Nhóm rủi ro căn cứ theo quy trình thực hiện kinh doanh xuất khẩu Một là, rủi ro trong thanh toán

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam (Trang 51 - 54)

Một là, rủi ro trong thanh toán

Các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thanh toán. Theo Vasep thì không ít các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam gặp những trường hợp do thiếu cảnh giác và tìm hiểu thông tin từ đối tác, khách hàng của mình. Cho nên một số doanh nghiệp khi xuất hàng sang thì khách hàng

không thanh toán đầy đủ như đã cam kết điều này đã gây tổn thất cho phía các doanh nghiệp Việt Nam.

Các doanh nghiệp thu mua cá trực tiếp từ Nậu thanh toán tiền liền hoặc chậm nhất 3 ngày phải trả tiền. Trong khi đó, khi xuất hàng cho khách hàng tùy theo khách hàng thanh toán 2 tuần, 3 tuần hoặc 1 tháng, một số trường hợp họ không thanh toán như năm 2007 Công ty trách nhiệm hữu hạn Vinh Sâm bị khách hàng từ chối trả tiền một lô hàng trị giá 28.000 USD với lý do là chất lượng cá giảm hoặc có trả thì cũng rất là ít.

Các doanh nghiệp Việt Nam thường bị thua thiệt trong tranh chấp quốc tế, về nguyên tắc khi xuất khẩu hàng hóa phải có hợp đồng ngoại thương, giá bán ghi trên hợp đồng, tờ khai hải quan và hóa đơn phải khớp với nhau. Tuy nhiên, khi xuất khẩu cá ngừ đại dương hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam lại không có giá trị pháp lý vì bản thân các doanh nghiệp không dám ký hợp đồng còn nếu có ký thì đơn phương ký để hợp thúc hóa bộ chứng từ xuất khẩu (hoặc ký với đối tác hợp đồng sau đó giữ lại hợp đồng) vì việc thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng là không thể, nếu sử dụng hợp đồng ngoại thương sợ phía đối tác kiện khi giao hàng không đúng chất lượng cũng như các điều khoản đã ký kết. Để hạn chế rủi ro này, các doanh nghiệp thường lựa chọn những doanh nghiệp làm ăn có uy tín, có mối quan hệ lâu dài để xuất khẩu cá ngừ.

Ví dụ: khi doanh nghiệp xuất 1 lô hàng được đánh giá loại A, giá ghi trên hợp đồng ngoại thương là 14 USD/kg, giá ghi trên hóa đơn và tờ khai hải quan cũng 14 USD/kg nhưng khi nhận tiền trả về giá chỉ có 10 USD/kg vì hàng của mình là hàng ký gởi, khi nhận hàng bên đó bán được bao nhiêu thì trả tiền cho mình. Ngoài ra, cá ngừ ở Việt Nam đánh giá loại A, B, C nhưng khi xuất qua bên đó bị đánh rớt thành loại B, C, D, những con cá bị đánh giá loại D là không thể bán được phải hủy, phí hủy 1 con cá là 700 – 800 USD/con, tuy nhiên họ đã nhân nhượng không bắt doanh nghiệp đóng phí hủy nhưng không trả tiền con cá đó, chưa kể việc họ tự hạ cấp cá để không trả tiền. Cứ 1 container cá ngừ xuất khẩu qua đường hàng không

khoảng 1 - 1,2 tấn tầm độ 24 – 25 con, chỉ cần đánh rớt hạng 4 cá con doanh nghiệp lỗ hàng trăm triệu đồng.

Để lý giải vấn đề rớt cấp của cá họ nói do thời gian vận chuyển quá dài nên chất lượng cá giảm cho dù cá có tốt đi nũa. Chính vì nhiều rủi ro như thế nên hiện nay cả nước có khoảng 10 doanh nghiệp xuất khẩu ca ngừ tươi sống.

Hai là, rủi ro trong quá trình vận chuyển

Dịch vụ hậu cần trên biển tuy đã được hình thành nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Hiện nay ở nước ta có 2 trung tâm dịch vụ hậu cần trên biển là Đảo Đá Tây và Sông Tử Tây. Địa hình ở đây hiểm trở, có nhiều đá ngầm san hô ngầm vì vậy tàu thuyền khó có thể tiếp cận dịch vụ này, đặc biệt là mùa mưa bão. Bên cạnh đó, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa là 3 tỉnh trọng điểm trong việc đánh bắt cá ngừ ở nước ta nhưng tại khu vực này chưa có một sân bay quốc tế nên lại phải vận chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh mất 1 đến 2 ngày nên chất lượng cá giảm đáng kể làm cho cá của chúng ta ở dạng trung bình chứ không có chất lượng cao, bởi vậy khó có được giá cao.

Các doanh nghiệp phát triển một cách tự phát, tham gia tranh mua, tranh bán bằng nhiều hình thức khác nhau, giá cả biến động hằng ngày và các doanh nghiệp phải chịu nhiều rủi ro tại thị trường nước xuất khẩu. Đặc biệt, mặt hàng cá ngừ tươi xuất khẩu bằng máy bay, doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro do phải chấp nhận kiểm tra chất lượng tại cảng đến của nước nhập khẩu, do vậy doanh nghiệp sẽ bị nhiều thua thiệt. Từ đó, khả năng tích lũy và phát triển sẽ bị hạn chế dẫn đến khả năng thúc đẩy cho đội tàu đánh bắt là không có.

Khi các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tươi nguyên con sang Mỹ, thông thường thời gian bảo quản để đảm bảo cá không bị xuống cấp, giảm chất lượng là 30 giờ, tuy nhiên trong một số trường hợp máy bay phải quá cảnh ở các nước vì gặp các sự cố như thời tiết, hỏng hóc,... làm cho cá giảm chất lượng. Bên cạnh đó, việc giữ hàng quá lâu ở các sân bay nước đi và nước đến gây thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ. Năm 2010, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vinh Sâm ở Phú Yên có một lô cá xuất khẩu sang Chicago của Mỹ, nhưng sang bên đó

gặp bảo tuyết máy bay không thể hạ cánh ở Chicaogo mà hạ cánh ở một bang khác của Mỹ, cá của công ty bị giữ thêm 2 ngày nữa nên chất lượng bị rớt từ loại A sang loại C làm thiệt hại cho công ty khoảng 30.000 USD. Công ty tiến hành khởi kiện Việt Nam Airline nhưng bị từ chối bồi thường vì lý do bất khả kháng, kể từ đó hàng của Công ty bị Việt Nam Airline từ chối vận chuyển.

2.3.2. Một số nguyên nhân gây ra rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)