Cuộc sống luôn đặt ra những khó khăn, thách thức buộc con người phải đương đầu. Với nhiều người, họ có thể dễ dàng hoặc vất vả tự vượt qua những khó khăn mà không cần tới sự trợ giúp của người khác, nhưng có không ít người đã không tự làm được điều này, họ cần một sự trợ giúp mang tính khoa học chuyên nghiệp để có thể vượt qua được những khó khăn của mình. Trong trường hợp không được sự quan tâm giúp đỡ, cá nhân có thể mất đi niềm hạnh phúc trong cuộc sống, ảnh hưởng đến công việc và người khác. Tham vấn tâm lý ra đời chính là để giúp đỡ các cá nhân hoặc nhóm người có được một cuộc sống hạnh phúc hơn. Ở lĩnh vực công tác trợ giúp tâm lý, hiện nay có nhiều khái niệm liên quan cần được làm sáng tỏ.
1.2.2.1 Khái niệm tư vấn
Khái niệm Tư vấn (consultation) hay Tham vấn (counselling) trong từ điển Tiếng Việt được dịch là tư vấn. Đó là sự “đóng góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định” [56].
Trên thế giới, khái niệm tư vấn không đơn thuần chỉ hiểu theo nghĩa như cho lời khuyên, là sự khuyên bảo từ một tổ chức hay người có trình độ chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể, như một hình thức đóng góp ý kiến. Trong đó người tư vấn thường là người chủ động, tích cực, còn người được tư vấn thì có thể là người thụ động để giải quyết vấn đề của họ.
Hiệp hội tham vấn Hoa kì (1998) định nghĩa: tư vấn là mối quan hệ giữa một người trợ giúp chuyên nghiệp và người, nhóm người hoặc một chỉnh thể xã hội cần được giúp đỡ, trong đó nhà tư vấn cung cấp sự giúp đỡ cho thân chủ trong việc xác
27
định và giải quyết một vấn đề nào đó liên quan đến công việc hoặc người khác [17; tr. 14].
Tư vấn được các tác giả nước ngoài hiểu theo nhiều cách với vai trò khác nhau của người tư vấn.
A.M. Douherty (1990) cho rằng, tư vấn có thể được xem là mối quan hệ mà ở đó người chuyên gia đưa ra sự trợ giúp cho cá nhân hay tổ chức có nhu cầu giải quyết vấn đề khó khăn [46; tr. 49].
Tư vấn được M. Fall (1995) định nghĩa như sau: “Tư vấn là việc tôi với anh cùng nói về người đó, điều đó nhằm mục đích để thay đổi” [46; tr. 49].
R. Schein (1969) quan niệm rằng, người tư vấn có thể đóng vai trò như người chịu trách nhiệm tìm ra những giải pháp [46; tr. 49].
Theo R. Blake & J.S. Mouton (1976) cho rằng, tư vấn chỉ là người định hướng, điều phối tiến trình giải quyết vấn đề [46; tr. 49].
Theo L.Stone & J. Archer (1990), Một nghiên cứu chỉ ra rằng, các nhân viên tham vấn tại cộng đồng trung bình sử dụng 10% công việc cho làm công tác tư vấn
Grace M (1998) cho rằng, tham vấn là một kỹ thuật trợ giúp trong công tác xã hội cá nhân và việc cho lời khuyên là một kỹ thuật của tham vấn. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh lời khuyên đó không nên mang tính áp đặt, mà cần khách quan, phù hợp với nhu cầu của đối tượng, được xác định trên cơ sở thảo luận và dựa vào kiến thức chuyên môn [46; tr. 49].
Từ những quan điểm trên cho thấy, việc trao đổi ý tưởng, cung cấp thông tin và cũng có thể là những lời khuyên trong tư vấn đã tham gia một phần vào quá trình giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, khi làm công tác tham vấn, người ta thường có khuynh hướng đưa ra lời khuyên mang tính áp đặt ý chí chủ quan của mình. Như vậy, có thể hiểu tư vấn ở những đặc điểm như sau:
Về mục tiêu: Tư vấn chủ yếu hướng tới giải quyết vấn đề hiện tại.
Về tiến trình: Tư vấn thường là cung cấp thông tin hay đưa ra lời khuyên. Do vậy,
nó diễn ra trong thời gian ngắn, giải quyết vấn đề tức thời.
Về mối quan hệ: Trong tư vấn có thể là mối quan hệ trên – dưới: Giữa một người có
28
đó. Bên cạnh đó, mối quan hệ ở đây không đòi hỏi sự tương tác tích cực từ phía người cần tư vấn.
Về cách thức tương tác: Cách thức can thiệp chính là cung cấp thông tin và lời
khuyên bổ ích từ người tư vấn với đầy đủ kiến thức chuyên sâu về vấn đề cần tư vấn. Như vậy, rõ ràng tư vấn là hình thức trợ giúp có những đặc điểm riêng biệt ở một số khía cạnh và là một hình thức trợ giúp mang lại hiệu quả. Mặc dù khi tư vấn có tham gia vào quá trình tham vấn, song để giúp đối tượng nâng cao được năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống thì việc sử dụng hình thức tham vấn hữu hiệu hơn.
1.2.2.2 Khái niệm tham vấn tâm lý
Tham vấn tâm lý (TVTL/counselling psychology) là một thuật ngữ không còn xa lạ ở Việt Nam trong khoảng 10 - 15 năm trở lại đây. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn còn đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến thuật ngữ này. Thuật ngữ tham vấn đôi khi chỉ những hoạt động của người giúp đỡ thông thường, hoặc của tình nguyện viên, họ được xem như là người làm công tác trợ giúp. Thuật ngữ này cũng đề cập đến những người làm tham vấn chuyên nghiệp tại các bệnh viện, trung tâm, dịch vụ xã hội hoặc các trường học với nền tảng kiến thức về tâm lý học, công tác xã hội hoặc các ngành khác.
Trong đề tài này, người nghiên cứu đề cập đến khái niệm tham vấn với tư cách là một hoạt động trợ giúp mang tính chuyên nghiệp. Hoạt động này đòi hỏi nhà tham vấn có kiến thức sâu về tâm lý và hành vi con người nhằm giải quyết những vấn đề của cuộc sống xã hội được coi là nguyên nhân nảy sinh những khó khăn tâm lý cần được giúp đỡ.
Nhiều nhà khoa học đề cập đến vấn đề tham vấn tâm lý với những quan điểm khác nhau:
Carl Rogers (1952) đã mô tả tham vấn như là quá trình trợ giúp trong mối quan hệ an toàn với nhà trị liệu, đối tượng tìm thấy được sự thoải mái, chia sẻ và chấp nhận những trải nghiệm đã từng bị chối bỏ để hướng tới thay đổi [46; tr. 46].
D. Blocher (1966) cho rằng, tham vấn là sự giúp đỡ người kia nhận thức được bản thân, những hành vi có ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, đồng thời
29
trợ giúp họ xây dựng được những hành vi có ý nghĩa, thiết lập mục tiêu và phát triển những giá trị cho hành vi được mong đợi [46; tr. 46].
J. Hunchinson Hancy & Jacqueline L (1999) cho rằng, tham vấn là mối quan hệ tương tác mà nhà tham vấn tập trung vào những trải nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của đối tượng thông qua sự trao đổi chia sẻ trong mối quan hệ tương tác của hoạt động tham vấn.
Gustard J.W (1953) định nghĩa về tham vấn như sau: Tham vấn là một quá trình học hỏi được thực hiện trong một môi trường xã hội tương tác trực tiếp một – một. Trong quá trình tương tác này, người tham vấn là người có năng lực chuyên môn, kiến thức và kỹ năng tâm lý, sử dụng những phương pháp thích hợp để giúp người được tham vấn hiểu biết về bản thân, đáp ứng nhu cầu, mục tiêu trong điều kiện cho phép để trở nên hạnh phúc và có ích hơn cho xã hội [46; tr 47].
Perez J.F (1965) lại cho rằng, tham vấn là quá trình tương tác giữa một bên là người cần có sự trợ giúp và một bên là người làm tham vấn được đào tạo, huấn luyện có nhiệm vụ đưa ra sự trợ giúp. Ông xem người tham vấn có vai trò thúc đẩy, duy trì quá trình tương tác bằng sự giao tiếp nồng hậu, đức tính kiên trì, thái độ tôn trọng và chân thành [46; tr47].
Rogers Jenny trong cuốn Carring for people USA, 1990, cho rằng, tham vấn là một hoạt động nhằm giúp đỡ con người tự giúp chính họ. Hoạt động này giúp đối tượng nâng cao khả năng tự tìm giải pháp, đối phó với vấn đề và thực hiện tốt chức năng của mình trong cuộc sống [47; tr 50].
Với J. Mielke(1999) định nghĩa tham vấn là một quá trình, một mối quan hệ nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của thân chủ [48; tr 50].
Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ (ACA, 1997) cho rằng: Tham vấn là sự áp dụng nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, xúc cảm, hành vi tập trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý. Hiệp hội tham vấn Hoa Kỳ cũng xác định rằng quá
30
trình tham vấn là một quá trình tự nguyện giữa nhà tham vấn và khách hàng. Trong mối quan hệ này, nhà tham vấn giúp khách hàng tự xác định và tự giải quyết vấn đề của mình [17; tr.18].
Mặc dù khái niệm tham vấn mới được xuất hiện ở Việt Nam gần đây, nhưng với nỗ lực nhằm phát triển loại hình hoạt động này ở cả phương diện lý luận và thực tiễn, các nhà khoa học về lĩnh vực này ở Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra một số khái niệm về tham vấn tâm lý như sau:
Tác giả Trần Quốc Thành xem tham vấn như quá trình chuyên gia tham vấn đặt mình vào vị trí của đương sự, hiểu vấn đề của đương sự và cùng đương sự chia sẻ, định hướng cho đương sự cách giải quyết vấn đề của họ chứ không thay họ giải quyết vấn đề [46, tr 47].
Tác giả Trần Thị Minh Đức đưa ra khái niệm khá đầy đủ về tham vấn tâm lý như sau: “Tham vấn tâm lý là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng- người đang có vấn đề về khó khăn tâm lý muốn được giúp đỡ). Thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính chất nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của mình” [17; tr. 21].
Dù tiếp cận tham vấn ở các góc độ khác nhau, song hầu hết các tác giả trên đều có cùng những điểm chung thống nhất là nhấn mạnh khía cạnh tự giải quyết vấn để của đối tượng với sự trợ giúp của nhà chuyên môn. Điều này có nghĩa rằng, trong quá trình trợ giúp tâm lý, người làm tham vấn bằng kiến thức và kỹ năng tham vấn, giúp đối tượng nhận thức và tự thay đổi, qua đó họ học cách ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống của chính cá nhân.
Từ các quan điểm trên, có thể khái quát hoạt động tham vấn tâm lý có những yếu tố cơ bản và chung nhất sau đây:
Tham vấn tâm lý là một hoạt động trợ giúp, giúp đối tượng tự quyết định vấn đề của mình thông qua mối quan hệ tương tác tích cực giữa nhà tham vấn với người
31
được tham vấn. Như vậy, ở đây đòi hỏi có sự tham gia nhiệt tình của cả hai phía vào toàn bộ quá trình giải quyết vấn đề: từ thu thập thông tin tới ra quyết định, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả.
Hoạt động tham vấn tâm lý được diễn ra trên cơ sở mối quan hệ giao tiếp đặc biệt đòi hỏi sự tương tác tích cực giữa người làm tham vấn (người trợ giúp) và đối tượng (người có vấn đề về tâm lý xã hội bởi nhiều lý do khác nhau). Mối quan hệ tương tác này chủ yếu được thực hiện trong tương tác trực tiếp.
Về bản chất, tham vấn tâm lý là hoạt động hay phương pháp trợ giúp đối tượng tự giải quyết vấn đề của mình chứ không phải là hoạt động đưa ra lời khuyên. Sự trợ giúp ở đây được thể hiện qua việc giúp đối tượng nâng cao nhận thức về bản thân, hoàn cảnh của họ, khám phá và sử dụng những khả năng, những thế mạnh đang tồn tại trong bản thân họ hay xung quanh họ để tự giải quyết vấn đề. Với ý nghĩa này, tham vấn tâm lý còn có tác dụng giúp đối tượng nâng cao khả năng đối phó với các vấn đề trong cuộc sống.
Người làm tham vấn là người được trang bị các giá trị, thái độ, đạo đức nghề nghiệp, những tri thức hiểu biết về tâm lý con người, các kỹ năng tham vấn để thấu hiểu đối tượng, giúp đối tượng tự giải quyết và tự thay đổi chính họ.
Đối tượng được tham vấn (được gọi là thân chủ hay khách hàng) do những nguyên nhân khác nhau trở nên mất cân bằng về tâm lý, khó khăn trong việc thích ứng và hòa nhập môi trường xã hội.
Tham vấn tâm lý được coi là một hoạt động chuyên môn hoặc một dạng dịch vụ xã hội, hay một mối quan hệ trợ giúp được thực hiện bởi những người làm tham vấn chuyên nghiệp.
Tóm lại, tham vấn tâm lý là quá trình trao đổi, chia sẻ các thông tin và cảm xúc
giữa nhà tham vấn và người được tham vấn nhằm giúp người được tham vấn tìm ra
các giải pháp phù hợp với bản thân và tự giải quyết các vấn đề của mình.
Tham vấn là một tiến trình trợ giúp chứ không làm hộ cho thân chủ. Quá trình tự quyết sẽ giúp cho thân chủ mạnh lên, dám nghĩ và đương đầu với những vấn đề khó khăn của chính mình.
32
1.2.2.3 Sự khác biệt giữa tư vấn và tham vấn tâm lý
Ở Việt Nam, counselling được dịch ra với nhiều cái tên khác nhau như tham vấn, tư vấn, tư vấn tâm lý, trị liệu … Ban đầu, thuật ngữ tư vấn được sử dụng rất phổ biến, sau này, để phân biệt rõ với các hình thức tư vấn pháp luật, tư vấn kinh tế … trong một số tài liệu nhiều người gọi với một cái tên cụ thể là tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, người ta gặp một số khó khăn khi dịch thuật các khái niệm Counselling và Consultation sang tiếng Việt bởi chúng đều được dịch thành tư vấn và ngược lại. Theo các chuyên gia nước ngoài, đây là hai khái niệm khác biệt bởi sự khác nhau về phương pháp tiếp cận: Người làm Consultation là cho đối tượng lời khuyên, chỉ bảo cho họ nên làm gì. Khi thực hiện Counselling, người cán bộ bằng mối quan hệ tương tác tích cực giúp đối tượng tự nhận thức và tự lựa chọn giải pháp phù hợp nhất đối với họ. Do vậy có sự khác biệt giữa tham vấn và tư vấn ở những điểm sau:
Về mục tiêu: Tư vấn chủ yếu hướng tới giải quyết những vấn đề mang tính hiện tại. Hoạt động tham vấn hướng tới mục tiêu lâu dài là giúp thân chủ nâng cao năngtự giải quyết vấn dề của họ sau khi được tham vấn.
Về tiến trình: Tư vấn thường là cung cấp thông tin hay đưa ra lời khuyên. Do vậy, nó diễn ra trong thời gian ngắn, giải quyết vấn đề tức thời. Tham vấn có thể diễn ra trong thời gian có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm.
Về mối quan hệ: Trong tư vấn có thể là mối quan hệ trên – dưới: Giữa một người có chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực đó, còn bên kia là người có khó khăn về lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, mối quan hệ ở đây không đòi hỏi sự tương tác tích cực từ phía người cần tư vấn. Ở tình huống tham vấn, mối quan hệ mang tính bình đẳng, ngang hàng và đòi hỏi có sự tương tác chặt chẽ và hợp tác tích cực giữa hai bên. Chính mối quan hệ bình đẳng, hợp tác này có vai trò quan trọng cho sự thành công của ca tham vấn.
Về cách thức tương tác: Trong tư vấn, cách thức can thiệp chính là cung cấp thông tin và lời khuyên bổ ích từ người tư vấn với đầy đủ kiến thức chuyên sâu về vấn đề cần tư vấn. Trong tham vấn, sự thành công còn phụ thuộc vào kỹ năng tương