Giáo viên mầm non và nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 47)

1.3.1.1 Giáo viên mầm non

Nghề giáo viên là một lĩnh vực hoạt động lao động trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sau khi được đào tạo ở các trường, khoa sư phạm, sinh viên có được những tri thức và kỹ năng nhất định để có thể trở thành giáo viên và có thể tham gia vào việc giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

Trong giáo dục, giáo viên là người hỗ trợ trẻ em, học sinh học tập và rèn luyện phát triển nhân cách chủ yếu ở trong nhà trường, ngoài ra cũng có thể là ở trong gia đình

39

hay trong hệ thống giáo dục cộng đồng. Giáo viên là người có trình độ chuyên môn sâu có thể tham gia hướng dẫn hoặc giúp đỡ người học trong quá trình dạy học. sâu có thể tham gia hướng dẫn hoặc giúp đỡ người học trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, người giáo viên cũng tự học tập, rèn luyện bản thân mình trong hoạt động lao động.

Hệ thống giáo dục Việt Nam được chia thành các bậc học, cấp học khác nhau. Do đó, giáo viên làm việc trong mỗi lĩnh vực có những nét riêng phù hợp với vị trí công việc của mình.

Như vậy, trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sau khi tốt nghiệp tại các trường sư phạm, giáo viên mầm non có thể vào làm việc tại trường mầm non công lập hoặc mầm non tư thục. Trong hệ thống giáo dục mầm non có các loại trường, lớp, nhóm trẻ khác nhau. Tùy theo nhiệm vụ được giao ở trường, giáo viên có thể ở vị trí tương ứng như:

Giáo viên dạy lớp nhà trẻ: Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 3 tuổi tại các nhóm/ lớp nhà trẻ gọi là giáo viên nhà trẻ.

Giáo viên dạy lớp mẫu giáo: Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 - 6 tuổi tại các nhóm/ lớp mẫu giáo gọi là giáo viên mẫu giáo.

Vậy, giáo viên mầm non là người làm việc tại một trong các cơ sở giáo dục mầm

non, đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi [34; tr. 15]. Giáo viên mầm non là những người được đào tạo có bằng cấp theo chuyên ngành Giáo dục mầm non ở các trường sư phạm. Trong trường mầm non có giáo viên lớp nhà trẻ và giáo viên lớp mẫu giáo theo sự phân công nhiệm vụ của Ban Giám hiệu. Trong một nhóm lớp có thể chỉ có một giáo viên hoặc có một vài giáo viên tùy theo số lượng trẻ trong một lớp.

Mọi hoạt động trong trường mầm non được điều hành bởi Ban Giám hiệu (gồm có hiệu trưởng, hiệu phó). Ban Giám hiệu trường mầm non là những người đã từng làm giáo viên ở các lớp mầm non, được bồi dưỡng và bổ nhiệm chức vụ quản lý.

Ngoài ra, trong trường mầm non còn có các thành phần khác như:

- Bảo mẫu là người giúp giáo viên trong các công việc chung của lớp, chủ yếu làm công tác nuôi dưỡng và chăm sóc, vệ sinh cho trẻ.

40 - Các cô, bác cấp dưỡng và bảo vệ

1.3.1.2 Hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non

Nhiệm vụ của giáo viên mầm non được quy định trong điều lệ trường mầm non như sau: 1. Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian ở nhà trường,

nhà trẻ, nhóm trẻ.

2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em; chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ.

3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà trường; gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách trẻ em, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. 4. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ.

Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em. 5. Rèn luyện sức khỏe; học tập văn hóa; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để

nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của hiệu trưởng.

Lao động của giáo viên mầm non là hoạt động sư phạm. Do đó, cần xem xét hoạt động này trong cấu trúc hoạt động với những đặc điểm sau:

Mục đích hoạt động: Lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành nhân cách. Do vậy, lao động sư phạm của giáo viên mầm non có một sắc thái riêng khác hẳn so với giáo viên các bậc học khác là tạo bước khởi đầu quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.

Đối tượng hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non: Hoạt động lao động sư phạm của giáo viên mầm non có đối tượng rất đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi. Trẻ còn non nớt, nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài. Đây là giai đoạn phát triển với tốc độ rất nhanh về: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội. Thành quả lao động sư phạm của giáo viên mầm non là sự phát triển hài hòa của đứa trẻ về thể chất và tinh thần. Sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức, trí tuệ, trình

41

độ nghiệp vụ, nghệ thuật giao tiếp sư phạm của giáo viên. Để thực hiện tốt hoạt động sư phạm, giáo viên mầm non phải dựa trên cơ sở những tri thức khoa học tâm lý, giáo dục, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ, biết quan sát và am hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Công cụ lao động sư phạm của giáo viên mầm non: Công cụ lao động của người giáo viên mầm non chính là nhân cách của người giáo viên. Nhân cách của giáo viên mầm non đó chính là năng lực và phẩm chất đạo đức của giáo viên. Nó sẽ có tác dụng mạnh mẽ khi giáo viên có tầm ảnh hưởng lớn đối với trẻ và với những người xung quanh.

Để đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, giáo viên mầm non phải không ngừng phấn đấu vươn lên. Trước hết, giáo viên phải có năng lực học hỏi, nâng cao trình độ bản thân, tìm hiểu các phương pháp dạy học hiện đại và vận dụng vào thực tiễn. Đồng thời, giáo viên mầm non không ngừng tu dưỡng đạo đức, độc lập, sáng tạo trong hoạt động của mình.

Sản phẩm lao động của người giáo viên mầm non: “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một” [5; tr. 3].

Cụ thể các mặt phát triển của mục tiêu giáo dục mầm non trong chương trình giáo dục mầm non mới như sau:

- Đối với nhà trẻ: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

- Đối với trẻ mẫu giáo: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ

Trong quá trình thực hiện chương trình, tùy theo khả năng, hứng thú của từng độ tuổi mà giáo viên có những hình thức, nội dung và các yêu cầu phù hợp nhằm phát triển tốt nhất cho trẻ độ tuổi đó.

Thời gian và không gian lao động của giáo viên mầm non: Thởi gian làm việc của giáo viên mầm non theo quy định là khoảng thời gian gắn với nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường mầm non. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian làm việc trong một ngày của giáo viên tại trường mầm non từ 6g30 – 17g30. Ngoài

42

ra, những công việc như soạn kế hoạch, làm đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ cho các hoạt động theo kế hoạch … chiếm nhiều thời gian của giáo viên mầm non. Đây là những công việc mà giáo viên phải làm việc ngoài giờ như: giờ ngủ trưa, thời gian buổi tối, ngày nghỉ … đều được giáo viên tận dụng.

Không gian lao động của giáo viên mầm non tiến hành ở hai phạm vi trong nhà trường và ngoài nhà trường. Có các hoạt động như sau:

Các hoạt động trong trường mầm non gồm có hoạt động chăm sóc và hoạt động giáo dục

Các hoạt động giáo dục trẻ ở ngoài nhà trường như: Tổ chức cho trẻ đi tham quan, tham gia các hội thi, thăm và trao đổi với phụ huynh của trẻ …

Các hoạt động nhằm phát triển nghề nghiệp của giáo viên mầm non như: Học tập nâng cao trình độ chuyên môn, học tập bồi dưỡng thường xuyên… Ngoài ra, giáo viên mầm non còn tham gia các hoạt động xã hội khác ở địa phương hoặc của Phòng giáo dục tổ chức.

1.3.1.3 Đặc điểm nhân cách của giáo viên mầm non

Nhân cách của người giáo viên mầm non một phần được hình thành trước khi học nghề, tiếp tục được hình thành và phát triển một cách có hệ thống trong quá trình học nghề. Trong suốt quá trình sống và hoạt động nghề nghiệp, nhân cách của giáo viên tiếp tục được củng cố và tiến triển một cách ổn định, vững chắc.

Nhân cách của người giáo viên mầm non được thống nhất với mô hình nhân cách của người giáo viên chung. Do vị trí đặc thù lao động của giáo viên mầm non làm việc với trẻ nhỏ nên các yêu cầu cụ thể trong thành phần cấu trúc nhân cách của giáo viên mầm non có những nét riêng biệt.

Trong đề tài này, người nghiên cứu xét nhân cách của người giáo viên mầm non theo cấu trúc: Phẩm chất và năng lực của giáo viên mầm non với những đặc điểm sau:

Về phẩm chất:

- Yêu thương và quý trọng trẻ: Trẻ em cần tình cảm và rất nhạy cảm với sự đối xử của người lớn. Chỉ một biểu hiện của sự lạnh nhạt hoặc sự thiếu công bằng trong

43

giao tiếp, trẻ đều cảm nhận được và sẽ tránh tiếp xúc. Vì vậy, trong quá trình giao tiếp với trẻ, giáo viên luôn có thái độ yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ, quan tâm đến nhu cầu cá nhân của trẻ. Trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, giáo viên thể hiện sự cảm thông và chia sẻ, cởi mở với trẻ, động viên trẻ trong mọi tình huống để giúp trẻ khẳng định vị trí của mình trong nhóm bạn. Với phẩm chất này, trong quá trình lao động của mình, giáo viên trở thành người thầy, người mẹ và là người bạn của trẻ em.

- Yêu nghề và tận tụy với công việc: Chăm sóc, giáo dục trẻ em rất vất vả, đòi hỏi người giáo viên mầm non luôn kiên nhẫn, từ tốn với trẻ trong mọi tình huống. Mặc dù đồng lương thấp, công việc vất vả nhưng với lòng yêu nghề, giáo viên mầm non vẫn luôn giữ gìn phẩm chất và danh dự, uy tín của mình; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho trẻ. Họ luôn nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình với các yêu cầu của ngành.

- Kiên trì và nhẫn nại: Trẻ mầm non hiểu biết còn hạn hẹp, ngôn ngữ biểu đạt còn hạn chế và không rõ ràng. Nhiều trẻ quá năng động nhưng cũng có nhiều trẻ quá ù lì chậm chạp. Vì vậy, giáo viên mầm non luôn thật sự kiên nhẫn, biết lắng nghe, biết chờ đợi và quan sát trẻ để điều chỉnh kịp thời. Để hình thành cho trẻ những quy tắc, những hành vi thói quen, những kỹ năng, giáo viên mầm non phải kiên nhẫn từng bước một, hướng dẫn, chỉ bảo, sửa sai và củng cố thường xuyên cho trẻ.

- Tính linh hoạt: Sự khác biệt về đặc điểm tâm - sinh lý, điều kiện giáo dục gia đình, môi trường sống của trẻ khác nhau tạo nên những khó khăn cho giáo viên. Vì vậy, giáo viên mầm non phải thật sự linh hoạt trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Hiện nay, việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới với việc dạy học dựa trên nhu cầu hứng thú của trẻ đòi hỏi giáo viên càng phải linh hoạt, mềm dẻo trong việc thực hiện kế hoạch của mình.

- Tính nhạy cảm: Thời gian trẻ tiếp xúc với giáo viên và các bạn ở trường mầm non hầu như nhiều hơn thời gian tiếp xúc với bố mẹ ở gia đình. Vì vậy, giáo viên mầm non bên cạnh vai trò là cô giáo còn có vai trò là “người mẹ thứ hai” của trẻ. Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên mầm non luôn thể hiện sự nhạy cảm với những cảm xúc, sự thay đổi về tâm – sinh lý của mỗi trẻ. Mặc dù số trẻ trong một

44

lớp khá đông nhưng giáo viên có thể phát hiện những khó khăn, sự thay đổi, sự khác biệt của mỗi trẻ trong lớp và giúp đỡ trẻ kịp thời.

Về năng lực:

- Hiểu biết về đối tượng giáo dục: Để giáo dục trẻ tốt, giáo viên mầm non với năng lực quan sát, họ hiểu trẻ ở những mặt như: Đặc điểm tâm - sinh lý của mỗi trẻ trong lớp của mình, khả năng của mỗi trẻ, nhu cầu, hứng thú của mỗi trẻ…

- Hiểu biết sâu về khoa học giáo dục trẻ mầm non: Trong quá trình học tập ở trường sư phạm, giáo viên mầm non được lĩnh hội và thực hành những kiến thức cơ bản và chuyên sâu như: Các kiến thức về sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi; các phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ từng lứa tuổi; các kiến thức về âm nhạc, hội họa, tạo hình… Tất cả những kiến thức này giúp giáo viên mầm non lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục trẻ: Năng lực này giúp giáo viên đề ra mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện, đồ dùng dạy học và thực hiện nhiệm vụ giáo dục và dạy học của mình. Đồng thời, Khi soạn kế hoạch giáo dục, giáo viên cũng dự kiến trước những tình huống xảy ra và điều chỉnh kế hoạch phù hợp.

- Năng lực giao tiếp: Đây là nhóm kỹ năng quan trọng tạo nên sự thành công trong quá trình dạy học và giáo dục trẻ. Với trẻ mầm non, giáo viên phải sử dụng các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ngôn ngữ trong giao tiếp với trẻ phải dễ hiểu, đơn giản và gần gũi với hiểu biết của trẻ. Bên cạnh đó, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười tranh ảnh, đồ dùng … luôn được giáo viên sử dụng kèm theo ngôn ngữ nói giúp trẻ dễ hiểu và bắt chước theo mẫu của cô. Mặt khác giáo viên còn phải giao tiếp thường xuyên với phụ huynh, với cộng đồng để cùng phối hợp giáo dục trẻ.

-Năng lực sáng tạo: Giáo viên mầm non ngày nay luôn linh hoạt, sáng tạo trong việc tiếp cận những tư tưởng mới để áp dụng vào quá trình dạy học và giáo dục trẻ. Hiện nay, việc áp dụng chương trình giáo dục mầm non mới đòi hỏi giáo viên mầm non phải có tính sáng tạo cao trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.

45

Năng lực sáng tạo của giáo viên mầm non còn biểu hiện trong việc thiết kế các đồ dùng dạy học, trong việc sử dụng các phương pháp mới, trong việc thiết kế môi trường học tập để dạy học và giáo dục trẻ hiệu quả. Nhiều giáo viên đạt được các giải thưởng cấp Thành trong các cuộc thi sáng tạo đồ dùng dạy học.

- Năng lực nhận thức và tự học: Trẻ mầm non là lứa tuổi thích mày mò, khám phá để nhận biết thế giới xung quanh. Trẻ luôn đặt câu hỏi với người lớn về mọi thứ. Vì vậy, để mở rộng và làm phong phú vốn kinh nghiệm của trẻ đòi hỏi giáo viên phải

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 47)