Xuất các biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 101)

được trò chuyện với các chuyên gia tâm lý

(6) Tham vấn qua hộp thư email

(7) Xây dựng phòng tham vấn tâm lý tại các trường mầm non và có một biên chế cho chuyên gia tâm lý làm việc ở trường mầm non

2.2.7 Đề xuất các biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non mầm non

2.2.7.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp

Xuất phát từ thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay tại TP.HCM, do đồng lương thấp không đủ sống, áp lực công việc nhiều, không có thời gian cho bản thân

93

và gia đình … nên tình trạng giáo viên bỏ nghề ngày càng nhiều. Để giữ chân giáo viên mầm non trong nghề, cần có sự tác động từ nhiều phía và tham vấn tâm lý cho giáo viên mầm non là một biện pháp quan trọng.

Xuất phát từ nhận thức về vai trò của công tác tham vấn tâm lý đối với đời sống và hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Các giáo viên mầm non cần được trợ giúp về mặt tâm lý để học có đời sống tốt đẹp và làm việc hiệu quả hơn

Nhận thức của giáo viên mầm non về những hậu quả đối với chính bản thân, với nghề nghiệp, với người khác và đặc biệt đối với trẻ khi có những xung đột nhưng không được tham vấn tâm lý như: Chán nản, khủng hoảng, bị tổn thương tâm lý; không tập trung vào công việc; gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ; không tìm thấy niềm vui trong công việc; không tận tâm với nghề và với trẻ; suy nghĩ tiêu cực về nghề, về bản thân; buông xuôi, không phấn đấu vươn lên; bỏ nghề. Chính vì vậy, cần có các biện pháp để đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non.

Giáo viên mầm non tại TP.HCM có nhu cầu tham vấn cao nhưng chưa được đáp ứng vì chưa có các giải pháp phù hợp với đặc điểm, tính chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

2.2.7.2 Một số biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non

Biện pháp 1. Tạo điều kiện để giáo viên mầm non hiểu đúng về tham vấn tâm lý, vai trò của tham vấn tâm lý đối với đời sống và nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

Mục tiêu: Nâng cao hiểu biết của giáo viên về công tác tham vấn tâm lý và vai trò của hoạt động tham vấn tâm lý đối với đời sống và hoạt động nghề nghiệp của mình.

Nội dung: Tham vấn tâm lý là gì, bản chất của hoạt động tham vấn tâm lý, vai trò của tham vấn tâm lý , các hình thức tham vấn tâm lý, các dịch vụ tham vấn và địa chỉ của các trung tâm tham vấn tâm lý…

Cách thực hiện: Các nội dung trên cần được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông khác nhau như: bản tin ở trường mầm non; Trang web giáo dục

94

mầm non của các quận, huyện; Tạp chí Giáo dục mầm non… để các giáo viên mầm non quan tâm.

Biện pháp 2. Nâng cao nhận thức bản thân và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non bằng cách tổ chức các hội thảo chuyên đề

Mục tiêu: Nhằm giúp giáo viên mầm non xây dựng hình ảnh bản thân, nâng cao các kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp, phát triển năng lực cá nhân.

Nội dung: Nâng cao nhận thức bản thân và năng lực cá nhân thông qua các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm chủ cảm xúc và giải quyết xung đột …

Kỹ năng tự nhận thức bản thân giúp giáo viên mầm non đánh giá đúng bản thân: Vị trí, vai trò, trách nhiệm của bản thân trong công việc và trong các mối quan hệ khác, những ưu điểm và những hạn chề, những điều thích và không thích, những khả năng, thế mạnh của bản thân.

Trong kỹ năng giao tiếp giúp giáo viên mầm non nâng cao sự tự tin, kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp hiệu qủa, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi… để khẳng định chính mình và thiết lập được các mối quan hệ khác trong xã hội.

Kỹ năng làm việc nhóm giúp giáo viên mầm non nhận ra mình có vị trí, vai trò trong nhóm, trong tập thể để cùng nhau phối kết hợp nhằm đạt mục tiêu chung. Kỹ năng làm chủ cảm xúc và giải quyết các xung đột giúp giáo viên mầm non biết kiềm chế và thể hiện các cảm xúc đúng lúc, nâng cao kỹ năng giải quyết các tình huống có xung đột.

Kỹ năng quản lý thời gian giúp giáo viên biết đặt ra mục tiêu cụ thể, điều chỉnh thời gian hợp lý để vạch kế hoạch và tổ chức công việc hợp lý.

Phát triển các kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc bồi dưỡng các chuyên đề: xây dựng kế hoạch giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới, chuyên đề tổ chức các hoạt động theo chương trình mới, chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục trẻ, chuyên đề giải quyết các tình huống xảy ra ở trẻ, chuyên đề chăm sóc và giáo dục trẻ cá biệt…

95

Để đáp ứng yêu cầu phát triển các kỹ năng nghề nghiệp: Mời các nhà chuyên môn bồi dưỡng, tổ chức hội thảo nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

Ban Giám hiệu cần quan sát, đánh giá đúng khả năng chuyên môn của giáo viên, thăm dò nhu cầu cần bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên trong trường để tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng liên quan đến lĩnh vực chuyên môn

Việc tổ chức các chuyên đề nâng cao nhận thức và phát triển khả năng cá nhân và nghề nghiệp cần được tổ chức có sự tham gia tích cực của bản thân giáo viên mầm non dưới các hình thức và biện pháp như: Trao đổi, chia sẻ, trò chơi, thực hành kỹ năng, trải nghiệm tình huống…

Nếu các buổi chuyên đề được tổ chức một cách sinh động dưới hình thức thực hành, giáo viên mầm non sẽ tham gia tích cực và mang lại nhiều lợi ích cho họ.

Biện pháp 3. Tổ chức các buổi tọa đàm theo định kỳ tại trường mầm non dưới sự chủ trì của các nhà tham vấn tâm lý am hiểu về lĩnh vực mầm non.

Mục tiêu: Tạo điều kiện để giáo viên mầm non được chia sẻ, trao đổi và giải quyết các tình huống.

Nội dung: Chia sẻ và trao đổi những vấn đề mà giáo viên mầm non đang quan tâm.

Cách thực hiện: Phòng Giáo dục mầm non ở mỗi quận, huyện hoặc mỗi trường mầm non lên kế hoạch tổ chức buổi tọa đàm cho giáo viên theo chủ đề.

Mỗi tháng hoặc mỗi quý tổ chức chủ đề trong thời gian một buổi hoặc một ngày theo kế hoạch.

Theo từng chủ đề, dưới sự định hướng của nhà tham vấn, giáo viên mầm non sẽ chia sẻ các vấn đề họ đang quan tâm, đồng thời các giáo viên sẽ cùng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Biện pháp 4. Đáp ứng kịp thời nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non

Mục tiêu:Đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non

Nội dung: Xây dựng phòng tham vấn tâm lý tại các trường mầm non và có một biên chế cho chuyên gia tâm lý làm việc ở trường mầm non. Khi có nhu cầu tham vấn tâm lý, giáo viên mầm non có điều kiện để chia sẻ và giải tỏa những xung đột

96

tâm lý. Chuyên gia tâm lý sẽ cùng Ban Giám hiệu, Tổ chức công đoàn … cùng trợ giúp các giáo viên.

Tham vấn qua hộp thư email: Các trung tâm hoặc chuyên gia có thể cung cấp cho giáo viên mầm non địa chỉ email để giáo viên có thể chia sẻ.

Chia sẻ với chuyên gia qua hộp thư tâm tình.

Mỗi trường mầm non có thể có một hòm thư “Điều tôi muốn nói” và giáo viên có thể chia sẻ những khó khăn của bản thân.

Hệ thống nhắn tin nội bộ, mạng điện thoại nội bộ ở trường sẽ là nơi chia sẻ của giáo viên mầm non

Các trung tâm tham vấn tâm lý nên mở rộng và phong phú hình thức tham vấn, hình thức hỗ trợ với đối tượng là giáo viên mầm non, xây dựng các mãng nội dung và quảng bá cho các giáo viên được biết để tham gia khi có nhu cầu tham vấn tâm lý.

Cách thực hiện: Xây dựng các hình thức tham vấn phong phú, đa dạng và phù hợp với điều kiện của giáo viên mầm non

Cung cấp cho giáo viên mầm non các địa chỉ để họ được tham vấn tâm lý khi có nhu cầu tham vấn.

Tóm lại

Do áp lực cuộc sống, đặc biệt là áp lực công việc, giáo viên mầm non có nhu cầu tham vấn tâm lý ở mức độ cao. Nội dung tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non liên quan đến cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp như: Các mối quan hệ trong hôn nhân, gia đình; các mối quan hệ nơi làm việc; lĩnh vực chuyên môn; lĩnh vực sức khỏe và cảm xúc. Trong các lĩnh vực và nội dung đó thì lĩnh vực được giáo viên quan tâm nhiều nhất là lĩnh vực chuyên môn. Những nguyên nhân làm nảy sinh nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non chủ yếu tập trung vào những nguyên nhân liên quan đến công việc như: Lương bổng thấp, công việc nhiều, quá nhiều sổ sách … tạo ra những xung đột tâm lý ở giáo viên mầm non. Giáo viên mầm non có nhu cầu tham vấn. Tuy nhiên, do tính chất nghề nghiệp, do điều kiện cuộc sống và các dịch vụ tham chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên mầm non nên giáo viên mầm non thường chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc âm thầm chịu đựng và tự giải quyết.

97

Vì vậy, để cuộc sống của giáo viên trở nên tốt đẹp hơn, cần tạo điều kiện thuận lợi để giảm áp lực cuộc sống và nghề nghiệp, loại trừ các xung đột tâm lý và nâng cao khả năng giải quyết khó khăn, xung đột tâm lý nảy sinh trong cuộc sống. Để làm được điều này cần có sự tác động từ nhiều phía khác nhau. Tham vấn tâm lý là một hình thức trợ giúp để cuộc sống của giáo viên mầm non trở nên tốt đẹp hơn.

98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Giáo viên mầm non, những người được đào tạo có bằng cấp theo chuyên ngành Giáo dục mầm non ở các trường sư phạm đang làm việc tại một trong các cơ sở giáo dục mầm non, đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. Trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp, dưới những áp lực như: Lương bổng thấp, công việc nặng nề, xã hội chưa đánh giá cao nghề cô nuôi dạy trẻ, không có thời gian để chăm lo cho gia đình, phụ huynh chưa tôn trọng và phối hợp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ… Tất cả những khó khăn đó tạo gây ra những xung đột tâm lý trong chính bản thân cá nhân của người giáo viên mầm non hoặc trong mối quan hệ giữa giáo viên mầm non với các mối quan hệ khác. Khi nảy sinh những xung đột tâm lý, bản thân của giáo viên mầm non có những cảm xúc âm tính: khó chịu, bực tức, căng thẳng, tức giận… họ không tự mình giải quyết được mà phải cần đến sự trợ giúp từ các chuyên gia trong lĩnh vực tham vấn tâm lý. Dưới sự trợ giúp của chuyên gia tham vấn tâm lý trong quá trình gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ, giáo viên mầm non tìm giải pháp phù hợp với vấn đề của mình và giải quyết vấn đề đó. Như vậy, nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non là nhu cầu muốn được nhà tham vấn trợ giúp về mặt tâm lý nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả giúp giáo viên mầm non tự giải quyết vấn đề của mình khi xảy ra các xung đột tâm lý. Có thể thấy rằng, nhu cầu tham vấn của giáo viên mầm non được hình thành trong quá trình sống và hoạt động nghề nghiệp của họ. Giáo viên mầm non có nhu cầu được tham vấn tâm lý ở các lĩnh vực: mối quan hệ trong đời sống hôn nhân gia đình, mối quan hệ ở nơi làm việc, lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp, lĩnh vực quản lý cảm xúc và sức khỏe của giáo viên mầm non.

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy:

Giáo viên mầm non tại TP.HCM có nhu cầu tham vấn tâm lý ở mức độ cao. Nhiều giáo viên mầm non cho rằng họ cần được tham vấn tâm lý. Các giáo viên mầm non nhận thức về tầm quan trọng của công tác tham vấn ở trường mầm non với ý kiến cho rằng: Khi có những xung đột tâm lý, nếu không được tham vấn tâm lý sẽ

99

gây ra những hậu quả sau: Chán nản, khủng hoảng, bị tổn thương tâm lý; không tập trung vào công việc, gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ; không tìm thấy niềm vui trong công việc, không tận tâm với nghề và với trẻ; suy nghĩ tiêu cực về nghề, về bản thân; bỏ nghề là những hậu quả xảy ra. Tuy nhiên, nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại TP.HCM chưa được đáp ứng mặc dù hiện nay trên địa bàn TP.HCM đã có nhiều trung tâm làm dịch vụ tư vấn tâm lý. Mặc dù giáo viên mầm non tại TP.HCM có nhu cầu được tham vấn tâm lý nhưng khi có xung đột tâm lý họ thường có những cách giải quyết như: chia sẻ với bạn bè hoặc người thân, tự suy nghĩ và tìm hướng giải quyết, tự an ủi và tìm các hình thức khác để khuây khỏa, im lặng chịu đựng hoặc bỏ nghề. Giáo viên mầm non chọn những hình thức giải quyết đó mà không sử dụng các dịch vụ tham vấn là vì những lý do như: Điều kiện kinh tế eo hẹp, thời gian làm việc ở trường mầm non quá dài, không đủ thời gian cho các hoạt động khác, quá nhiều sổ sách phải làm… Một nguyên nhân khác là do các trung tâm tham vấn tâm lý ở TP.HCM vẫn chưa nghĩ đến đối tượng này và chưa có những hình thức tham vấn phù hợp với các đối tượng trong ngành giáo dục mầm non.

Nội dung tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại TP.HCM là những nội dung xoay quanh các lĩnh vực: mối quan hệ trong đời sống hôn nhân, gia đình; mối quan hệ nơi làm việc; lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp; lĩnh vực quản lý cảm xúc và sức khỏe. Trong các lĩnh vực đó, lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp được giáo viên mầm non quan tâm nhất. Lĩnh vực thứ hai được nhiều giáo viên mầm non quan tâm là lĩnh vực giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ nơi làm việc. Lĩnh vực được quan tâm thứ ba là lĩnh vực giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hôn nhân, gia đình. Cuối cùng là lĩnh vực quản lý cảm xúc và sức khỏe.

Các nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non được chia làm hai nhóm nguyên nhân: Các nguyên nhân liên quan đến vấn đề cá nhân và các nguyên nhân liên quan đến công việc.

Các nguyên nhân liên quan đến vấn đề cá nhân như: yếu tố không có thời gian, yếu tố lương bổng thu nhập thấp, điều kiện thiếu thốn … được giáo viên mầm non quan tâm ở mức độ cao. Cụ thể là những nguyên nhân: Đi sớm về trễ không có thời gian

100

dành cho gia đình và các mối quan hệ khác; Không có điều kiện để chăm sóc gia đình, con cái, đặc biệt khi con cái, người thân bị bệnh; Không có thời gian tham gia các hoạt động xã hội khác vì còn phải chuẩn bị giáo án, giáo cụ dạy học; Chênh lệch trong lương, thu nhập giữa lương giáo viên mầm non với các ngành nghề khác. Khi có những xung đột tâm lý, giáo viên mầm non tại TP.HCM mong muốn được tham vấn tâm lý dưới các hình thức như: Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, kĩ năng sống, trang bị các kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)