Các nội dung cần được tham vấn tâm lý

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 91)

2.2.3.1. Các nội dung lĩnh vực giao tiếp, ứng xử trong hôn nhân, gia đình, bạn bè và hàng xóm

Bảng 2.6. Các nội dung lĩnh vực giao tiếp, ứng xử trong hôn nhân, gia đình, bạn bè và hàng xóm Nội dung Mức độ ĐTB Thứ hạng RTX (%) TX (%) ĐK (%) HK (%) KBG( %) KYK (%)

Những mâu thuẫn nảy sinh trong đời

sống hôn nhân 3.7 14.6 41.9 10.0 7.0 22.9 1.97 5 Những mâu thuẫn trong việc chi tiêu

và quản lý chi tiêu trong gia đình 8.6 23.9 30.9 13.3 7.0 16.3 2.17 2 Những khó khăn trong việc giữ gìn

hạnh phúc hôn nhân gia đình 5.6 17.9 29.9 14.6 5.0 26.9 2.06 4 Những khó khăn trong việc nuôi dạy

con cái 10.3 18.6 35.9 6.3 4.3 24.6 2.32 1

Những khó khăn trong việc kết bạn

nhằm xây dựng đời sống hôn nhân 7.0 18.6 28.9 13.6 5.6 26.2 2.10 3

Những mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình(với cha mẹ, anh chị

em, họ hàng) 4.7 14.3 35.2 18.9 13.6 13.3 1.74 7 Những mâu thuẫn trong các mối

quan hệ gia đình chồng (nàng dâu với mẹ chồng, với anh chị em, bà con nhà chồng)

4.3 10.3 30.6 17.6 11.3 25.9 1.71 8

Những mâu thuẫn trong các mối

quan hệ bạn bè 2.7 16.6 43.9 18.9 6.3 11.6 1.89 6 Những mâu thuẫn trong các mối

63 Bảng 2.6 cho thấy:

Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, các giáo viên mầm non TP.HCM quan tâm đến các nội dung:

“Những khó khăn trong việc nuôi dạy con cái” có điểm trung bình ở mức cao: 2.32, có 18.6% giáo viên chọn mức thường xuyên và 35.9% giáo viên chọn mức đôi khi. Đây là nội dung được xếp thứ hạng đầu tiên.

Điều này có vẻ mâu thuẫn đối với giáo viên mầm non. Tuy nhiên, đây được xem là vấn đề chung đang được toàn xã hội quan tâm. Từ những cơn nghiện game đến những hành vi bạo lực là những vấn đề lo ngại của các bậc phụ huynh hiện nay, đặc biệt tại TP.HCM.

“Những mâu thuẫn trong việc chi tiêu và quản lý chi tiêu” là nội dung đứng thứ 2 cần được tham vấn tâm lý trong lĩnh vực đời sống hôn nhân, gia đình với điểm trung bình ở mức cao: 2.17, có 23.9% giáo viên chọn mức thường xuyên và 30.9% giáo viên chọn mức đôi khi.

Đây là một trong những vấn đề được quan tâm trong đời sống hôn nhân, gia đình, đặc biệt với những gia đình trẻ trong thời buổi giá cả leo thang mỗi ngày như hiện nay. Với đồng lương của giáo viên và mức giá cả hiện nay, đời sống của giáo viên lại càng khó khăn hơn. Trong đời sống hôn nhân, những mâu thuẫn nảy sinh trong lĩnh vực tài chính là một trong những nguyên nhân dễ làm đổ vỡ đời sống hôn nhân gia đình. Vì vậy, đây là nội dung cần được tham vấn tâm lý. Nhiều giáo viên tâm sự trong phần phỏng vấn: “Lương của giáo viên mầm non thấp lắm, không đủ sống!

Chúng em muốn tìm việc gì đó làm thêm nhưng không biết việc gì và thời gian cũng

không có”. Xung quanh vấn đề này, giáo viên trường mầm non Long Trường, Q9

chia sẻ: “Hai vợ chồng em đều đi làm. Bé con em 2,5 tuổi đang gửi ở trường. Chúng em đang thuê nhà nên cũng khó khăn. Nhiều khi vợ chồng cũng lục đục vì tiền bạc”.

64

Nội dung xếp thứ 3: “ Những khó khăn trong việc kết bạn nhằm xây dựng đời sống hôn nhân gia đình” với điểm trung bình ở mức cao: 2.10, với mức độ thường xuyên 18.6% và 28.9% đôi khi.

Giáo viên mầm non thực sự khó khăn trong việc kết bạn nhằm xây dựng đời sống hôn nhân là điều dễ hiểu. Với một giáo viên mầm non thời gian dành cho trẻ từ 6g30 - 17g30 mỗi ngày, buổi tối còn phải chuẩn bị kế hoạch, giáo cụ chuẩn bị cho ngày mai.Vì vậy, họ không còn thời gian để tạo lập các mối quan hệ khác phái. Hơn nữa, môi trường làm việc ở trường mầm non hầu hết là nữ giới nên họ cũng không có điều kiện để tiếp xúc và làm quen.

Nhiều giáo viên và hiệu trưởng, hiệu phó các trường mầm non tuổi ngoài 40 vẫn chưa có gia đình. Khi được hỏi về vấn đề tế nhị này, nhiều giáo viên cười và chia sẻ: “Do bám trường yêu trẻ hơn thôi”.

Giáo viên trường Mầm non Thực Hành chia sẻ: “Giáo viên mầm non khó tìm được người vừa ý vì khó tìm được người có chiều sâu tâm hồn. Hơn nữa, giáo viên mầm non đa số là nữ, không có đồng nghiệp nam để tìm hiểu. Nếu có đồng nghiệp nam

thì chúng tôi lại xem người đó quá yếu đuối mới vào ngành này”.

Nội dung “Những khó khăn trong việc giữ gìn hạnh phúc hôn nhân gia đình” với điểm trung bình ở mức cao: 2.06. xếp hạng thứ 4. Đây là nội dung cần được tham vấn tâm lý. Khi chia sẻ về chuyên đề này, các giáo viên rất quan tâm và thích thú. Vì vậy, nhận biết những khó khăn này nhà tham vấn có thể trợ giúp cho họ các thông tin, các kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu của giáo viên mầm non.

Như vậy, giáo viên mầm non TP.HCM có nhu cầu tham vấn những nội dung

về việc nuôi dạy con cái, việc chi tiêu và quản lý chi tiêu trong gia đình, việc kết bạn nhằm xây dựng đời sống hôn nhân, việc giữ gìn hạnh phúc gia đình… Đây là những nội dung quan tâm chung của những phụ nữ trong lĩnh vực lĩnh vực giao tiếp, ứng xử trong hôn nhân, gia đình, bạn bè và hàng xóm.

2.2.3.2. Các nội dung lĩnh vực giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ nơi làm việc

65

Bảng 2.7. Các nội dung lĩnh vực giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ nơi làm việc

Bảng 2.7 cho thấy:

Nhu cầu tham vấn của giáo viên mầm non tại TP.HCM về nội dung “Những mâu thuẫn liên quan đến lương, thưởng, chế độ đãi ngộ” là cao, có điểm trung bình: 2.21, với 26.6% giáo viên chọn mức độ thường xuyên và 30.2% giáo viên chọn mức đôi khi.

Những nội dung còn lại ở mức độ trung bình như: “Mâu thuẫn trong mối quan hệ với đồng nghiệp” và “mâu thuẫn trong mối quan hệ với phụ huynh của trẻ” cùng có điểm trung bình: 1.96

Nhu cầu tham vấn của giáo viên mầm non với nội dung “những mâu thuẫn với cấp trên” có điểm trung bình: 1.88 và “Mâu thuẫn với các nhân viên khác” ở mức độ trung bình: 1.59

Liên quan đến vấn đề giao tiếp giữa các giáo viên trong một lớp, giáo viên trường Mầm non Thỏ Ngọc cho biết: “Hai cô trong một lớp đôi khi cũng có chuyện không

hài lòng nhưng vì công việc nên lại phải nói chuyện với nhau. Ở trường khác thì em không biết nhưng ở trường em chưa bao giờ nghe nói có chuyện to tiếng giữa các giáo viên”. Nội dung Mức độ ĐTB Thứ hạng RTX (%) TX (%) ĐK (%) HK (%) KBG (%) KYK (%)

Những mâu thuẫn trong

mối quan hệ với cấp trên 5.0 17.3 36.9 17.3 10.3 13.3 1.88 4 Những mâu thuẫn trong

mối quan hệ với đồng

nghiệp 6.6 17.3 38.9 21.3 6.6 9.3 1.96 2.5

Những mâu thuẫn trong mối quan hệ với phụ huynh

của trẻ 10.6 15.6 34.6 21.9 9.3 8.0 1.96 2.5

Những mâu thuẫn trong mối quan hệ với các nhân

viên khác trong trường 4.7 10.6 31.2 23.9 15.6 14.0 1.59 5 Những mâu thuẫn liên

quan đến lương thưởng,

66

Như vậy, nội dung “Những mâu thuẫn liên quan đến lương, thưởng, chế độ đãi ngộ” là nội dung được giáo viên mầm non quan tâm nhiều nhất trong các nội dung lĩnh vực giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ nơi làm việc.

2.2.3.3 Các nội dung lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp Bảng 2.8 Các nội dung lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp

Bảng 2.8 cho thấy:

Giáo viên mầm non tại TP.HCM có nhu cầu tham vấn cao ở tất cả các nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp. Sắp xếp theo thứ hạng từ cao xuống thấp như sau:

Nội dungNhững khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới” là nội dung được nhiều giáo viên quan tâm, chiếm vị trí thứ nhất với điểm trung bình ở mức cao: 2.52. Trong đó, có 30.6% giáo viên chọn mức độ thường xuyên và 37.2% giáo viên chọn mức độ đôi khi. Chương trình Giáo dục mầm non mới được ban hành ngày 25/ 7/ 2009 đã được áp dụng trên tất cả đất

Nội dung Mức độ ĐTB hạng Thứ RTX (%) TX (%) ĐK (%) HK (%) KBG (%) KYK (%)

Những khó khăn trong việc chăm sóc

trẻ 11.3 24.9 45.2 9.6 3.7 5.3 2.32 3

Những khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp, tổ chức các hoạt động giao dục trẻ

14.3 26.9 40.2 9.0 2.0 7.6 2.46 2

Những khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới

15.0 30.6 37.2 8.3 2.0 7.0 2.52 1

Những khó khăn trong việc quản trẻ 9.0 19.3 42.5 13.0 7.3 9.0 2.11 7

Những khó khăn trong việc giải quyết các tình huống trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ

9.0 22.6 42.5 14.3 3.7 8.0 2.21 5

Những khó khăn trong việc giáo dục

trẻ cá biệt 9.6 23.9 37.9 16.3 2.3 10.0 2.25 4

Những khó khăn trong việc lựa chọn

67

nước. Nhiều buổi hội thảo được tổ chức nhằm hướng dẫn cách thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới cho các cán bộ chủ chốt tại TP.HCM. Đây là chương trình được thiết kế theo hướng mở cho giáo viên mầm non sử dụng không mang tính chất gò bó theo khung chương trình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, cách thực hiện chương trình vẫn chưa có sự thống nhất. Mỗi trường hiểu một kiểu, mỗi quận thực hiện một kiểu theo cách hiểu của mình và yêu cầu các trường địa phương thực hiện. Vì vậy,nhiều giáo viên mầm non vẩn chưa nắm bắt được một cách thấu đáo chương trình này.

Về vấn đề này, giáo viên trường Mầm Non Tuổi Ngọc chia sẻ: “Giáo viên chưa

thực sự nắm bắt được chương trình Giáo dục mầm non mới. Cách thực hiện chương

trình thay đổi liên tục nên giáo viên khó thực hiện được thế nào cho đúng”.

“Những khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp, tổ chức các hoạt động giao dục trẻ” được giáo viên quan tâm thứ hai, với điểm trung bình 2.46. Trong đó, số giáo viên chọn mức độ thường xuyên 26.9% và đôi khi 40.2%.

Khó khăn này liên quan với việc thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới. Nhiều giáo viên vẫn chưa thoát ra được các phương pháp cũ. Vấn đề này được cô hiệu trưởng trường Mầm non Rạng Đông 9 chia sẻ: “Chương trình Giáo dục mầm

non mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải chủ động, sáng tạo, tự bồi dưỡng và nâng

cao trình độ, cập nhật thường xuyên các thông tin kiến thức mới thì mới đáp ứng

được các yêu cầu của việc thực hiện chương trình”. Vì vậy, cần có kế hoạch bồi

dưỡng thường xuyên thì giáo viên mới có sự tự tin, sáng tạo trong việc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Nội dung này cũng được nhiều giáo viên quan tâm.

Xếp thứ 3 là “Những khó khăn trong việc chăm sóc trẻ” có điểm trung bình: 2.32. Trong đó có 24.9% giáo viên chọn mức thường xuyên, 45.2% giáo viên chọn mức đôi khi. Công tác chăm sóc là một công việc vất vã đối với giáo viên mầm non. Để làm tốt công việc này, đòi hỏi người giáo viên phải có tấm lòng của người mẹ, xem trẻ như con của mình.

Chia sẻ của hiệu phó trường Mầm non Tuổi Ngọc: “Đặc biệt với những giáo viên

68

đi tiêu. Đôi lúc giáo viên làm vệ sinh cho trẻ một cách qua loa”. Đây là công việc

khó khăn với nhiều giáo viên. Vì vậy, nội dung này được nhiều người quan tâm. Vị trí thứ 4 là “Những khó khăn trong việc giáo dục trẻ cá biệt” có điểm trung bình: 2.25, với 23.9% mức độ thường xuyên và 37.9% mức độ đôi khi. Hiện nay, một số trường mầm non có một vài trẻ cá biệt (bị các chứng bệnh: Tự kỷ, tăng động giảm chú ý …) ở một số lớp. Những trẻ này có mức độ phát triển thấp hơn so với những trẻ bình thường, thậm chí không nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nhiều giáo viên cảm thấy khó khăn khi giáo dục những trẻ cá biệt này. Vì vậy, đây là nội dung được nhiều giáo viên quan tâm.

“Những khó khăn trong việc giải quyết các tình huống trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ” với điểm trung bình: 2.21. Trong đó, mức độ thường xuyên có 22.6% và độ đôi khi 42.5% đứng vị trí thứ 5.

Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm giáo viên đã được học trong môn học Nghề mầm non ở trường sư phạm. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tiễn có khoảng cách rất lớn. Mỗi ngày giáo viên phải giải quyết vài chục tình huống khác nhau xảy ra ở trẻ. Đối với những giáo viên gặp khó khăn này sẽ làm cho giáo viên cảm thấy lung túng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đây là một trong những nội dung cần được tham vấn tâm lý.

“Những khó khăn trong việc lựa chọn hình thức học tập nâng cao trình độ” có điểm trung bình 2.20 xếp thứ 6. Vì nhu cầu thăng tiến và yêu cầu nâng cao trình độ nên đòi hỏi giáo viên mầm non phải cố gắng để học tập. Điều này thật khó đối với những người đi làm, lại càng khó hơn đối với giáo viên mầm non vì những lý do như: kinh tế khó khăn, không có thời gian, áp lực công việc gây chán nản… Vì vậy, việc chọn lựa hình thức học tập cũng là nội dung được nhiều giáo viên quan tâm.

“Những khó khăn trong việc quản trẻ” xếp thứ 7 với điểm trung bình: 2.11. Việc quản trẻ đòi hỏi những kỹ năng nhất định trong quá trình quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Các kỹ năng này không phải ai cũng có mà chúng chỉ được hình thành trong quá trình hoạt động và rút kinh nghiệm. Với những giáo viên trẻ, mới ra trường thì công việc này là những khó khăn thật sự với họ. Đây cũng là nội dung được nhiều giáo viên quan tâm.

69

Như vậy, giáo viên mầm non TP.HCM quan tâm đến các nội dung liên quan đến lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp như về chương trình giáo dục; về việc sừ dụng các phương pháp, cách tổ chức các hoạt động; về việc chăm sóc trẻ; về việc quản trẻ; về việc giải quyết các tình huống xảy ra… . Vì vậy, cần có sự hỗ trợ thiết thực với nhu cầu của giáo viên mầm non.

2.2.3.4 Các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý cảm xúc và sức khỏe

Bảng 2.9 Các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý cảm xúc và sức khỏe Nội dung Mức độ ĐTB Thứ hạng RTX (%) TX (%) ĐK (%) HK (%) KBG (%) KYK (%)

Những căng thẳng liên quan đến sức khỏe: mệt mỏi, bệnh tật phải đi làm

11.0 34.2 39.2 8.0 3.3 4.3 2.43 2

Những khó khăn về thời gian

nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe 11.0 33.2 35.5 8.0 3.3 9.0 2.45 1 Những khó khăn trong việc thể

hiện cảm xúc(khó thể hiện cảm xúc thật trước trẻ, phụ huynh và đồng nghiệp)

8.6 20.6 34.9 15.3 8.3 12.3 2.07 4

Những khó khăn trong việc kiềm chế các cảm xúc (dễ bực tức, cáu gắt, la mắng …)

70 Bảng 2.9 cho thấy:

Giáo viên mầm non tại Thành Phố Hồ Chí Minh có nhu cầu tham vấn tâm lý ở mức cao với các nội dung liên quan đến lĩnh vực quan lý cảm xúc và sức khỏe. Qua số điểm trung bình ở từng nội dung có thể thấy,

Nội dung cần được tham vấn tâm lý được giáo viên mầm non quan tâm ở mức cao nhất trong bảng xếp hạng là “những khó khăn về thời gian nghỉ ngơi, chăm

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 91)