Bảng 2.14 Cách giải quyết khi có xung đột tâm lý
Xét các điểm trung bình ở mức độ cao của các hình thức giải quyết khi có xung đột tâm lý của giáo viên mầm non ở bảng 2.14 cho thấy:
Giáo viên mầm non thường xuyên “Chia sẻ, tâm sự với bạn bè, người thân để giải tỏa” có số điểm trung bình (2.81) cao nhất trong các hình thức giải quyết khi có
Giải pháp RTX Mức độ ĐTB hThạng ứ (%) TX (%) ĐK (%) HK (%) KBG (%) KYK (%) Im lặng và chịu đựng 13.0 27.6 33.9 6.3 9.0 10.3 2.33 5 Tự an ủi, tìm các hình thức giải trí để khuây khỏa 12.0 39.9 30.9 5.0 3.3 9.0 2.57 3
Chia sẻ, tâm sự với bạn bè, người
thân để giải tỏa 17.3 46.8 24.3 3.7 1.0 7.0 2.81 1
Tự suy nghĩ và tìm hướng giải quyết 13.6 44.5 26.6 3.7 0.3 11.3 2.76 2 Bộc lộ cảm xúc ngay lúc đó bằng lời
nói, hành động 3.0 15.0 45.8 19.3 7.0 10.0 1.86 6
Hỏi ý kiến người thân, bạn bè về
hướng giải quyết 9.3 32.9 36.9 9.0 2.0 10.0 2.43 4
Chia sẻ với Ban Giám hiệu và công
đoàn nhờ giải quyết 1.0 9.0 30.9 27.6 13.6 17.9 1.47 7
Tìm đến chuyên viên tham vấn tâm lý 1.0 1.7 9.0 24.6 41.5 23.3 0.66 9 Tư vấn qua Tổng đài 1088 0.7 1.7 12.0 18.6 42.5 24.6 0.67 8
83
xung đột tâm lý. Trong đó, nếu tính ở mức độ thường xuyên và đôi khi đã có 71.1% số người lựa chọn chiếm vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng.
Hình thức thứ 2 được nhiều giáo viên lựa chọn: Tự suy nghĩ và tìm hướng giải quyết, có điểm trung bình: 2.76. Trong đó, số người chọn mức độ thường xuyên chiếm 44.5% và mức độ đôi khi 26.6%. Chiếm vị trí thứ 2
Tự an ủi, tìm các hình thức giải trí để khuây khỏa, có số điểm trung bình 2.57, với số người chọn mức độ thường xuyên chiếm 39.9% và mức đôi khi 30.9%.
Hình thức thứ 4: “Hỏi ý kiến người thân, bạn bè về hướng giải quyết” cũng được nhiều người chọn. Số điểm trung bình cao: 2.43, với tổng số người chọn mức độ thường xuyên và đôi khi chiếm 69.8%.
“Im lặng và chịu đựng” là hình thức thứ 5 được chọn với điểm trung bình: 2.33. Trong đó có 27.6% số người chọn mức thường xuyên và 33.9% số người chọn mức đôi khi.
Ngoài các hình thức được nhiều giáo viên mầm non quan tâm ở mức thường xuyên, một số hình thức khác cũng được giáo viên mầm non đôi khi sử dụng đó là:
“Bộc lộ cảm xúc ngay lúc đó bằng lời nói, hành động” có số điểm trung bình 1.86. Trong đó, số người chọn mức đôi khi chiếm 45.8%.
Hình thức “Chia sẻ với Ban Giám hiệu và công đoàn nhờ giải quyết” có 30.9% số giáo viên chọn mức đôi khi, với điểm trung bình 1.47
Hình thức giải quyết ít được giáo viên mầm non chọn là hình thức “Tìm đến trung tâm tham vấn và tham vấn qua tổng đài 1088. Với số điểm trung bình ở mức thấp (Mean: 0.67 và Mean: 0.66).
Trong phỏng vấn, Với câu hỏi: “khi có những khó khăn, xung đột tâm lý, cô thường giải quyết bằng cách nào?” Đa số các giáo viên trả lời: Chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc nghe nhạc, đi siêu thị … để giải tỏa.
Nhiều giáo viên cho rằng, họ nghe nói có dịch vụ tư vấn tâm lý nhưng họ không nghĩ là họ sẽ đi vì giáo viên mầm non không có thời gian, không có nhiều tiền và rất ngại khi đến các trung tâm tư vấn.
Một giáo viên trường Mầm non Thị Trấn Củ Chi chia sẻ: “Những lúc ở trường có
84
chuyện buồn của em nhưng em cũng thấy nhẹ đi một chút vì có người để trút bực
bội”.
Khi được hỏi: “Tại sao cô không gọi điện thoại hoặc đến các Trung tâm tư vấn để được tư vấn?”. Cô chia sẻ tiếp: “Em thỉnh thoảng cũng nghe tư vấn trên đài, có
nhiều chuyên gia tư vấn nói cũng hay còn một vài người nói thấy chán lắm. Em
nghĩ cũng chẳng giải quyết được gì. Còn tư vấn qua 1088, em có nghe nói nhưng
em vẫn chưa gọi vì bạn em nói gọi tốn nhiều tiền lắm. Ở Củ Chi này chưa có trung
tâm tư vấn tâm lý nào cả”.
Giáo viên trường Măng Non I Quận 3 cho hay: “Cách đây 3 năm em gọi điện lên
Tổng đài 1088 để xin tư vấn bằng điện thoại bàn nhà em. Đến cuối tháng em nhận
bưu điện thoại, riêng cuộc gọi dịch vụ của em gần 300 ngàn. Thế là em bị mẹ chữi một trận tơi bời”.
Qua kết quả khảo sát và các ý kiến của giáo viên mầm non khi được phỏng vấn, có thể kết luận rằng: khi có những xung đột tâm lý, giáo viên mầm non tại TP.HCM hiện nay thường xuyên sử dụng các hình thức như: Chia sẻ, tâm sự với bạn bè, người thân để giải tỏa; tự suy nghĩ và tìm hướng giải quyết; tự an ủi, tìm các hình thức giải trí để khuây khỏa; hỏi ý kiến người thân, bạn bè về hướng giải quyết và cuối cùng là im lặng và chịu đựng. Còn việc sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý ít được giáo viên quan tâm. Vì các dịch vụ tham vấn tâm lý hiện nay chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tính chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Vì vậy, cần có các hình thức tham vấn khác phù hợp với giáo viên mầm non nhằm trợ giúp cho họ về mặt tâm lý để học có đời sống hạnh phúc hơn và phát triển tốt trong nghề nghiệp của mình.
Biểu đồ 2.3 Cách giải quyết khi gặp khó khăn, xung đột tâm lý
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Trung bình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Các giải pháp
Biểu đồ cách giải quyết khi gặp khó khăn, xung đột tâm lý
85
2.2.5 Các nguyên nhân làm nảy sinh nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non TP.HCM