Thâm niên công tác:

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 136)

Có sự khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình mức độ cần của các nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm và nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm ở nội dung: “Những khó khăn trong việc chăm sóc trẻ” lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp. Các giá trị trung bình: Nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm (Mean = 2.54) so với nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm (Mean 2.05) cho thấy, các giáo viên mầm non dưới 5 năm có nhu cầu tham vấn tâm lý cao hơn nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm về nội dung những khó khăn trong việc chăm sóc trẻ.

Việc chăm sóc trẻ tốt không những đòi hỏi phải có kiến thức mà còn phải có kinh nghiệm. Những giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm chắc chắn có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ hơn những giáo viên mới vào nghề. Hơn nữa, những giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm đa số là những người đã có gia đình và có con nên họ thấy công việc này nhẹ nhàng hơn. Đối với những giáo viên dưới 5 năm do chưa từng trải và ít kinh nghiệm nên họ thấy công việc này là một áp lực lớn đối với họ.

Nội dung “Những khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp, tổ chức các hoạt động giao dục trẻ” Có khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình mức độ cần của các nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm và nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm. Các giá trị trung bình: Nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm (Mean = 2.65) so với nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm (Mean 2.12) cho thấy, các giáo viên mầm non dưới 5 năm có nhu cầu tham vấn tâm lý cao hơn nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm.

Những giáo viên mầm non dưới 5 năm chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các phương pháp, trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Vì vậy, nhóm giáo viên này quan tâm nhiều đến việc sử dụng các phương pháp, tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.

Nội dung “Những khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới” Có khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình mức độ cần của các nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm và nhóm giáo viên mầm non có thâm niên

78

công tác trên 15 năm. Các giá trị trung bình: Nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm (Mean = 2.68) so với nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm (Mean 2.26) cho thấy, các giáo viên mầm non dưới 5 năm có nhu cầu tham vấn tâm lý cao hơn nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm.

Vai trò của giáo dục mầm non là chuẩn bị cho trẻ trước một hành trình của sự học suốt đời. Mục tiêu chính của giáo dục mầm non là để củng cố và phát triển sự phát triển toàn diện của trẻ. Với vai trò và mục tiêu trên, chương trình giáo dục mầm non mới yêu cầu dạy học và giáo dục phải xoay quanh đứa trẻ, tức là phải lấy trẻ làm trung tâm của mọi hoạt động. Dạy học phải dựa trên nhu cầu, hứng thú và khả năng của chính trẻ. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có các kỹ năng như: Kỹ năng quan sát và đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động theo hướng tích hợp. Điều này đòi hỏi giáo viên vừa có kinh nghiệm, vừa phải có khả năng sáng tạo. Các giáo viên trẻ có sự năng động, nhiệt tình nhưng vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.

Nội dung “Những khó khăn trong việc quản trẻ” Có khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình mức độ cần của các nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm và hai nhóm giáo viên mầm non còn lại. Các giá trị trung bình: Nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm (Mean = 2.35) so với hai nhóm còn lại là nhóm giáo viên mầm non có thời gian công tác từ 5 – 15 năm (Mean = 1.97) và nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm (Mean 1.96) cho thấy, các giáo viên mầm non dưới 5 năm có nhu cầu tham vấn tâm lý cao hơn hai nhóm giáo viên mầm non còn lại về nội dung: những khó khăn trong việc quản trẻ.

Trong một lớp có số trẻ đông và đặc điểm của mỗi trẻ khác nhau. Việc quản trẻ tốt đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng. Vì vậy, những giáo viên mới vào nghề đều cảm thấy việc quản trẻ cực kỳ khó khăn đối với họ.

Nội dung “Những khó khăn trong việc giải quyết các tình huống trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ” Có khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình mức độ cần của các nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm và nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm. Các giá trị trung bình: Nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm (Mean = 2.44) so với nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15

79

năm (Mean 2.02) cho thấy, các giáo viên mầm non dưới 5 năm có nhu cầu tham vấn tâm lý cao hơn nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm.

Trong lớp học có nhiều trẻ với sự khác biệt và phong phú về tính cách, sở thích, nhu cầu … của từng trẻ nên giáo viên thường xuyên đương đầu với những tình huống xảy ra trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong quá trình hoạt động ở lớp dễ nảy sinh những xung đột. Chính những sự việc trên, giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh. Việc xử lý các tình huống trong quá trình chăm sóc giáo dục đòi hỏi giáo viên phải bình tỉnh, sử dụng kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Những giáo viên mới vào nghề thường gặp khó khăn trong việc xử lý các tình huống do thiếu kinh nghiệm và khó kiềm chế cảm xúc. Vì vậy, các giáo viên mầm non dưới 5 năm cần được tham vấn về nội dung này.

Nội dung “Những khó khăn trong việc lựa chọn hình thức học tập nâng cao trình độ” Có khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình mức độ cần của các nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm và nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm.

Các giá trị trung bình: Nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm (Mean = 2.33) so với nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm (Mean 1.85) cho thấy, các giáo viên mầm non dưới 5 năm có nhu cầu tham vấn tâm lý cao hơn nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác trên 15 năm.

Xét về khu vực:

Dựa trên giá trị trung bình của nhóm giáo viên mầm non khu vực nội thành và nhóm giáo viên mầm non khu vực ngoại thành, cho thấy: Điểm trung bình của nhóm giáo viên khu vực nội thành ở các nội dung lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp cao hơn điểm trung bình của nhóm giáo viên khu vực ngoại thành ở những nội dung sau:

Có khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình mức độ cần của các nhóm giáo viên mầm non khu vực nội thành và khu vực ngoại thành ở nội dung: “Những khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp, tổ chức các hoạt động giao dục trẻ” lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp. Các giá trị trung bình: Nhóm giáo viên mầm non khu vực nội thành (Mean = 2.60) so với nhóm giáo viên mầm non khu vực ngoại thành

80

(Mean 2.29) cho thấy, các giáo viên mầm non khu vực nội thành có nhu cầu tham vấn tâm lý cao hơn nhóm giáo viên mầm non khu vực ngoại thành.

Nội dung “Những khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới” có khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình mức độ cần của các nhóm giáo viên mầm non khu vực nội thành và nhóm giáo viên mầm non khu vực ngoại thành. Các giá trị trung bình: Nhóm giáo viên mầm non khu vực nội thành (Mean = 2.70) so với nhóm giáo viên mầm non khu vực ngoại thành (Mean 2.30) cho thấy, các giáo viên mầm non khu vực nội thành có nhu cầu tham vấn tâm lý cao hơn nhóm giáo viên mầm non khu vực ngoại thành.

Nội dung “Những khó khăn trong việc giải quyết các tình huống trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ” có khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình mức độ cần của các nhóm giáo viên mầm non khu vực nội thành và nhóm giáo viên mầm non khu vực ngoại thành. Các giá trị trung bình: Nhóm giáo viên mầm non khu vực nội thành (Mean = 2.35) so với nhóm giáo viên mầm non khu vực ngoại thành (Mean 2.03) cho thấy, các giáo viên mầm non khu vực nội thành có nhu cầu tham vấn tâm lý cao hơn nhóm giáo viên mầm non khu vực ngoại thành.

Nội dung “Những khó khăn trong việc giáo dục trẻ cá biệt” Có khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình mức độ cần của các nhóm giáo viên mầm non khu vực nội thành và nhóm giáo viên mầm non khu vực ngoại thành. Các giá trị trung bình: Nhóm giáo viên mầm non khu vực nội thành (Mean = 2.38) so với nhóm giáo viên mầm non khu vực ngoại thành (Mean 2.08) cho thấy, các giáo viên mầm non khu vực nội thành có nhu cầu tham vấn tâm lý cao hơn nhóm giáo viên mầm non khu vực ngoại thành.

Tóm lại: Với kết quả so sánh trên cho thấy,

Về trình độ: Giáo viên mầm non trình độ cao đẳng có nhu cầu tham vấn tâm lý nhiều hơn các giáo viên trình độ trung cấp ở nội dung: khó khăn trong việc chăm sóc trẻ.

Giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng có nhu cầu tham vấn tâm lý nhiều hơn các giáo viên trình độ đại học ở nội dung: khó khăn trong việc lựa chọn hình thức học tập nâng cao trình độ.

81

Về thâm niên công tác: Giáo viên mầm non dưới 5 năm có nhu cầu tham vấn tâm lý nhiều hơn các giáo viên trên 15 năm ở các nội dung: Những khó khăn trong việc chăm sóc trẻ; những khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp, tổ chức các hoạt động giao dục trẻ; những khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới; những khó khăn trong việc quản trẻ; những khó khăn trong việc giải quyết các tình huống trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ; những khó khăn trong việc lựa chọn hình thức học tập nâng cao trình độ.

Về khu vực: Giáo viên mầm non nội thành có nhu cầu tham vấn tâm lý nhiều hơn các giáo viên ngoại thành ở nội dung: Những khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp, tổ chức các hoạt động giao dục trẻ; những khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới; những khó khăn trong việc giải quyết các tình huống trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ; những khó khăn trong việc giáo dục trẻ cá biệt.

-So sánh các nội dung liên quan đến việc quản lý cảm xúc và sức khỏe theo trình độ, năm trong nghề và loại hình trường

Bảng 2.13. So sánh các nội dung liên quan đến việc quản lý cảm xúc và sức khỏe theo trình độ, năm trong nghề và loại hình trường

Các nội dung Trình độ Mức ý nghĩa Năm trong nghề Mức ý nghĩa Loại hình trường Mức ý nghĩa Điểm trung bình Điểm trung bình trung bình Điểm

ĐH CĐ TC < 5 năm 5 – 15 năm >15 năm CL DL Những căng thẳng liên quan đến sức khỏe: mệt

mỏi, bệnh tật phải đi làm 2.31 2.54 2.44 0.15 2.62 2.29 2.43 0.03 2.40 2.49 0.43 Những khó khăn về thời

gian nghỉ ngơi, chăm sóc

sức khỏe 2.39 2.51 2.40 0.62 2.58 2.40 2.29 0.16 2.42 2.48 0.61 Những khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc (khó thể hiện cảm xúc thật trước trẻ, phụ huynh và đồng nghiệp) 2.07 2.12 1.94 0.62 2.21 1.98 2.04 0.30 2.13 1.98 0.29 Những khó khăn trong việc kiềm chế các cảm xúc (dễ bực tức, cáu gắt, la mắng …) 2.13 2.33 2.27 0.69 2.45 2.04 2.10 0.01 2.17 2.24 0.59

82

Các trị số mức ý nghĩa trong bảng 2.13 cho thấy, chỉ có khác biệt ý nghĩa duy nhất về điểm trung bình mức độ cần của các nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm và nhóm giáo viên mầm non 5 – 15 năm ở nội dung “những khó khăn trong việc kiềm chế các cảm xúc (dễ bực tức, cáu gắt, la mắng …)”. Các giá trị trung bình: Nhóm giáo viên mầm non dưới 5 năm (Mean = 2.45) lớn hơn so với nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác 5 – 15 năm (Mean 2.04) cho thấy, các giáo viên mầm non dưới 5 năm có nhu cầu tham vấn tâm lý cao hơn nhóm giáo viên mầm non có thâm niên công tác 5 – 15 năm.

2.2.4 Các hình thức giải quyết khi có xung đột tâm lý và nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại TP.HCM dịch vụ tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại TP.HCM

Bảng 2.14 Cách giải quyết khi có xung đột tâm lý

Xét các điểm trung bình ở mức độ cao của các hình thức giải quyết khi có xung đột tâm lý của giáo viên mầm non ở bảng 2.14 cho thấy:

Giáo viên mầm non thường xuyên “Chia sẻ, tâm sự với bạn bè, người thân để giải tỏa” có số điểm trung bình (2.81) cao nhất trong các hình thức giải quyết khi có

Giải pháp RTX Mức độ ĐTB hThạng ứ (%) TX (%) ĐK (%) HK (%) KBG (%) KYK (%) Im lặng và chịu đựng 13.0 27.6 33.9 6.3 9.0 10.3 2.33 5 Tự an ủi, tìm các hình thức giải trí để khuây khỏa 12.0 39.9 30.9 5.0 3.3 9.0 2.57 3

Chia sẻ, tâm sự với bạn bè, người

thân để giải tỏa 17.3 46.8 24.3 3.7 1.0 7.0 2.81 1

Tự suy nghĩ và tìm hướng giải quyết 13.6 44.5 26.6 3.7 0.3 11.3 2.76 2 Bộc lộ cảm xúc ngay lúc đó bằng lời

nói, hành động 3.0 15.0 45.8 19.3 7.0 10.0 1.86 6

Hỏi ý kiến người thân, bạn bè về

hướng giải quyết 9.3 32.9 36.9 9.0 2.0 10.0 2.43 4

Chia sẻ với Ban Giám hiệu và công

đoàn nhờ giải quyết 1.0 9.0 30.9 27.6 13.6 17.9 1.47 7

Tìm đến chuyên viên tham vấn tâm lý 1.0 1.7 9.0 24.6 41.5 23.3 0.66 9 Tư vấn qua Tổng đài 1088 0.7 1.7 12.0 18.6 42.5 24.6 0.67 8

83

xung đột tâm lý. Trong đó, nếu tính ở mức độ thường xuyên và đôi khi đã có 71.1% số người lựa chọn chiếm vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng.

Hình thức thứ 2 được nhiều giáo viên lựa chọn: Tự suy nghĩ và tìm hướng giải quyết, có điểm trung bình: 2.76. Trong đó, số người chọn mức độ thường xuyên chiếm 44.5% và mức độ đôi khi 26.6%. Chiếm vị trí thứ 2

Tự an ủi, tìm các hình thức giải trí để khuây khỏa, có số điểm trung bình 2.57, với số người chọn mức độ thường xuyên chiếm 39.9% và mức đôi khi 30.9%.

Hình thức thứ 4: “Hỏi ý kiến người thân, bạn bè về hướng giải quyết” cũng được nhiều người chọn. Số điểm trung bình cao: 2.43, với tổng số người chọn mức độ thường xuyên và đôi khi chiếm 69.8%.

“Im lặng và chịu đựng” là hình thức thứ 5 được chọn với điểm trung bình: 2.33. Trong đó có 27.6% số người chọn mức thường xuyên và 33.9% số người chọn mức đôi khi.

Ngoài các hình thức được nhiều giáo viên mầm non quan tâm ở mức thường xuyên, một số hình thức khác cũng được giáo viên mầm non đôi khi sử dụng đó là:

“Bộc lộ cảm xúc ngay lúc đó bằng lời nói, hành động” có số điểm trung bình 1.86. Trong đó, số người chọn mức đôi khi chiếm 45.8%.

Hình thức “Chia sẻ với Ban Giám hiệu và công đoàn nhờ giải quyết” có 30.9% số giáo viên chọn mức đôi khi, với điểm trung bình 1.47

Hình thức giải quyết ít được giáo viên mầm non chọn là hình thức “Tìm đến trung tâm tham vấn và tham vấn qua tổng đài 1088. Với số điểm trung bình ở mức thấp

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)