Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu cá ngừ đại dươn gở Việt Nam hiện nay 1 Tình hình khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam (Trang 32 - 34)

Nghề câu cá ngừ đại dương bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nhờ công phát hiện ra phương pháp câu của ngư dân Phú Yên. Sau đó, nghề này dần lan rộng và trở thành thế mạnh của ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và trở thành 3 tỉnh trọng điểm trong việc khai thác cá ngừ trong cả nước [27].

Trước thập niên 90, nghề câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên chưa được chú trọng, bởi lẽ tại thời điểm này ngư dân Phú Yên chưa biết đến hiệu quả kinh tế của cá ngừ, bên cạnh đó thị trường tiêu thụ chưa có (chưa xuất khẩu, thị trường tiêu thụ nội địa kém). Đối tượng đánh bắt chính của bà con ngư dân chủ yếu là câu cá mập và cá chuồn.

Vào khoảng năm 1993 – 1994, một số Việt kiều về thăm quê tại Phú Yên đã tình cờ phát hiện ra cá ngừ vây vàng được bán rất rẻ tại các chợ ở địa phương nhưng giá của loại cá này lại được bán rất đắt tại Nhật và Mỹ. Các Việt kiều này đã tìm hiểu cách khai thác và bảo quản cá ngừ đại dương ở Đài Loan, mua ngư cụ trang bị

và hướng dẫn cho một số ngư dân làm nghề lưới rê Chuồn, câu Mập tiến hành chuyển sang nghề câu cá ngừ. Sau đó, họ bao tiêu luôn sản phẩm khai thác có thể xuất khẩu sang Nhật để ăn sống với giá khá cao (khoảng 15.000 – 21.000 đ/kg vào đầu năm 1994). Đối với cá có chất lượng kém ngư dân tự tiêu thụ tại chợ ở địa phương (bán cho người dân ăn tươi hay phơi khô bán ở vùng núi). Giá tiêu thụ tại thời điểm đó khoản 3.000 – 5.000 đ/kg với số lượng rất hạn chế.

Ngư trường ở Việt Nam và các vùng lân cận, các loài cá ngừ phổ biến nhất là cá ngừ vằn, cá ngừ vây dài, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và một số loài cá ngừ nhỏ, di cư hẹp, có giá trị kinh tế thấp như:

- Cá ngừ bò (Thunnus tongol) - Cá ngừ sọc dưa (Sarda orientalis) - Cá ngừ chấm (Euthynnus affinis) - Cá ngừ chù (Auxis thazard) - Cá ngừ ồ (Auxis rochei)

Theo khảo sát của Hội Nghề cá Việt Nam, cá ngừ đại dương là loài cá di cư rộng, trữ lượng đi qua vùng biển Việt Nam khoảng 45.000 tấn, tập trung chủ yếu ở ngoài khơi biển miền Trung. Mùa vụ khai thác chính kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Rất khó có được con số chính xác về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của cả ngành thủy sản vì hiện nay ở nước ta chưa có được một hệ thống thống kê đối với các đối tượng khai thác. Theo ước tính của hiệp hội cá ngừ Việt Nam sản lượng khai thác hàng năm gần 10.000 tấn. Mục tiêu đến năm 2011, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương 15.000 tấn [2].

Theo Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2005 tổng số tàu thuyền khai thác cá ngừ cả nước hiện có 1.670 chiếc. Trong đó, có khoảng 950 tàu chuyên câu cá ngừ và có khoảng 44 đội tàu có công suất lớn, được trang bị các trang thiết bị hiện đại, cơ giới hóa thao tác thả câu và thu câu, có thiết bị làm đá lỏng để bảo quản cá [34]. Theo số liệu thống kê, số lượng tàu câu cá ngừ đại dương của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và các Công ty có công suất từ 90 - 750CV là 1.044 chiếc với tổng công suất khoảng 146.000CV, sản lượng năm

2008 đạt được 9.500 tấn. Có thể coi đây là đội tàu lớn nhất của nghề cá Việt Nam hoạt động khai thác xa bờ. Năm 2010, tổng số tàu khai thác cá ngừ công suất trên 90 CV vào khoảng hơn 10.000 chiếc. Mặc dù số lượng tàu thuyền có công suất lớn tăng nhưng trang thiết bị chủ yếu là hoán đổi từ các tàu thuyền cũ nên hiệu quả mang lại chưa cao. Bên cạnh đó, việc khai thác cá ngừ còn ở quy mô nhỏ, tay nghề ngư dân còn thấp.

Tuy nhiên, nghề câu cá vàng tỏ ra hiệu quả ở vùng khơi nước sâu của biển Đông nên cơ cấu sản phẩm cũng thay đổi, cá ngừ vằn chiếm đa số, lượng cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to cũng tăng lên. Nhiều ngư dân đã mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới và cải tiến trang thiết bị trên tàu như: lưới vây, mày dò cá, máy định vị, máy đàm thoại tầm xa,... Một số ngư dân và công ty đã đầu tư tàu thuyền công suất cao từ 300 – 1.000 CV, công nghệ khai thác hiện đại của nước ngoài vào nghề câu vàng hoặc thuê chuyên gia tư vấn, kỹ sư khai thác để đánh bắt cá ngừ đại dương.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)