Thách thức trong giáo dục

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển 2003 (Trang 75 - 82)

II. Phát triển hoà nhập

7.Thách thức trong giáo dục

Sự phát triển của giáo dục ở Việt Nam trong những năm qua rất là ấn tượng. Số lượng học sinh bậc tiểu học ngày càng tăng trên phạm vi toàn quốc. Giáo dục tiểu học được mở rộng bình đẳng cho cả học sinh nam và nữ. Các bậc học phổ thông cơ sở và phổ thông trung học cũng phát triển mạnh. Trong khoảng 5 năm qua, số lượng học sinh trung học cơ sở đã tăng gấp đôi và số học sinh trung học phổ thông đã tăng 4 lần. Tuy nhiên, việc đưa các em còn chưa đi học đến trường tiểu học vẫn là một thách thức rất lớn, chủ yếu là các em ở những gia đình nghèo và ở vùng sâu, vùng xa. Để đạt

Khung 6.2. Giới và giấy chứng nhận sử dụng đất

Các giấy chứng nhận sử dụng đất được cấp từ đầu những năm 1990 chỉ ghi tên một thành viên trong hộ gia đình, chủ yếu là người đàn ông cao tuổi nhất hay người chồng, làm cho sự bảo đảm các quyền sử dụng đất của người phụ nữ giảm đi. Việc cấp giấy chứng nhận thể hiện các quyền chung của vợ và chồng sẽ làm giảm đáng kể sự phân biệt về giới trong quản lý tài sản và có thể làm tăng sự cân bằng về giới trong việc ra các quyết định của gia đình.

Hiện nay, việc ghi tên của cả vợ và chồng vào giấy chứng nhận là một nghĩa vụ có tính pháp lý. Nghị định số 70/2001/ND-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ tháng 10 năm 2001, về việc thực thi Luật Hôn nhân và Gia đình quy định rằng các giấy tờ đăng ký tài sản gia đình, gồm cả quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, cần phải được đăng ký dưới tên của cả vợ và chồng. Tuy nhiên, bên cạnh sự thiếu hiểu biết của người dân nông thôn và các cơ quan có trách nhiệm, Tổng cục Địa chính có trách nhiệm về trao đất nông nghiệp cho người dân, đã không đưa ra những hướng dẫn và hỗ trợ cụ thể cho các tỉnh về sự thay đổi này để bảo đảm sự tuân thủ kịp thời. Trong khi việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất đã được thay đổi ở các vùng đô thị, cần có nhiều các hướng dẫn cho các vùng nông thôn. Trong Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện, Chính phủ Việt Nam đã cam kết, đến năm 2005, thực hiện việc ghi tên của cả vợ và chồng vào các giấy chứng nhận sử dụng đất.

được mục tiêu này, điều quan trọng là phải tăng cường thực hiện hệ thống miễn giảm các khoản đóng góp cho tất cả các gia đình nghèo, như chính phủ đã đề ra trong Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện. Ngoài ra, tỷ lệ học sinh tiểu học có kết quả đọc hiểu và toán kém còn đáng kể. Đây là một vấn đề đáng quan tâm và cho thấy Việt Nam có một nhiệm vụ lớn trước mắt là nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học ở các nhóm học sinh này nhằm mục đích xây dựng một nền tảng vững chắc cho mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010.

Một nền giáo dục đồng đều và có chất lượng cao sẽ là chìa khoá để xây dựng nền kinh tế Việt nam về lâu dài. Việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới yêu cầu cần có một lực lượng lao động có kỹ năng. Hiện tượng thiếu cán bộ có năng lực, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý đã bắt đầu nảy sinh ở các trung tâm kinh tế lớn năng động, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Về khía cạnh này, rõ ràng là có mối liên hệ giữa giáo dục và hiệu quả kinh tế.

Mặt khác giáo dục cũng liên hệ mật thiết với vấn đề công bằng xã hội. Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế chuyển đổi thì thu nhập giữa người có trình độ học vấn cao và người có trình độ học vấn thấp không khác biệt lắm. Nhưng đến những năm 90 chúng ta đã có thể nhìn thấy lợi ích đối với giáo dục ngày càng tăng cao. Khi nền kinh tế càng hội nhập với thế giới thì lợi ích của việc được học cao ngày càng tăng (Khung 7.1). Những khác biệt về khả năng đi học và kết quả học tập hiện nay sẽ chuyển thành sự khác biệt rõ rệt về thu nhập sau này.

Khung 7.1 Lợi tức của kỹ năng trong nền kinh tế chuyển đổi

Trong một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, sự phân bổ về thu nhập của lực lượng lao động bị dồn nén nhiều hơn trong một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung so với nền kinh tế thị trường. Một trong những hệ quả của quá trình chuyển đổi nền kinh tế là khoảng cách về thu nhập giữa những người có đặc tính khác nhau sẽ tăng lên, đặc biệt là những người có trình độ học vấn khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã tính trong một nền kinh tế chuyển đổi trung bình một năm học sẽ đem lại bao nhiêu thu nhập tại các thời điểm cải cách khác nhau. Mặc dù kết quả của các nghiên cứu này khó có thể so sánh trực tiếp được, các nghiên cứu đều cho thấy sự khác biệt về thu nhập ngày càng tăng. Trong một nền kinh tế kế hoạch hoá, lợi tức về thu nhập cho một năm học thêm là 3%. ở Đông Âu và các nươc Liên Xô cũ, mức lợi tức này tương đương với các nước công nghiệp khoảng năm năm trước đây. ở Việt nam và Trung quốc quá trình này diễn ra chậm hơn nhưng sự khác biệt về thu nhập có tăng lên. Nếu xu thế này tiếp tục thi đến năm 2002 một năm học thêm có thể đem lại 5 cho đến 6% tăng thu nhập. Hiệu ứng gộp của những thay đổi này là rất đáng kể. Ví dụ nếu mức lợi tức thu nhập cho một năm học là 2% thì một người có bằng đại học trung bình sẽ có thu nhập cao hơn khoảng 22% so với một người chỉ học xong tiểu học. Nếu mức lợi tức là 6% thì khoảng cách thu nhập giữa hai người này là 79%.

Nguồn: Rama (sắp xuất bản b). Số liệu Việt Nam do Bales & Rama tính (2002) sử dụng nguồn VLSS 1993 và 1998.

Những thành tựu

Số lượng học sinh tiểu học ngày càng tăng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn (Bảng 7.1). Tuy nhiên, một số vùng, như vùng ven biển miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long vẫn bị tụt hậu. Tỷ lệ học sinh đến trường ở những vùng này thấp hơn một số vùng khá giả hơn, chẳng hạn như đồng bằng sông Hồng (bao gồm cả Hà Nội) và miền Đông Nam bộ (kể cả thành phố Hồ Chí Minh). Song tốc độ tăng học sinh ở những vùng khó khăn này lại cao hơn.

Tỷ lệ học sinh tiểu học cao gắn liền với sự tiếp cận bình đẳng cho tất cả các em trai và gái. Trên phạm vi toàn quốc, sự khác nhau về giới trong tổng số học sinh là nhỏ. ở một số tỉnh, số em gái học đến lớp cao nhất của bậc tiểu học (lớp 5) chỉ chiếm 45% tổng số học sinh đến trường. Tuy nhiên, xét về mặt kết quả học tập, thì không thấy có sự khác biệt về giới, thể hiện ở một nghiên cứu gần đây về kết quả học tập của học sinh lớp 5 qua các bài kiểm tra toán và đọc hiểu (Hình 7.1).

Nhằm mục đích làm cho giáo dục phù hợp hơn, Việt Nam đã chính thức đưa vào áp dụng một chương trình mới đối với các bậc giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Việc

Bảng 7.1: Tỷ lệ đi học đúng tuổi tính theo vùng

đầu từ tháng 9 năm 2002. Mục tiêu của các chương trình mới là tạo cho học sinh Việt Nam khả năng học một cách hiệu quả, có đầy đủ năng lực để tham gia như một thành viên của một nền kinh tế hiện đại, và có kỹ năng cuộc sống và các giá trị của một công dân tốt. Một thách thức quan trọng là phải bảo đảm một đội ngũ giáo viên lớn có kiến thức và khả năng truyền đạt chương trình mới.

Các thách thức

Trong khi các số liệu thống kê số lượng người đi học là đáng khích lệ, vẫn còn một mảng lớn chưa hoàn thành liên quan đến nhóm học sinh lớn không đến trường hoặc làm thế nào để họ học hết giáo dục cơ sở (bảng 7.2). Có khoảng gần 1 triệu trẻ em không đến trường tiểu học. Đối với số học sinh đang theo học, tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban đã giảm xuống và số học sinh chuyển từ bậc tiểu học lên trung học cơ sở ngày càng tăng. Song tỷ lệ học sinh duy trì và kết thúc bậc học vẫn còn thấp. Đây là một hiện tượng không hiệu quả và kéo dài thời gian trung bình để có một học sinh tốt nghiệp là sáu năm cho một chu kỳ năm năm của bậc tiểu học.

Sự chênh lệch về tỷ lệ đi học của học sinh dân tộc Kinh và học sinh dân tộc thiểu số cũng rất đáng quan tâm. Mặc dù khoảng cách này đang được dần dần khép lại theo thời gian nhưng vẫn còn rất đáng kể. Năm học 1997-1998, chỉ có khoảng hai phần ba học sinh dân tộc thiểu số vào trung học cơ sở trong khi đó khoảng 83% học sinh dân tộc Kinh vào trung học cơ sở. Tương tự như vậy, tỷ lệ học sinh dân tộc Kinh học trung học phổ thông là 25% so với 54% học sinh dân tộc Kinh (Glewwe, 2002).

Kết quả học tập của học sinh ở các vùng khác nhau cũng khác nhau. Tính trung bình, học sinh ở đồng bằng sông Cửu Long, có kết quả học tập dưới mức trung bình (một nửa độ lệch chuẩn tương đương với 50 điểm). Nghiên cứu giáo dục quốc tế thường cho thấy, chỉ chênh lệch 20 điểm thôi cũng đã thể hiện sự khác nhau rất đáng kể trong kết quả học tập.

Cũng còn sự khác biệt rất lớn nữa về điều kiện học tập (Hình 7.2) Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long là ở dưới chuẩn quốc gia xét về mặt trang thiết bị lớp học và đồ dùng học tập. ở miền Bắc, đồng bằng sông Hồng là vùng được trang bị tốt nhất. Các mức độ nguồn lực cao có xu hướng tỷ lệ thuận với tỷ lệ học sinh đạt kết quả học tập cao. Trong khi các yếu tố khác cũng góp phần vào kết quả học tập của học sinh, nguồn lực của các trường đóng một vai trò quan trọng. Điều này đặt ra thách thức là phải phân bổ lại nguồn lực cho các trường như thế nào.

Bảng 7.2: Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban (%)

Nguồn: Ngân hàng thế giới, dựa trên số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các tỷ lệ học sinh tiếp tục học được tính dựa trên tỷ lệ giữa học sinh lớp 5 và học sinh lớp 1. Cách tính này có thể cho tỷ lệ học sinh tiếp tục học cao bởi vì tổng số học sinh hàng năm giảm dần. Phần trăm học sinh không đến trường là những em trong độ tuổi từ 6-14.

Cuối cùng, những gì mà học sinh học được là thước đo quan trọng nhất đối với bất kỳ hệ thống giáo dục nào. Nghiên cứu kết quả học tập của học sinh lớp 5 nói ở trên đã phân loại học sinh theo một số nhóm. Những nhóm này được xác định dựa trên mức độ kỹ năng và kiến thức của học sinh đối với mỗi môn học. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong môn toán chỉ có khoảng hơn 1/4 số học sinh nắm được kiến thức và kỹ năng bậc 6, bậc cao nhất. Bậc này đòi hỏi học sinh giải các bài tập toán về thời gian, chiều dài, diện tích, số lượng, ba chiều và đặc biệt là biết diễn giải số liệu, hình vẽ và bảng biểu. Vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 13% học sinh đạt được mức độ này. Về môn đọc hiểu, phần lớn học sinh đạt được bậc 5 xếp theo mức độ khó; trên toàn quốc chỉ có 13% học sinh đạt được bậc 6. Bậc 5 yêu cầu học sinh phải hiểu được ý định của tác giả và đưa ra những hàm ý của tác giả từ bài đọc. Bậc 6 yêu cầu người đọc phải nhận ra được mục đích, thái độ, giá trị, niềm tin, động cơ và những ẩn ý của tác giả. Học sinh cũng cần phải biết kết hợp với kiến thức bên ngoài để rút ra những hàm ý khác nhau. Kết quả học tập của học sinh khác nhau tuỳ theo vùng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng đứng trên mức trung bình quốc gia, và các vùng như đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và các vùng Tây bắc có kết quả dưới mức trung bình quốc gia.

Đưa ra tiêu chuẩn để so sánh cũng là một cách nữa đánh giá kết quả học tập của học sinh. Có hai chuẩn được xây dựng dựa trên khả năng học sinh làm các bài tập đọc và toán được đưa ra trong một số tình huống cụ thể. Mức chuẩn thứ nhất dựa trên khả năng học sinh sử dụng một loạt các kỹ năng toán học và đọc hiểu cần thiết để sử dụng trong xã hội Việt Nam. Những học sinh nào ở dưới mức này được miêu tả là “dưới chuẩn”. Mức chuẩn thứ hai dựa trên việc đánh giá khả năng của học sinh có thể làm các bài tập toán và đọc trong bậc học tiếp theo. Học sinh nào đạt trên mức chuẩn thứ hai này được coi là những người “có khả năng học độc lập” do các em đã thể hiện được những kỹ năng cần thiết để có thể học một cách độc lập trong giai đoạn học tập tiếp theo. Đối với cả hai môn toán và đọc hiểu, tỷ lệ học sinh “dưới chuẩn”, “đạt chuẩn chức năng” giảm dần nếu xét từ các trường học vùng sâu biệt lập đến các trường nông thôn và cuối cùng là các trường ở thành phố (Hình 7.3). Mối quan hệ giữa sự cách

biệt/ xa xôi của trường học với kết quả học tập của học sinh đặc biệt rõ nét ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Có một điều rõ ràng nữa là có nhiều học sinh đạt đến mức chuẩn “ có khả năng học độc lập” trong môn toán nhiều hơn là trong môn đọc hiểu. Song cần lưu ý là tỷ lệ học sinh “dưới chuẩn” không phải là nhỏ và tỷ lệ học sinh chỉ “đạt chuẩn chức năng” còn khá lớn. Đây là vấn đề đáng quan tâm và cho thấy rằng Việt Nam trong thời gian tới có nhiệm vụ lớn là nâng cao chất lượng dạy và học đối với những nhóm học sinh này để xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010.

Những vấn đề tiềm ẩn

Trong khi giáo dục tiểu học là miễn phí, các phân tích hộ gia đình và đánh giá nghèo đói cho thấy rằng các đóng góp tài chính vẫn là khó khăn đối với nhiều gia đình khi cho con cái họ đến trường. Các gia đình phải mua sắm sách vở và tài liệu học tập cho con em họ, đóng tiền tu sửa trường học, và một số phí tổn khác như đi lại và đồng phục. Những khoản thanh toán và đóng góp này thực sự là gánh nặng đáng kể đối với các gia đình nghèo (Pradhan 2002).

Trong Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện, Chính phủ Việt Nam đã cam kết tăng cường chế độ miễn giảm học phí. Nhưng để cởi bỏ gánh nặng tài chính đối với người nghèo đòi hỏi phải có một chiến lược rõ ràng. Chẳng hạn, việc cấp miễn phí sách vở và tài liệu cho học sinh nghèo có thể làm tăng chi phí giáo dục song không đòi hỏi cần có nhiều sự thay đổi trong các thể chế luật pháp hiện hành. Tuy nhiên, việc miễn đóng góp vào quỹ tu sửa trường học lại là vấn đề khác. Việc này đòi hỏi cần có ngân sách cấp từ trung ương hay địa phương xuống các trường học để bù đắp cho những đóng góp bị mất đi đó. Điều này cũng đòi hỏi tăng chi tiêu công cộng và cần có một cơ chế tốt hơn để bảo đảm số tiền đó đến được các trường học.

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển 2003 (Trang 75 - 82)