I. Nền kinh tế thị trường
5. Một chặng đường dài phía trước
TRƯỚC
Thời gian qua đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong thái độ đối với khu vực tư nhân, với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000, và gần đây là Hội nghị Trung ương 5, Khoá 9 của Đảng vào tháng 3-2002, đã chính thức ủng hộ khu vực tư nhân. Luật Doanh nghiệp thực sự đã cho thấy sự thay đổi từ hệ thống cấp phép kinh doanh, trong đó chính phủ đảm nhận vai trò kiểm soát và chỉ đạo khu vực tư nhân, sang hệ thống đăng ký kinh doanh trong đó chính phủ đưa ra khuôn khổ pháp lý để tư nhân hoạt động.
Khung 4.2: Tiết kiệm bưu điện
Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện Việt Nam (VPSC) được thành lập năm 1999, là một trong những cơ chế tiết kiệm bưu điện trẻ nhất trên thế giới. Mục tiêu chính của nó là cung cấp các phương tiện tiết kiệm cho những bộ phận dân cư chưa được phục vụ. Hiện công ty có 539 chi nhánh và có kế hoạch mở rộng thành 600 chi nhánh vào cuối 2002. Hiện có gần nửa triệu tài khoản tiết kiệm được mở tại VPSC. Khối lượng huy động luỹ tích là 7 tỷ đồng tiền gửi, với số tiền gửi còn tồn là 3,8 tỷ đồng.
Tại một nước mà ba phần tư dân số sống ở nông thôn, VPSC có tiềm năng vươn xa và sâu. Phạm vi địa l?ý? của nó không mở rộng theo động cơ lợi nhuận. Khách hàng nông thôn, những người trước kia chưa được tiếp xúc với dịch vụ tài chính, tỏ ra thích loại hình này, nhất là vì nó có được sự bảo lãnh ngầm của chính phủ.
VPSC còn cung cấp khả năng tiếp cận với dịch vụ tài chính còn thiếu ở một số vùng. Vì công ty sẽ còn phát triển nên nó sẽ đem lại lợi ích cho người dân trong cả nước bằng cách tạo cơ hội cho họ tiết kiệm, đồng thời có thể rút tiền ở bất cứ đâu trong nước Việt Nam. Như được lập ra cho đến nay, VPSC là một nguồn lực quý, nhưng cần thận trọng khi tiếp tục phát triển, nhất là trong sử dụng vốn huy động được.
Tăng trưởng của khu vực tư nhân sẽ có tầm quan trọng then chốt ở Việt Nam, nhất là trong tạo công ăn việc làm. Mỗi năm có 1,2 triệu người mới tham gia thị trường lao động. Khu vực nhà nước không thể tăng thêm cơ hội việc làm, như xu hướng trước đây cho thấy, và càng như vậy khi thực hiện những cải cách cần thiết để nâng cao hiệu quả. Ngoài công ăn việc làm, khu vực tư nhân lớn mạnh sẽ còn tạo áp lực cạnh tranh cần thiết để củng cố các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần. Một khu vực tư nhân lớn mạnh sẽ là nguồn đầu tư quan trọng và đóng vai trò trong cung ứng những dịch vụ cơ bản như điện nước và giáo dục. Nhưng để đạt được những mục tiêu đó, cần phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh.
Một khởi đầu tốt, nhưng…
Sự phản ứng của khu vực tư nhân trước những thay đổi chính sách gần đây là rất rõ nét. Từ tháng 1-2000 đến tháng 10-2002, gần 50.000 doanh nghiệp mới được đăng ký, tương đương với gần ba phần tư tổng số những doanh nghiệp tư nhân được đăng ký theo Luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Bảng 5.1). Hầu hết những doanh nghiệp tư nhân mới đăng ký là tương đối nhỏ về quy mô. Những doanh nghiệp được đăng ký cho đến nay trong năm 2002 có vốn trung bình vào khoảng 1.35 tỷ đồng tức là khoảng 90 nghìn đô la.
Sản lượng công nghiệp của khu vực tư nhân non trẻ đã tăng gần 19% năm 2001, so với khu vực nhà nước chỉ có 13%. Nhưng mặc dù có tiến bộ vượt bậc như vậy, khu vực tư nhân trong nước chính thức của Việt Nam còn quá nhỏ bé và tương đối mong manh. Đến năm 2002, nó chiếm dưới 4% GDP, 6% sản lượng công nghiệp chế biến, và khoảng 3% tổng việc làm. Về mặt này, khu vực tư nhân vẫn còn cả chặng đường dài phải đi.
Tạo sân chơi bình đẳng
Sân chơi hiện nay ở Việt Nam còn rất không bình đẳng. Các loại hình doanh nghiệp khác nhau như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân chính thức, và hộ kinh doanh đều tuân theo những luật lệ và quy dịnh khác nhau. Dựa theo loại hình doanh nghiệp, hoạt động hay địa điểm, các doanh nghiệp có thể có lợi từ một số cơ chế đặc thù, như tín dụng hay miễn thuế. Chính phủ đã đưa ra kế hoạch thống nhất khuôn khổ pháp lý cho mọi loại hình doanh nghiệp song cần phải đẩy nhanh công việc vô cùng quan trọng và cấp thiết này.
Bảng 5.1: Những doanh nghiệp mới đăng ký
1/ Số liệu cho năm 2002 là cho đến 10 tháng 10.
2/Các doanh nghiệp mới đăng ký có thể còn bao gồm các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, các công ty cổ phần có cổ đông nhà nước và các công ty cổ phần đăng ký theo Luật doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Số liệu chỉ tính đến các công ty đăng ký theo Luật Doanh nghiệp. Vốn được tính bằng tỷ đồng.
Tiếp cận với thị trường đầu vào, đất đai, và vốn cũng khác nhau tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và cách thức đối xử của mỗi doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp tư nhân phần lớn là không có quyền sử dụng đất hoặc các loại tài sản để thế chấp sẽ phải dựa nhiều vào các mối quan hệ quen biết cá nhân hơn là doanh nghiệp nhà nước khi vay vốn (Bảng 5.2).
Sự ưu tiên dành cho các doanh nghiệp nhà nước cũng gây khó khăn cho phát triển khu vực tư nhân và quy mô của mỗi doanh nghiệp. Các quy định gần đây ví dụ như Quyết định 58 của Chính phủ về phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã phản ánh quyết tâm của chính phủ trong việc duy trì vai trò chủ đạo trong một loạt lĩnh vực khác nhau như sản xuất máy móc thiết bị nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất thiết bị điện, công nghệ thông tin, xi măng, xây dựng, và nhiều loại hàng hoá tiêu dùng và chế biến quan trọng khác.
Cách nhìn nhận cũng rất quan trọng. Trong khi thái độ của các quan chức và công chúng đối với khu vực tư nhân đã được cải thiện, thì các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn chưa được nhìn nhận một cách công bằng. Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thường thèm muốn có được quyền tự do và tự chủ tương đối của những giám đốc doanh nghiệp tư nhân, và điều mà họ nhìn nhận là cán bộ thu thuế không thực hiện quy định một cách bình đẳng. Ngược lại, hai phần ba giám đốc doanh nghiệp tư nhân lại kêu ca về đối xử ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước chính là trở ngại cho doanh nghiệp của họ, và 43% coi đó là trở ngại lớn. Đối xử không bình đẳng cũng dẫn đến những phản ứng và cách làm khác nhau của doanh nghiệp, nhất là trong giải quyết xung đột. Do đó, 76% giám đốc doanh nghiệp nhà nước tuyên bố là họ dựa vào chính phủ để giải quyết hợp đồng, so với 44% giám đốc doanh nghiệp tư nhân (Viện kinh tế và quản lý Châu Á-Thái bình dương và Viện QLKTTƯ, 2002).
Vai trò của chính phủ
Vai trò của chính phủ cần phải được thay đổi từ chỗ là người lập duyệt kế hoạch và cung cấp sang vai trò của người điều tiết và hỗ trợ. Hiện tại vẫn còn chưa thực sự rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chính quyền khác nhau cũng như việc phân định các cấp chính quyền. Xoá bỏ các thủ tục quan liêu giấy tờ sẽ giảm thiểu cơ hội trục lợi và chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp khi phải làm việc với chính phủ. Chẳng hạn như các doanh nghiệp còn phải thực hiện quá trình đăng ký hoạt động gồm 10 bước, mất khoảng 68 ngày, và tốn mất 35% trong GDP đầu người hàng năm (Khung 5.1).
Việc cấp giấy phép kinh doanh là trường hợp đáng bàn. Mặc dù đã có tiến bộ trong giảm số giấy phép, nhưng quá trình này còn nhiều ý kiến. Từ ngày 3-2-2000, có 84 lại giấy phép đã được bãi bỏ. Thêm 27 loại giấp phép nữa được bãi bỏ từ ngày 11-8- 2000, và có 34 loại giấy phép được sửa đổi. Cũng tương tự, từ 4-6-2002, 5 loại giấy
Bảng 5.2: Tầm quan trọng của quan hệ quen biết
Khung 5.1: Mười bước (và 68 ngày) để bắt đầu
Dưới đây là quá trình mà các doanh nghiệp cần làm để bắt đầu hoạt động, lấy ví dụ về đăng ký? một Công ty Trách nhiệm Hữu hạn tư nhân, với số vốn là 3900 đô la ở Hà Nội.
Bước 1: Xin giấy chứng nhận đăng ký ? kinh doanh từ ? Phòng Đăng ký Kinh doanh địa phương. Thời gian:15 ngày. Chi phí: 220.000 đồng.
Bước 2: Xin đăng k?ý con dấu từ Bộ Công an. Thời gian:7 ngày. Chi phí: 260.000 đồng.Việc này được làm ở Phòng Hành chính Trật tự xã hội, Sở Công an Thành phố. Phải trình các giấy tờ hợp lệ (chứng minh thư của người đại diện hợp pháp, giấy phép thành lập, chứng nhận đăng ký kinh doanh, và đơn xin). Hầu hết các giấy tờ giao dịch kinh doanh phải có chữ ký và đóng dấu thì mới được coi là có giá trị pháp lý. Nếu không có dấu, doanh nghiệp không thể đăng ký với cơ quan thuế, mở tài khoản ngân hàng và xin đăng ký sử dụng những dịch vụ như điện thoại, điện, nước, thuê văn phòng, v.v. Tính trung bình, phải đi lại 2 lần thì mới xin được dấu. Giấy phép xin làm con dấu phải được cấp trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ tại Sở Công an.
Bước 3: Làm con dấu công ty. Thời gian:12 ngày. Chi phí: đã nêu trên.Doanh nghiệp cầm giấy phép đến nơi sản xuất con dấu theo cơ quan công an chỉ định để đặt làm con dấu. Nơi làm con dấu sẽ hẹn lấy dấu để người xin dấu đến cơ quan công an nhận.
Bước 4: Đi nhận dấu của công ty. Thời gian: 1 ngày. Chi phí: không. Người sản xuất dấu đem con dấu đã hoàn thành đến cơ quan công an để giao.
Bước 5: Mở tài khoản trung gian. Thời gian: 1 ngày. Chi phí: không. Một khoản đặt cọc tối thiểu được Ngân hàng Ngoại thương yêu cầu để làm điều kiện trong toàn bộ thời gian hoạt động của công ty, một khoản cố định là 5 triệu đồng cho tài khoản tiền Việt và 500 đô la cho tài khoản ngoại tệ. Hồ sơ xin bao gồm: đơn xin, các giấy tờ xác nhận tính pháp lý của việc thành lập công ty, quyết định bổ nhiệm ké toán trưởng, thư đăng ký có chữ ký có thẩm quyền và dấu của công ty.
Bước 6: Công bố trên báo chí Thời gian: 7 ngày. Chi phí 750.000 đồng, nếu đăng trên báo Hà Nội mới, khổ 9x4cm. Chi tiết cần thông báo: tên và loại hình doanh nghiệp; trụ sở chính và mục đích kinh doanh; vốn điều lệ, tên và địa chỉ của những người sáng lập, tên và địa chỉ của đại diện hợp pháp và địa điểm đăng ký kinh doanh.
Bước 7: Đăng ký thuế với Cục Thuế thành phố Hà Nội và nộp thuế cấp phép kinh doanh. Thời gian: 10 ngày. Chi phí 850.000 đồng.Những giấy tờ cần thiết: kê khai đăng ký thuế; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thủ tục này sẽ đăng ký để công ty nộp tất cả những loại thuế cần thiết. Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ đến Cục Thuế Hà Nội dể kê khai những loại thuế áp dụng và hệ thống kế toán. Một mã thuế cho doanh nghiệp sẽ được cung cấp sau 8 ngày làm việc, sau khi hoàn thành kê khai thuế của doanh nghiệp. Các loại thuế và chế độ kế toán gắn với hoạt động của doanh nghiệp (thuế cấp phép kinh doanh, VAT, thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập cá nhân, v.v. đều phải kê khai.
Bước 8: Đăng ký đóng bảo hiểm xã hội để nộp bảo hiểm xã hội tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố. Thời gian: 7 ngày. Chi phí: không.Thủ tục này áp dụng cho những doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên. Doanh nghiệp phải kê danh sách người lao động để đăng ký bảo hiểm xã hội (tên, ngày sinh, mức lương, như nêu trong hợp đồng lao động). Sau dó sẽ đến Bảo hiểm Xã hội thành phố để đăng ký mã số bảo hiểm của doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ nộp bảo hiểm xã hội thường xuyen tại các cơ quan bảo hiểm xã hội cấp phường hoạt động huyện.
Bước 9: Đăng ký với Cơ quan bảo hiểm y tế để nộp bảo hiểm y tế cho người lao động. Thời gian 7 ngày. Chi phí: không.Có thể tiến hành đồng thời với bước 8. Thủ tục này áp dụng cho những doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên. Doanh nghiệp phải kê khai danh sách người lao động để đăng ký bảo hiểm y tế (tên, ngày sinh, và lương), cung với quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh, đơn đăng ký, và bản sao công chứng hợp đồng lao động). Sau đó đến cơ quan Bảo hiểm y tế để nộp bảo hiểm y tế. Giấy chứng nhận bảo hiểm y tế sẽ được ban hành trong vòng 1 tuần.
Bước 10: Thành lập công đoàn cùng với Công đoàn thành phố. Thời gian: 1 ngày. Chi phí: không. Thủ tục này là bắt buộc đối với những doanh nghiệp có ít nhất 10 lao động, và phải được làm trong vòng 6 tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động. Công đoàn đầu tiên này mang tính tạm thời, và nhiệm kỳ là 1 năm. Khi hết nhiệm kỳ nói trên, theo quy định của pháp luật hiện hành, công đoàn tạm thời này sẽ được chuyển thành đơn vị công đoàn cơ sở chính thức.
phép được bãi bỏ và 10 loại được sửa đổi. Để nâng cao tính rõ ràng, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam đã gửi danh sách 226 loại giấy phép đến các bộ và cơ quan chính phủ để yêu cầu làm rõ. Sau đó đã phát hiện ra rằng 51 loại giấy phép đã không còn tồn tại nữa, song lại có thêm 21 loại giấy phép mới, như vậy có tất cả 194 loại giấy phép hiện còn có hiệu lực.
Khía cạnh địa phương
Sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp đăng ký là không đồng đều trong cả nước. Khu vực tư nhân chính thức chủ yếu tập trung ở những khu đô thị chính và một vài tỉnh lân cận. Những khu vực này có trên một doanh nghiệp tư nhân đăng ký trên một nghìn dân. Tiếp đến, có một số tỉnh ở mức trung bình, cứ hai nghìn dân thì có một doanh nghiệp đăng ký. Nhưng đại đa số các tỉnh của Việt Nam chỉ có khoảng một doanh nghiệp tư nhân chính thức trên bốn nghìn dân, chắc chắn là không đủ để góp phần tạo công ăn việc làm.
Trong khi chênh lệch giữa các vùng về mức độ phát triển của khu vực tư nhân chắc chắn là đi kèm với chênh lệch về địa điểm, cơ sở hạ tầng, và mật độ dân cư, nhưng nó cũng phản ánh những thái độ và năng lực khác nhau của các địa phương. Quản lý hành chính của Việt Nam ngày càng được phân cấp và đối với doanh nghiệp tư nhân, chính quyền địa phương là nơi ảnh hưởng quyết định đến thành bại của họ (khung 5.2). Chính quyền địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận thị trường đầu vào và giấy phép hoạt động. Ví dụ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các sở của tỉnh có quyền phê duyệt mọi dự án đầu tư của địa phương và hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, trừ những dự án rất lớn. Cũng những cơ quan này sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết việc cho thuê đất, trừ những mảnh đất lớn. Họ cũng tiến hành đăng ký kinh doanh chính thức theo Luật Doanh nghiệp. Họ
Khung 5.2: Kinh nghiệm của Bình dương