Mô tả công cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

2.1.2.1. Cách xây dựng bảng hỏi

Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến theo các bước sau:

Bước 1. Xây dựng phiếu thăm dò mở Bảng hỏi mở dành cho chuyên gia:

Với mục đích định hướng cho việc nghiên cứu, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi mở xin ý kiến 10 chuyên gia trong lĩnh vực mầm non. Các chuyên gia là hiệu trưởng, các trưởng phòng mầm non của các quận đã và đang làm việc trong

55

lĩnh vực mầm non, như: TS. Trần Thị Quốc Minh, Cô Trương Thị Việt Liên – Phó phòng Mầm Non TP.HCM, Nhà giáo ưu tú Phạm Thị Hiệp Hòa – Hiệu trưởng trường Mầm Non Rạng Đông 9, Quận 6 và một số chuyên gia khác.

Phiếu thăm dò ý kiến chuyên gia gồm có 6 câu nhằm tìm hiểu về nhu cầu tham vấn tâm lý, các lĩnh vực và nội dung tham vấn tâm lý, nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý, các hình thức và các biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại TP.HCM (Xem thêm phụ lục 1).

Bảng hỏi mở dành cho giáo viên mầm non:

Trên cơ sở định hướng từ các phiếu thăm dò ý kiến chuyên gia, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi mở dành cho giáo viên mầm non. Bảng hỏi gồm 6 câu lấy ý kiến của 30 giáo viên mầm non ở khối trường công lập và tư thục.

Bước 2. Xây dựng phiếu thăm dò chính thức

Sau khi tổng hợp các ý kiến từ phiếu thăm dò mở, dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, người nghiên cứu xây dựng phiếu thăm dò chính thức để khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại TP.HCM (Xem thêm phụ lục 2).

2.1.2.2. Mô tả bảng hỏi của đề tài

Bảng hỏi chính thức: gồm 2 phần (Xem thêm phụ lục 2)

Phần1. Các thông tin về bản thân giáo viên mầm non gồm có: Trình độ; tuổi tác; tình trạng hôn nhân; thâm niên công tác (năm trong nghề); loại hình trường đang công tác; khu vực nội thành hay ngoại thành

Phần 2. Nội dung bảng hỏi

Bảng hỏi gồm 7 câu với các nội dung cụ thể như sau:

Câu 1. Tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại Thành Phố Hồ Chí Minh với 3 lựa chọn: Rất cần, cần và không cần

Câu 2. Tìm hiểu về các lĩnh vực cần được tham vấn tâm lý với 5 lựa chọn: rất thường xuyên, thường xuyên, đôi khi, không bao giờ

Câu 3. Tìm hiểu về nội dung nhu cầu tham vấn tâm lý liên quan đến các lĩnh vực ở trên với 6 lựa chọn: rất thường xuyên, thường xuyên, đôi khi, hiếm khi, không bao giờ, không ý kiến

56

Câu 4. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tham vấn tâm lý với 6 lựa chọn: rất thường xuyên, thường xuyên, đôi khi, hiếm khi, không bao giờ, không ý kiến Câu 5. Tìm hiểu về cách giải quyết của giáo viên mầm non khi có xung đột tâm lý với 6 lựa chọn: rất thường xuyên, thường xuyên, đôi khi, hiếm khi, không bao giờ, không ý kiến

Câu 6. Nhận thức về hậu quả khi có xung đột tâm lý nhưng không được tham vấn tâm lý với 6 lựa chọn: rất thường xuyên, thường xuyên, đôi khi, hiếm khi, không bao giờ, không ý kiến

Câu 7. Tìm hiểu về hình thức tham vấn tâm lý phù hợp nhằm trợ giúp tâm lý cho giáo viên mầm non với 3 lựa chọn: cần thiết và không cần thiết và không ý kiến

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)