Một là, quá trình hình thành bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cá ngừ đại dương
Tùy theo đặc thù và qui mô kinh doanh của từng doanh nghiệp mà bộ phận quản trị rủi ro sẽ khác nhau. Nếu là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhiều mặc hàng, trong đó có cá ngừ đại dương thì bộ phận quản trị rủi ro của cá ngừ đại dương sẽ nằm chung trong bộ phận quản trị rủi ro của doanh nghiệp; còn nếu doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cá ngừ đại dương nói chung thì quá trình hình thành bộ phận quản trị rủi ro được thực hiện theo qui trình sau:
Thứ nhất: Vấn đề nhận dạng rủi ro
Theo như xuyên suốt bài viết này, tác giả đã dựa trên mô hình về những rủi ro có thể tác động thường xuyên đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại dương thông qua thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm:
+ Rủi ro từ phía những nhà cung cấp gây ra cho các nhà kinh doanh xuất khẩu như việc không giao hàng khi đã ứng tiền trước hoặc việc giao hàng không kịp thời; giao hàng không đúng phẩm chất, chất lượng… Tất cả những điều trên sẽ làm cho nhà xuất khẩu mất uy tín với khách hàng do không có hàng để giao, không giao
hàng kịp thời và bị phạt vi phạm hợp đồng hay bị từ chối nhận hàng mặt dù hàng đã đưa đến nước nhập khẩu.
+ Rủi ro từ phía thị trường do sự tác động của cung cầu hay của các nhà đầu cơ làm cho giá biến động mạnh gây ra rủi ro về giá khi không có những thông tin nhận định chính xác về tình hình thị trường.
+ Rủi ro từ phía người mua như tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài không hiệu quả dẫn đến mất khả năng thanh toán; từ chối nhận hàng; đưa ra những khiếu nại không hợp lý về chất lượng, số lượng hay những vấn đề trong yêu cầu giao hàng để ép giá.
+ Rủi ro từ chính nội tại của doanh nghiệp như trình độ quản trị của Ban giám đốc, những yếu kém về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ,… của cán bộ doanh nghiệp. Những vấn đề này có thể khắc phục được từ khâu tổ chức của doanh nghiệp và không đưa vào bộ phận quản trị rủi ro.
Nhận dạng rủi ro tỷ giá đối với hoạt động xuất khẩu
Trong hoạt động xuất khẩu, vì lý do cạnh tranh và nhiều lý do khác khiến doanh nghiệp thường xuyên bán hàng trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định. Ở thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so với VNĐ đã biết nhưng đến thời điểm thanh toán tỷ giá như thế nào thì doanh nghiệp chưa biết. Đơn giản là vì điều này chưa xảy ra. Chính sự chưa biết rõ tỷ giá này tiềm ẩn rủi ro tỷ giá.
Ví dụ dưới đây minh họa cách nhận dạng rủi ro tỷ giá khi doanh nghiệp ký kết một hợp đồng xuất khẩu.
Giả sử ngày 04/08 công ty Sagonimex ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 200.000 USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 21.850 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết vì chưa đến hạn khiến cho hợp đồng xuất khẩu của Sagonimex chứa đựng rủi ro tỷ giá.
Nếu đến hạn thanh toán, USD tiếp tục lên giá so với VNĐ thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại, công ty kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD lên giá. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so
với VNĐ thì doanh thu kỳ vọng bằng VNĐ của hợp đồng xuất khẩu trên giảm. Sự sụt giảm này làm cho lợi nhuận kỳ vọng từ hợp đồng xuất khẩu giảm, nghiêm trọng hơn có thể khiến cho hợp đồng trở nên lỗ nếu như sự sụt giá USD quá mạnh. Chẳng hạn, vào ngày thanh toán nếu USD/VNĐ = 21.500 thì cứ mỗi USD xuất khẩu công ty tổn thất 350 VNĐ do USD xuống giá. Toàn bộ hợp đồng trị giá 200.000 USD, công ty bị thiệt hại 350 x 200.000 = 70.000.000 VNĐ.
Sự thiệt hại này không lớn lắm trong phạm vi một hợp đồng, nhưng nếu tính chung trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu, công ty có đến hàng trăm hợp đồng như vậy, thiệt hại sẽ rất là lớn. Hơn nữa, sự sụt giảm giá trị ngoại tệ có thể mạnh hơn.
Thứ hai: Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro
Nếu không lường trước những rủi ro có thể xảy ra khi xuất khẩu cá ngừ tươi sống nguyên con vào các thị trường Mỹ, Nhật,… các doanh nghiệp có thể thiệt hại nghiêm trọng. Có những doanh nghiệp phải mất trắng những lô hàng trị giá vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn USD. Vì vậy, việc hình thành bộ máy quản trị hiệu quả các rủi ro là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp kinh doanh cá ngừ đại dương hiện nay. Theo như quá trình nhận dạng rủi ro ở trên thì mô hình bộ máy quản trị rủi ro như sau:
Nhiệm vụ và trách nhiệm của từng chuyên viên: Phòng Tài chính
Kế toán
Ban Giám đốc Phòng Kinh doanh
Bộ phận Quản trị Rủi ro
Chuyên viên quản trị rủi ro mua bán
hàng trong nước
Chuyên viên quản trị rủi ro mua bán
hàng ngoài nước Chuyên viên quản
trị rủi ro về thông tin thị trường, giá cả
Chuyên viên quản trị rủi ro cho việc mua hàng trong nước phải có trách nhiệm thu thập các thông tin như số điện thoại, địa chỉ, mức cung ứng sản lượng từng vụ, mức độ chung thủy, uy tín, chất lượng, nguồn hàng,… của tất cả các nhà cung ứng trong nước; các thông tin này phải được thu thập ngay từ đầu vụ cá chính sau đó được cập nhật thường xuyên để tránh những thay đổi có tính chất đột biến.
Chuyên viên quản trị rủi ro về thông tin giá cả thị trường cá ngừ đại dương thế giới phải khai thác được tình hình cung cầu, sản lượng của các quốc gia khai thác cá ngừ đại dương, tình hình thời tiết, cũng như thật sự hiểu biết về hoạt động của thị trường Nhật Bản, Mỹ,... Tùy theo đặc thù của từng doanh nghiệp mà chuyên viên này có thể kiêm luôn chức năng là trưởng bộ phận quản trị rủi ro doanh nghiệp; thông tin chuyên viên tổng hợp được sẽ báo cáo lên phòng tài chính, kinh doanh cũng như Ban giám đốc để có những quyết định hợp lý.
Chuyên viên về nhận định tình hình của khách hàng nước ngoài phải khai thác những thông tin như tình hình mua hàng, số lượng, chất lượng, tình hình nhận hàng, thời gian thanh toán, cũng như phải nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng nước ngoài thông qua các kênh là ngân hàng quốc tế và những đại diện ở Việt Nam. Các thông tin này phải cập nhật và tổng hợp thường xuyên nhằm cung cấp cho trưởng bộ phận quản trị rủi ro.
Thứ ba: Lựa chọn nhân sự quản trị rủi ro
Nhân sự làm công tác quản trị rủi ro đòi hỏi phải có trình độ khá toàn diện, cả những hoạt động kỹ thuật, qui phạm an toàn, hoạt động tài chính, nghiệp vụ kinh doanh. Đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, chịu áp lực công việc và đức tính cẩn trọng, chu đáo là phẩm chất cơ bản của người quản trị. Nhân viên làm công tác ở những mãng và lĩnh vực trên phải được tuyển dụng một cách khách quan và nghiên cứu kỹ phẩm chất của từng người và kể cả việc bố trí để đào tạo thêm ở nước ngoài.
Hai là, đào tạo nguồn nhân lực
Tăng cường hơn nữa công tác tập huấn kỹ thuật xử lý và bảo quản cá ngừ đại dương sau đánh bắt, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch, công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm phù hợp với từng nhóm đối tượng tham gia và quá trình
khai thác, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương nói riêng và thủy sản nói chung. Ngoài đối tượng quan trọng là ngư dân và các đại lý thu mua, các cán bộ quản lý chất lượng của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cũng phải được tập huấn.
Hiện nay trình độ nghiệp vụ và phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn thấp, có khoảng cách xa so với trình độ thế giới. Vì vậy, cần đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý, cán bộ kỷ thuật, cán bộ thị trường nhằm đáp ứng được các đòi hỏi của việc kinh doanh quốc tế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sự am hiểu pháp luật trong nước và quốc tế. Ông Biện Minh Tâm - Phó Giám đốc Sở Thủy sản Phú Yên nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Ngư dân câu cá ngừ còn rất đơn độc trên biển, trong khi trình độ hiểu biết về luật hàng hải theo thông lệ quốc tế rất hạn chế, khó có thể tự giải quyết tranh chấp với tàu nước ngoài. Do vậy, chúng tôi đang cố gắng nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế, sử dụng thành thạo các thiết bị hàng hải thông qua các lớp huấn luyện thuyền trưởng và tổ chức cho các tàu, thuyền thành từng đội để tương trợ, giúp đỡ nhau, nhất là lúc gặp sự cố. Đó là cách họ tự cứu mình trước khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng" [17].
Để đạt được điều đó cần phải
Sắp xếp và tổ chức lại, củng cố, nâng cấp, mở rộng, hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất. Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
Tập trung đào tạo cán bộ có chuyên môn cao, cán bộ khoa học và cán bộ quản lý; xã hội hóa trong việc đào tạo lao động nghề cá, hướng tới đào tạo có địa chỉ theo nhu cầu thị trường.
Có chính sách ưu tiên đối với đào tạo nguồn nhân lực hoạt động nghề cá trên biển; đặc biệt các cán bộ khoa học về nguồn lợi, khai thác, cơ khí, đăng kiểm tàu cá. Gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực với bố trí dân cư và xây dựng làng cá ven biển.
hàng hải và luật biển quốc tế, phân biệt rõ ràng các đường lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng chống lấn một số nước, hướng dẫn sử dụng hải đồ và phương pháp tác nghiệp hải đồ, các chức năng cần thiết của máy định vị vệ tinh, máy thông tin liên lạc,v.v.. khi đi khai thác xa bờ.
Ba là, phát triển vùng nuôi cá ngừ đại dương
Nhà nước cần đầu tư phát triển vùng nuôi cá ngừ đại dương, xuất phát từ hai lý do sau:
Cá ngừ đại dương bao gồm cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh,… là các loài cá có giá trị kinh tế cao, là đối tượng khai thác chính của một số nghề khai thác như câu vàng, lưới vây,... Tuy nhiên, do sự tăng nhanh của số lượng tàu khai thác, việc đánh bắt tràn lan không có kế hoạch bảo vệ và tạo nguồn nên lượng cá ngừ đại dương đang có nguy cơ cạn kiệt. Nhiều ngư dân cho biết, hiện nay, lượng cá ngừ đại dương câu được rất ít “Chi phí cao nhưng kết quả thu về sau mỗi chuyến ra khơi câu cá ngừ đại dương cũng như đánh bắt xa bờ lại thấp nên chủ tàu thua lỗ, bạn câu, ngư dân đánh cá bỏ nghề”.
Cá ngừ đại dương là loài cá di cư, vì vậy ngư dân chỉ đánh bắt theo mùa, những mùa còn lại ngư dân không có thu nhập, đời sống khó khăn, tàu nằm bờ, chủ tàu khốn đốn do tàu dễ bị hỏng hóc và chịu nhiều phí tổn khác… Cũng từ sự lao đao của các chủ tàu kéo theo nhiều chủ vựa cá phải “ngồi chơi, xơi nước” trong thời gian dài đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế của đất nước.
Vì vậy, để khắc phục những khó khăn trên, một mặt nhà nước cần phải có chính sách quy định tiêu chuẩn và hạn ngạch đánh bắt hằng năm, tránh sự khai thác bừa bãi của ngư dân. Mặt khác, cần có chiến lược phát triển vùng nuôi cá ngừ đại dương, quy hoạch cụ thể các vùng nuôi và khai thác. Phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng và khai thác đặc biệt là phải phát triển thủy lợi thích hợp cho nuôi trồng đồng thời giữ gìn môi trường sinh thái nhằm mục đích ổn định, duy trì sản lượng khai thác hằng năm, tạo điều kiện cho ngư dân đánh bắt quanh năm, cải thiện đời sống, tăng sản lượng xuất khẩu, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nghề câu cá ngừ đại dương Việt Nam phát triển một cách tự phát, máy móc thiết bị còn thô sơ, lạc hậu, vì vậy ngư dân khai thác kém hiệu quả. Do đó, để tăng hiệu quả trong khai thác, ngư dân và các doanh nghiệp cần đầu tư thiết bị máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm tăng năng suất lao động.
Sử dụng công nghệ thông tin và GIS trong dự báo nguồn lợi và quản lý hoạt động khai thác trên biển, tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật câu cá ngừ ở quy mô công nghiệp vào các tàu khai thác truyền thống. Do thời gian của một chuyến đi câu thường kéo dài từ 20 – 30 ngày, nên đá để muối cá cần phải đủ và được bảo quản tốt, tốt nhất là các hầm đá trên tàu cần phải được bọc cách nhiệt bằng xốp dày và phủ 1 lớp vỏ composit để tạo độ bền, kín và không làm trầy xước cá trong khi muối. Ngoài ra, trên mỗi tàu nên có một thùng cách nhiệt có kích thước 1,6 x 0,8 x 0,8m dùng để hạ nhanh nhiệt độ thân cá trước khi muối.