Nhu cầu tham vấn tâm lý

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 47)

1.2.3.1 Khái niệm nhu cầu tham vấn tâm lý

Với xu thế phát triển của xã hội ngày nay, con người ngày càng chịu nhiều sức ép của xã hội phát triển. Những biến đổi đó tạo ra các mâu thuẫn ngày càng nhiều giữa việc gia tăng nhu cầu với mức độ thỏa mãn chúng, giữa những biến đổi nhanh chóng của xã hội với khả năng thích ứng của cá nhân, những áp lực từ công việc, những mâu thuẫn trong gia đình …Vì vậy, con người cần một sự trợ giúp mang tính khoa học chuyên nghiệp để có thể vượt qua được những khó khăn của mình. Họ bắt đầu xuất hiện nhu cầu tham vấn tâm lý.

Dựa trên khái niệm nhu cầu và khái niệm tham vấn tâm lý đã được phân tích ở trên, người nghiên cứu xây dựng khái niệm nhu cầu tham vấn tâm lý của đề tài nghiên cứu như sau: Nhu cầu tham vấn tâm lý là nhu cầu được nhà tham vấn trợ giúp về mặt tâm lý nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả giúp cá nhân tự giải quyết vấn đề của mình khi xảy ra các xung đột tâm lý.

Đây là một loại nhu cầu về tinh thần, nhu cầu này nảy sinh trong đời sống xã hội thông qua quá trình sống và hoạt động của cá nhân. Khi nhu cầu tham vấn tâm lý của cá nhân được thỏa mãn sẽ giúp cho đời sống tinh thần của chính cá nhân đó và xã hội được phát triển và trở nên phong phú.

1.2.3.2 Nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý

Nhu cầu tham vấn tâm lý xuất hiện khi cá nhân có những xung đột tâm lý với môi trường bên ngoài hay xung đột ngay chính bên trong mỗi con người.

Có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của xung đột tâm lý:

Phép biện chứng duy vật của học thuyết Mác – Lênin đã chỉ rõ: “Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng, trong suốt quá trình phát triển của mỗi sự vật và hiện tượng. Không có sự vật hiện tượng nào không có mâu thuẫn” [6].

37

Các nhà tâm lý học xã hội phương Tây đại diện như; L. Coser, K. Frink, H. Touzard … L. Coser quan niệm: “Xung đột là sự đấu tranh, nó xuất hiện như có sự thiếu hụt quyền lực, vị trí hay công cụ cần thiết để thỏa mãn những đòi hỏi, kỳ vọng và cuộc đấu tranh đó làm cô lập, lấn át hoặc dập tắt mục đích của đối phương” [dẫn theo 62; tr. 126].

Ông nhấn mạnh đến hai khía cạnh của xung đột: Xung đột như một phương tiện để đạt được kết quả và xung đột như là mục đích tự thân của nó được nảy sinh không vì những mục đích tranh đua mà vì sự cần thiết để giải tỏa căng thẳng.

K. Frink có quan niệm về xung đột như sau: “Sự xung đột xã hội là bất kỳ một tình huống nào mà trong đó hai hay nhiều hơn những thực thể xã hội gắn liền với nhau bởi một hình thức đối kháng tâm lý và đối kháng hành động” [Dẫn theo 62; tr. 126].

Trong từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng định nghĩa như sau: Xung đột là sự va chạm của các xu hướng đối lập, mâu thuẫn nảy sinh trong bản thân cá nhân, trong quan hệ liên nhân cách hay liên nhóm, kèm theo những chấn động về tình cảm (thường là những cảm xúc âm tính như: bực bội, khó chịu, căm giận…) [14; tr. 419].

Trong lĩnh vực quản lý, tác giả Vũ Dũng xác định hai khái niệm cơ bản. Đó là khái niệm mâu thuẫn và khái niệm xung đột. Mâu thuẫn là ở mức độ thấp, còn xung đột ở mức độ cao:

Mâu thuẫn như một sự khác biệt – khác biệt về quan điểm, nhận thức, lợi ích, kể cả phương pháp làm việc.

“Xung đột tâm lý là sự va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao của các xu hướng đối lập nhau trong tâm lý của các cá nhân, trong hoạt động chung của tổ chức” [15; tr. 325].

Phân tích về xung đột có hai hình thức xung đột cơ bản:

-Xung đột nội tâm của cá nhân: là sự đụng độ mâu thuẫn của các động cơ, nhu cầu, hứng thú, say mê, v.v… có xu hướng đối lập nhưng tương đương nhau về xung lực trong cùng một con người.

38 -Xung đột liên nhân cách: có hai loại:

Xung đột giữa các cá nhân: Tình huống mâu thuẫn xuất phát từ những mục đích không hòa hợp hoặc các định hướng giá trị chuẩn mực khác nhau giữa các cá nhân, diễn ra trong hoàn cảnh bắt buộc phải loại trừ nhau.

Xung đột giữa các nhóm: Các nhóm xã hội khác nhau theo đuổi các mục đích và động cơ không thể dung hòa và tiến hành các hoạt động cụ thể nhằm cản trở lẫn nhau.

Từ các quan điểm trên, có thể khái quát những dấu hiệu chung về xung đột như sau: -Xung đột trong quan hệ người – người là tất yếu.

-Xung đột được xem như là của chủ thể đứng trước một tình thế có nhiều khả năng đòi hỏi phải chọn một.

-Xung đột xuất hiện trong tình huống có các khuynh hướng đối lập.

-Xung đột là mâu thuẫn giữa con người – con người có liên quan đến việc giải quyết những vấn đề xã hội hay cuộc sống riêng của mỗi cá nhân.

-Xung đột là sự va chạm những mục đích, quyền lực, quyền lợi, lập trường, cách nhìn nhận ý kiến ngược nhau của các thành viên trong cùng một hoạt động.

-Xung đột tâm lý xảy ra thường kèm theo những cảm xúc âm tính: khó chịu, bực bội, bức rức… và luôn hướng đến giải quyết xung đột bằng những hành vi cụ thể.

Với cách nhìn nhận bản chất của xung đột như vậy là cơ sở để xem xét nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý.

1.3 Giáo viên mầm non và nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non 1.3.1 Giáo viên mầm non và đặc điểm nghề giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)