Duy trì tính ổn định

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển 2003 (Trang 31 - 37)

I. Nền kinh tế thị trường

1.Duy trì tính ổn định

Viễn cảnh kinh tế của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong vòng 12 tháng qua. Sự cải thiện này là nhờ một loạt các chính sách và quy chế đưa nền kinh tế vào một quỹ đạo tăng trưởng trung hạn ở tầm cao hơn, kể cả trong điều kiện môi trường bên ngoài còn chưa thuận lợi. Niềm tin trong khu vực tư nhân được củng cố do chương trình cải cách theo giai đoạn chi tiết đã được thông qua vào năm 2001. Những doanh nghiệp mới của tư nhân được thành lập với tốc độ khoảng 1.600 doanh nghiệp một tháng, và vào đầu năm 2002, Hội nghị Trung ương 5, BCH TƯ Đảng Khoá 9 đã tỏ rõ sự ủng hộ mạnh mẽ hơn bao giờ hết đối với khu vực tư nhân. Tăng trưởng kinh tế nhanh cũng đi kèm với mức nợ nước ngoài trong phạm vi kiểm soát được. Viễn cảnh thuận lợi này cùng với tiềm năng tăng trưởng bền vững trong trung hạn của Việt nam cho thấy tác động của khủng hoảng Đông Á đã kết thúc và bắt đầu một giai đoạn thịnh vượng mới. Việt nam có thể sẽ có một vài năm với mức tăng trưởng GDP cao như trong thập kỷ 90.

Tuy nhiên, thịnh vượng không đơn giản tự nó mà đến. Việc tiếp tục thực hiện cải cách cơ cấu trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp, đồng thời cải thiện quản lý chi tiêu và đầu tư công cộng là điều căn bản để đảm bảo cho tình trạng nợ trong nước duy trì được ở mức bền vững trong trung hạn. Tốc độ cải cách chậm chạp của khu vực quốc doanh chưa tương thích với tiến độ nhanh chóng của cải cách thương mại. Nếu các doanh nghiệp nhà nước không thể đối phó được với tính cạch tranh gia tăng trên thương trường, các doanh nghiệp này sẽ gặp nhiều khó khăn khi thanh toán nợ nần và từ đó sẽ dồn tích các khoản nợ xấu. Trong trường hợp đó, thịnh vượng đơn giản chỉ là sự tăng trưởng “vay mượn” và dần dần sẽ lại dẫn tới việc tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng một cách tốn kém.

Những diễn biến gần đây

Năm 2002, dự kiến tăng trưởng GDP thực tế là khoảng 6%. Ước tính này cho thấy có cải thiện đáng kể so với những năm trước. Những nền tảng căn bản tốt trong ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện cải cách cơ cấu, đi kèm với niềm tin ngày càng được nâng cao trong nền kinh tế, đó chính là những lý do căn bản dẫn đến tăng trưởng GDP nhanh hơn. Mức tăng trưởng được duy trì do có sự gia tăng về cầu trong nước (Hình 1.1). Tỷ lệ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá đã phục hồi trở lại mức chưa từng có kể từ khi nền

kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1997. Sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền như vật liệu xây dựng nhà, ô tô, xe máy, và ti-vi khẳng định rằng mức tiêu dùng đã tăng nhanh trong năm 2002.

Đầu tư cũng là một nguồn tăng trưởng quan trọng trong năm 2002, cho thấy rằng sự phục hồi này là bền vững. Việc nhiều doanh nghiệp mới được thành lập và niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư đã thúc đẩy việc đầu tư vốn và đưa con số những doanh nghiệp đăng ký mới lên trên 50.000 trong vòng 2 năm qua. Đến tháng 7-2002, vốn đầu tư từ những doanh nghiệp mới đã tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Riêng đầu tư của những doanh nghiệp mới vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế chính thức có khả năng sẽ đạt 40 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 2.7 tỷ đô la Mỹ) trong năm 2002 — tức là gần 9% GDP. Tổng đầu tư của khu vực nhà nước, kể cả từ nguồn ngân sách và vốn của doanh nghiệp, dự kiến sẽ ở mức 18% GDP năm nay.

Xu hướng của các khu vực kinh tế

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng. Ngành chế biến tiếp tục tăng mạnh với khu vực tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài đạt tỷ lệ tăng sản lượng lần lượt là 19% và 15% (Bảng 1.1). Nguyên nhân của xu hướng này là tỷ lệ doanh nghiệp mới được thành lập đạt mức cao trong năm 2002. Với mức tăng sản lượng 12% năm sau so với năm trước, sản xuất công nghiệp của khu vực nhà nước có khiêm tốn hơn. Điều này phản ánh sự chuyển dịch dần dần của Việt Nam sang kinh tế thị trường, với nhiều doanh nghiệp nhà nước ngày càng phải đứng trước áp lực cạnh tranh và hạn chế ngân sách cứng rắn hơn. Giá trị gia tăng trong khu vực tư nhân chính thức của nền kinh tế quả thực đã vượt khu vực nhà nước, ít nhất kể từ năm 1997.

Sản lượng nông nghiệp tiếp tục tăng đều ở mức 5% năm 2002, mặc dù bị hạn hán ở Tây Nguyên và lũ lụt nghiêm trọng ở miền Nam. Trong ngành dịch vụ, GDP tăng ở mức 6% một năm, nhờ vào du lịch. Ước tính của Hội đồng Du lịch Thế giới cho thấy rằng ngành này đã tạo ra 668.000 công ăn việc làm cho Việt Nam, tức là gần 2% tổng số việc làm (Boye, 2002). Trong 9 tháng đầu năm nay đã có khoảng 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế - tăng 12% so với năm 2001. Cho đến giờ vẫn khó có thể nói được là liệu mối lo ngại về an ninh trong khu vực năm nay có ảnh hưởng đến ngành du lịch ở Việt Nam cũng như ở các nước khác, hay Việt Nam tiếp túc được coi là chỗ nơi trú ẩn an toàn trong cơn bão hay không.

Bảng 1.1: Động lực của tăng trưởng

1/ Số liệu về dịch vụ là dựa trên giá trị gia tăng.

Những khó khăn bên ngoài

Hoạt động xuất khẩu trái lại vẫn còn bấp bênh. Trong tám tháng đầu năm 2002, xuất khẩu giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự suy giảm này một phần là do giá dầu thô và một số mặt hàng khác giảm, những mặt hàng chiếm hơn một phần tư trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đến tháng 8 và tháng 9 đã có chuyển biến đáng mừng về tình hình xuất khẩu, và tăng trưởng cho cả năm dự kiến là khoảng 7% (Bảng 1.2). Ngoài việc giá hàng tăng, tăng trưởng xuất khẩu còn do có sự gia tăng mạnh trong xuất khẩu sang thị trường Mỹ, theo hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ có hiệu lực từ năm ngoái.

Xuất khẩu hàng may mặc và giày dép - chiếm một phần ba trong kim ngạch xuất khẩu trừ dầu thô - tăng lần lượt là 32% và 12% trong năm 2002. Xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ đã tăng 16 lần từ năm 2001 sang 2002, nâng tổng xuất khẩu sang Mỹ lên trên 2 tỷ đô la, và biến nước này thành thị trường lớn thứ hai sau Liên minh Châu Âu, hơn cả Nhật bản. Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng 28% trong 3 quý đầu năm 2002, mặc dù có những khiếu nại về bán phá giá của phía Mỹ, làm cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam khó tiếp cận thị trường Mỹ hơn. Xuất khẩu giày dép và hàng thủ công sang EU tiếp tục tăng nhanh trong năm 2002. Tuy nhiên, tranh chấp và tạm thời cấm nhập tôm từ Việt Nam do lo ngại có dư lượng kháng sinh cao đã kiềm chế mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nói chung. Xuất khẩu trừ dầu thô của Việt Nam sang Nhật đã giảm 7% năm nay.

Trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ là đáng khích lệ và cho thấy những dấu hiệu tốt cho tương lai, thì xuất khẩu sang Trung Quốc lại không được thuận lợi cho lắm. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 8% trong năm 2001, và giảm 5% trong 3 quý đầu năm 2002. Kết quả này đưa ra những nghi ngờ về khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, trong khi các nước khác trong khu vực có khả năng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2002. Một điều cũng đáng lo ngại là nếu Trung Quốc mở cửa hơn nữa sau khi gia nhập WTO, sẽ làm mất cơ hội cho Việt Nam để đối chọi lại với tác động của việc kinh tế chững lại ở những khu vực khác, nhất là khi chu kỳ kinh doanh của Trung Quốc lại khác với của những trung tâm kinh tế khác như Nhật bản và Mỹ.

Bảng 1.2: Xuất khẩu tăng ở mức khiêm tốn

1/ Triệu US.

Xuất khẩu dầu thô vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng tỷ lệ tăng lại có hạn. Năm nay và năm sau, dầu thô khó có khả năng làm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu như đã từng xảy ra trước đây. Điều này là do không thể lặp lại việc gia tăng rất nhanh về khối lượng khai thác như vào cuối những năm 90, do có hạn chế về công suất. Giới hạn công suất khai thác cũng hàm ý rằng kể cả khi giá dầu có tăng mạnh, đẩy mức giá trung bình trong năm 2002 lên trên 30 đô la một thùng, thì cũng chỉ có tác động không đáng kể đến tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

Quản lý kinh tế vĩ mô

Quan điểm ngân sách vẫn giữ trạng thái thận trọng, với mức thâm hụt ngân sách sự kiến xấp xỉ 3% GDP, không kể cho vay lại, trong năm 2002, tương tự với mức của năm 2000 và 2001. Tuy nhiên, để duy trì được mức thu ngân sách như hiện tại trong trung hạn đòi hỏi phải có những nỗ lực đồng bộ nhằm tăng nguồn thu ngoài dầu thô. Năm 2000, xuất khẩu dầu thô chiếm 32% tổng thu, con số này dự kiến sẽ giảm xuống còn 28% năm 2002. Điều này đòi hỏi phải tăng cường chính sách và quản lý thu thuế VAT. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả của hệ thống VAT, và tăng cường nguồn thu, để không trực tiếp phụ thuộc vào thuế xuất nhập khẩu, lại càng thể hiện rõ khi dự kiến trước được rằng thu từ thuế quan sẽ giảm do có cam kết giảm thuế quan trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN và hiệp định thương mại Việt-Mỹ.

Tổng mức chi ngân sách đã được kiềm chế để bảo đảm ngân sách và được quản lý rất thận trọng trong năm 2002. Chi đầu tư đã tăng trong năm 2001 để cải tạo cơ sở hạ tầng bị lũ lụt tàn phá, nhưng nay không tiếp tục tăng nữa. Cả tỷ trọng của chi đầu tư và chi thương xuyên trong GDP đều giảm trong năm 2002. ở Việt Nam, mức chi tiêu công ít đáng lo ngại hơn là sự phân bổ chi tiêu.

Tình hình cầu nội địa tăng mạnh hiện nay đang tạo một cơ hội để tiếp tục giảm thâm hụt, nhằm củng cố tài chính công. Đặc biệt, điều quan trọng có lẽ là phải dứt khoát chuyển sang hạn chế rủi ro ngân sách gắn liền với những khoản nợ bất thường cho chính phủ liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước và mức nợ xấu trong khu vực ngân hàng.

Mức nợ nước ngoài hiện nay của Việt Nam là 12,1 tỷ đô la năm 2001 và dự kiến sẽ lên tới 13,3 tỷ vào cuối năm 2002. Số nợ này chiếm 37% GDP và 84% xuất khẩu, với nghĩa vụ trả nợ hàng năm chiếm 8% xuất khẩu. Hầu hết những khoản nợ này là theo điều khoản ưu đãi, có nghĩa là với mức lãi suất rất thấp. Do đó, khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam ước tính là sẽ duy trì được trong trung và dài hạn, và Việt nam sẽ không còn nằm trong nhóm nước được xoá nợ theo chương trình của Các nước nghèo mắc nợ trầm trọng (Ngân hàng Thế giới, sẽ xuất bản c). Các nhà đầu tư cũng nhìn nhận mức độ rủi ro của Việt nam phù hợp với tính bền vững trung hạn (khung 1.1). Nhưng việc quản lý nợ lại cần phải quan tâm hơn. Hiện tại, công tác này còn được phân tán ở vài cơ quan chính phủ, sử dụng những cơ sở dữ liệu không đồng bộ (Ngân hàng Thế giới, 2002a).

Chính sách tín dụng tiếp tục được kiềm chế, theo đúng chương trình được Quĩ Tiền tệ Quốc tế hỗ trợ. Điều đáng nói là mức tăng tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước được giữ ở mức thấp hơn so với thoả thuận. Tháng 6-2002, trần lãi suất cho vay bằng nội tệ đã được bãi bỏ, cho phép các ngân hàng có thể định giá tốt các rủi ro tín dụng và do đó mở rộng cho vay sang khu vực tư nhân mới nổi.

Điều này cơ bản phản ánh sự gia tăng trong giá lương thực thực phẩm, mặt hàng chiếm khoảng một nửa trong chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, mức tăng giá vật liệu xây dựng cũng đáng kể.

Nhu cầu tài trợ tăng lên

Do Việt Nam thực hiện những cải cách theo kế hoạch trong khu vực nhà nước, kể cả mạng an sinh xã hội cho những người lao động phải nghỉ việc ở các doanh nghiệp nhà nước, và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, nên tổng yêu cầu tài trợ từ bên ngoài dự kiến sẽ tăng. Cũng vậy, nhập khẩu tiếp tục tăng ở mức cao là 15% năm 2002, phản ánh nhu cầu nội địa mạnh và nhất là nhu cầu về những đầu vào chủ yếu cho sản xuất và máy móc thiết bị. Do đó, cán cân vãng lai sẽ bị thâm hụt ở mức khoảng 2% GDP trong năm 2002.

Trong trung hạn, doanh thu xuất khẩu sẽ làm giảm bớt yêu cầu tài trợ. Nhưng những nguồn phi thương mại như du lịch và kiều hối cũng sẽ trở thành nguồn cung ứng quan trọng về ngoại tệ. Các nguồn tin từ khu vực ngân hàng của Việt Nam ước tính

Khung 1.1: Việt Nam rủi ro đến mức nào?

Năm 2002, các cơ quan xếp hạng rủi ro quốc tế đã nâng mức xếp hạng của Việt Nam lên. Moody’s Investor Services, Capital Intelligence, và Cơ Quan phân loại rủi ro quốc gia của OECD đều cải thiện cách xếp hạng của họ về triển vọng của Việt Nam, trong khi mức xếp hạng ban đầu được công bố vào tháng 6 bởi Standard & Poor’s và Fitch Ratings, theo yêu cầu của chính phủ.

Mức xếp hạng được cải thiện và mới được đưa ra cho Việt Nam khẳng định cách nhìn nhận được cải thiện đáng kể về môi trường đầu tư. Bảng xếp hạng mới đặt Việt Nam trong cùng nhóm với những nước như Bun-ga-ri, Peru, và Nga, và cao hơn những nước như Indonesia, Brazil, và Ru-ma-ni. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: trang web của các tổ chức trên, tháng 10-11 năm 2002. Các nước thuộc mỗi hệ xếp hạng được liệt kê theo thứ tự abc.

rằng kiều hối do người Việt ở nước ngoài gửi về đã đạt mức 1.9 tỷ đô la năm 2001, và có khả năng sẽ vượt 2 tỷ đô la trong năm nay. Những con số này cũng bao hàm cả những khoản được chuyển qua các kênh không chính thức.

Luồng đầu tư nước ngoài trực tiếp vẫn ổn định. Tuy nhiên cho đến thời điểm này của năm 2002, mức cam kết đầu tư nước ngoài còn thấp hơn năm 2001, trong khi số dự án được phê duyệt lại cao hơn, cho thấy có sự thay đổi trong cơ cấu và loại hình đầu tư, theo hướng những dự án đầu tư nước ngoài nhỏ hơn. Bằng chứng thực tế từ cộng đồng đầu tư nước ngoài cũng cho thấy rằng các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến những ngành định hướng xuất khẩu. Sau khi có tác động tiêu cực ban đầu từ cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1998, mức đầu tư thực hiện giữ tương đối ổn định trong suốt giai đoạn (Hình 1.2). Tuy nhiên, việc thực hiện này bao gồm cả đầu tư của đối tác trong nước. Luồng vốn nước ngoài thực sự đổ vào thì thấp hơn một chút, nhưng cũng đang trong xu hướng gia tăng.

Sự ổn định tương đối của đầu tư trực tiếp của nước ngoài phản ánh phần nào vị thế trung gian của Việt nam trong khu vực. Đầu tư nước ngoài tại khu vực Đông Á đã bị giảm sút đáng kể (UNCTAD, 2002). Tuy nhiên các cam kết mới về đầu tư nước ngoài vào Trung quốc đã tăng 33% và vốn thực hiện cũng tăng 21% trong 7 tháng đầu năm 2002. Sự hấp dẫn của Trung quốc đối với các nhà đầu tư nước ngoài có tầm quan

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển 2003 (Trang 31 - 37)