, nhập khẩu cá ngừ đóng túi của Mỹ tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, từ 30.000 lên 32.900 tấn. Nhập khẩu từ Thái Lan đạt 16.800 tấn, giảm nhẹ 1,8%, trong khi nhập khẩu từ nhà cung cấp lớn thứ 2 là
Ecuador tăng 33,3%. Nhập khẩu cá ngừ tươi nguyên con của Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2010 phục
hồi đáng kể. Nhập khẩu cá ngừ thăn và cắt lát đông lạnh rất khả quan tăng 16,7%, đạt 17.475 tấn, cho thấy nhu cầu đối với sản phẩm loại này đã được cải thiện.
Châu Âu
Đến tháng 8.2010, tổng sản lượng nhập khẩu cá ngừ đóng hộp, đóng gói vào 27 nước EU từ các nước thứ 3 đạt 312.364 tấn, giảm khoảng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu từ các nhà cung cấp lớn như Ecuador, Thái Lan, Philippin và Bờ biển Ngà giảm nhưng từ Mauritius, Papue Niu Ghinê tăng. Trong 9 tháng đầu năm 2010, các thị trường riêng lẻ Đức, Italia và Pháp nhập khẩu ít hơn. Tuy nhiên, mặc dù tổng nhập khẩu vào Đức thấp hơn khoảng 3,8% so với cùng kỳ năm 2009, nhưng nhập khẩu từ Thái Lan tăng 6,9% và Papua Niu Ghinê tăng 78,3%.
Nhập khẩu vào Pháp giảm với nguồn cung từ Bờ biển Ngà và Mađagatca thấp hơn. Nhập khẩu từ Tây Ban Nha tăng 19,3% và Seychelles tăng khoảng 13,8%. Thị trường Italia có chiều hướng tiêu cực, nhập khẩu giảm 5,4%.
Trong các thị trường lớn ở EU, chỉ có Anh tăng trưởng khả quan với nhập khẩu tăng 4%, đạt tổng cộng khoảng 90.000 tấn tính đến quý 3 năm 2010.
Nguồn cung được cải thiện từ Mauritius (+52.6%) và Ghana (+13,9%) trong khi các nhà cung cấp châu Á đang dần đánh mất sự hấp dẫn của mình tại thị trường này. Nhập khẩu từ Thái Lan và Philippin giảm 19.3% và 11%, tương tự nhập khẩu từ Ecuador cũng giảm 36.8%.
Châu Á
Thị trường cá ngừ hộp ở các nước phát triển dường như không sôi nổi trong năm 2010, nhưng tại các thị trường mới nổi nhất là ở Châu Á nhu cầu lại tăng lên đáng kể.
Thái Lan
Mặc dù nhu cầu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan tại các thị trường lớn giảm và đồng Bạt tăng giá, nhưng xuất khẩu của nước này tiếp tục tăng mạnh. Tính đến tháng 9 năm 2010, xuất khẩu đạt tổng cộng 384.476 tấn, tăng 10,4% lượng và 1,6% giá trị so với năm ngoái. Xuất khẩu sang Mỹ, thị trường chính của Thái Lan tăng 12,1%, đạt 86.298 tấn tương đương 22,4% tổng lượng xuất khẩu. Xuất khẩu sang các thị trường lớn khác cũng cao hơn như Úc (+30,5%), Ảrập Xêút (+30,8%), Ai Cập (+41,4%) và Achentina (+83.6%). Trong khi đó, xuất khẩu sang Canađa, Anh, Libi giảm. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường mới như Achentina và Chilê tăng lần lượt 32,2% và 41,35%.
Nhật Bản
Tại Nhật Bản, sản lượng khai thác xa bờ cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn tăng. Hầu hết cá ngừ được bán tươi ở thị trường sashimi nội địa, đặc biệt trong các siêu thị. Nhập khẩu cá ngừ hộp, chế biến bảo quản vào Nhật Bản tăng đáng kể trong năm 2010. Đến tháng 9, nhập khẩu đạt tổng cộng 33.807 tấn, trị giá 14,4 tỉ yên (174 triệu USD), tăng 29,7% lượng và 17,8% giá trị so với năm ngoái. Nhập khẩu từ
Thái Lan giảm khoảng 4%, nhưng được bù lại do nhập khẩu tăng từ Inđônêxia (4,8%) và Philippin (48,8%).
Trong 9 tháng đầu năm 2010, nhập khẩu cá ngừ vây vàng ổn định nhưng cá ngừ vây xanh và cá ngừ mắt to thì thấp hơn. Tổng nhập khẩu cá ngừ tươi giảm 16%. Tổng nhập khẩu cá ngừ đông lạnh cao hơn do cá ngừ vây vàng tăng. Đài Loan, Hàn Quốc, Vanuatu và Philippin thống trị nguồn cung này.
Trung Quốc
Trong 10 tháng đầu năm 2010, nhập khẩu cá ngừ đông lạnh phần lớn để tái chế biến, thăn nấu chín và cá ngừ hộp đạt 12.386 tấn, thấp hơn 38% so với cùng kỳ năm 2009. Khoảng 65% nhập khẩu cá ngừ đông lạnh đến từ nguồn Thái Bình Dương như đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Đài Loan, Solomon của Inđônêxia. Xuất khẩu cá ngừ từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 25 tấn năm 2009 lên 102 tấn trong thời gian này [31].
2.2. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Tình hình khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam