Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 40 - 59)

3.1.2.1 Về phát triển kinh tế:

Từ năm 2009 - 2014, nền kinh tế tăng trưởng khá cao và ổn định trên tất cả các ngành, lĩnh vực.

Hình 3.1: Biểu đồ tăng trưởng kinh tế huyện Than Uyên

a) Nông, lâm, ngư nghip

Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và gắn với xây dựng nông thôn mới. Tăng cường thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tăng 6,7%/năm;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

đã quy hoạch và đang thực hiện sản xuất nông nghiệp tập trung (điển hình là hệ thống cánh đồng Mường Than). Việc triển khai các đề án rau an toàn (300 ha), lúa Séng Cù (đặc sản địa phương) bước đầu mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Chăn nuôi, thủy sản: Tập trung chăn nuôi bằng việc khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và thủy cầm vùng bán ngập hồ thủy điện theo nhóm hộ, hộ gia đình và trang trại chăn nuôi với phương châm “Cải tạo tầm vóc, đưa giống lai, giống kỹ thuật chiếm ưu thế vào sản xuất”. Đẩy mạnh trồng cỏ để phát triển chăn nuôi, tập trung các nguồn vốn cho phát triển chăn nuôi như: Vốn vay ưu đãi, hỗ trợ phát triển sản xuất; dự án xã, thôn bản ĐBKK (Chương trình 135); hỗ trợ huyện nghèo (Chương trình 30a)…Đồng thời, tăng cường phòng chống, kiểm soát dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; tỷ lệ tăng đàn 5,5-6%; tổng đàn gia súc toàn huyện là 71.456 con, gia cầm 185 nghìn con. Nuôi chồng thủy sản đã góp phần tăng thu nhập của người dân với diện tích mặt nước 157 ha, sản lượng 300 tấn chủ yếu cá nuôi trồng tại các ao hồ và cá lúa trong dân. Lợi thế nuôi trồng và đánh bắt thủy sản hồ thủy điện bản Chát việc khai thác chưa hợp lý, mang tính tự phát trong dân; sản lượng đánh bắt ở khu vực này chưa được thống kê cụ thể do chưa có sự quản lý nhà nước ở cấp chính quyền cơ sở; đã xảy ra tình trạng đánh bắt bừa bãi, bằng kích điện và các hình thức trái phép khác.

Lâm nghiệp: Do vị trí địa lý nằm ở sườn tây của dãy Hoàng Liên Sơn thuộc vùng khí hậu khô hanh không thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, huyện đã tập trung thực hiện phát triển rừng đạt chỉ tiêu dự án 661. Công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng được triển khai tích cực, nhưng hiệu quả thấp; tình trạng lấn chiếm đất, phá rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn ra. Công tác trồng rừng từ năm 2009-2014 đạt 1.690 ha, trong đó: rừng sản xuất 177 ha, rừng phòng hộ 660 ha, với kinh phí thực hiện 5.179 triệu đồng từ Chương trình MTQG. Tuyên truyền và thực hiện tốt việc chi trả dịch vụ môi trường rừng; tạo được sự công bằng và ý thức bảo vệ rừng trong nhân dân với tổng kinh phí thực hiện 31.844 triệu đồng với 6.961 hộ hưởng lợi, đã góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 29,37%. Sau nhiều năm thực hiện chính sách thu hút đầu tư trồng rừng từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

các tổ chức, cá nhân nhưng không đạt hiệu quả kinh tế; trên cơ sở Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Lai Châu chính quyền địa phương đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng rừng sản xuất sang trồng cây cao su có giá trị kinh tế cao; từ năm 2012-2014 tổ chức trồng 853 ha trên địa bàn vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế rừng, vừa góp phần nâng cao độ che phủ.

Kế hoạch giai đoạn 2015-2020, Than Uyên thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế theo đề án tái sản xuất 600 ha cây chè trên địa bàn.

b) Công nghip – xây dng

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng khá 13,3%/năm; năm 2014, một số nhà máy thủy điện đi vào hoạt động nên giá trị sản xuất công nghiệp địa phương tăng mạnh 183% so với năm 2013; cơ cấu kinh tế thay đổi (tỷ trọng ngành công nghiệp tăng đột biến). Nhưng thực chất chỉ tác động một phần nhỏ đến kinh tế địa phương trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và bổ sung lao động cho khu vực này; giá trị sản xuất từ thủy điện chủ yếu điều tiết về ngân sách TW, ngân sách tỉnh; chưa có cơ chế điều tiết, phân cấp về ngân sách huyện để thực hiện cân đối cho đầu tư phát triển địa phương; GRDP bình quân đầu người tăng mạnh theo giá trị sản xuất công nghiệp, nhưng trên thực tế thu nhập bình quân đầu người tăng chậm.

Công nghiệp chế biến được khuyến khích phát triển, đã hình thành một số HTX chế biến nông sản, nhưng hiệu quả hoạt động thấp do chưa có sự đầu tư về kỹ thuật và công nghệ.

Đã xây dựng và công bố quy hoạch khu công nghiệp Mường Than (nay là Phúc Than) nhưng chưa thu hút được đầu tư do chưa có kinh phí thực hiện và quản lý theo quy hoạch. Chính sách xúc tiến thu hút đầu tư dự án Nhà máy chế biến chè gắn với quy hoạch tái sản xuất vùng chè nguyên liệu trên địa bàn dự kiến tổng mức đầu tư 10.000 triệu đồng và nhà máy gạch không nung đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng trong thời gian tới.

Tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ sản phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường; chủ yếu duy trì nghề truyền thống (dệt may thổ cẩm) để bảo vệ sắc thái văn hóa địa phương cho chiến lược thu hút khách du lịch trong tương lai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Ngành xây dựng: Hoạt động tư vấn và thi công xây dựng có chiều hướng phát triển, năng lực các nhà thầu từng bước được khẳng định trên thị trường; năm 2014, trên địa bàn có 3 doanh nghiệp tư vấn, 46 doanh nghiệp và 12 HTX hoạt động lĩnh vực thi công đầu tư xây dựng. Công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng công trình được quan tâm. Đã tập trung thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, có các chính sách phù hợp, nhiều các công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư trên địa bàn. Các sản phẩm vật liệu xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trường nội huyện, nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng.

c) Thương mi - dch v, hot động tài chính – tín dng

Thương mại dịch vụ từng bước phát triển đa dạng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia; các loại hình dịch vụ, các chợ trên địa bàn duy trì hoạt động ổn định, các tuyến phố kinh doanh, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển. Thị trường miền núi ở các trung tâm cụm xã, các xã dọc tuyến đã hình thành (chợ nông thôn) đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân. Khối lượng hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng đều qua các năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 28.815 triệu đồng (năm 2014).

Hoạt động thương mại ở khu vực thị trấn phát triển khá nhanh, thu hút các doanh nghiệp tổ chức hội chợ thương mại quảng bá sản phẩm địa phương. Dịch vụ vận tải hành khách được nâng cao về chất lượng và ngày càng hiện đại, an toàn (12 chuyến/ngày); vận tải hàng hoá khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, có sức cạnh; đã hình thành và từng bước phát triển dịch vụ vận tải hàng khách, cung ứng hàng hoá đến các xã. Chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông được nâng cao và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ Vinaphone, Viettel, VNPT, Mobiphone. Các dịch vụ khác (ăn uống, khách sạn, nhà hàng…) phát triển vượt bậc, số lượng các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh lên đến hàng nghìn cơ sở, đáp ứng các nhu cầu thị trường, là nền tảng thu hút khách thập phương cho phát triển ngành du lịch trong tương lai.

Về tài chính, tín dụng: Quản lý thu ngân sách trên địa bàn đảm bảo đúng Luật thuế, đủ, kịp thời là động lực khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tăng tích luỹ, nuôi dưỡng nguồn thu. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 62.698 triệu đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

Chi ngân sách huyện 377.396 triệu đồng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị, quốc phòng - an ninh và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ngân hàng: Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển, huyện đã thu hút được 1 đơn vị trúng thầu nhà khách UBND huyện đã mở Chi nhánh ngân hàng Công thương (Vietinbank) tạo sự cạnh tranh phát triển đối với thành phần kinh tế nhà nước, cũng như giải quyết vấn đề khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, HTX và các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Năm 2014, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huy động vốn đạt 466 tỷ đồng (trong đó: dân gửi 397 triệu đồng), tổng dư nợ 196 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội đã huy động 5,3 tỷ đồng, tổng dư nợ 157,2 tỷ đồng với 7.350 hộ dư nợ, thực hiện tốt các chương trình cho vay, huy động vốn phát huy hiệu quả đầu tư. Đồng thời, hỗ trợ lãi xuất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

d) Đầu tư phát trin: Sau 6 năm huyện đã huy động trên 1.000.000 triệu đồng thực hiện đầu tư các Chương trình, dự án đã mang lại hiệu quả quan trọng, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, trường học, trạm xá, phát thanh truyền hình, văn hoá - thể thao…đã được tăng cường phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Cơ sở hạ tầng kinh tế được quan tâm đầu tư từ khâu quy hoạch, bố trí, phân bổ các nguồn vốn, trình tự thực hiện, tổ chức thi công, khai thác sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư. Tập trung đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn…

Giao thông: Quy hoạch mạng lưới giao thông, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn và các tuyến liên xã. Nâng cấp và mở mới tuyến Mường Kim - Ta Gia - Khoen On đi Mường La. Tăng cường mở mới bê tông hóa, nhựa hóa 100 km; sửa chữa, bảo dương 95 km các tuyến đường giao thông nông thôn; 100% xã có đường xe máy đi đến tất cả các thôn, bản. Góp phần hoàn thành tiêu chí giao thông trong thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới.

Thuỷ lợi: Đã quy hoạch phát triển hệ thống thuỷ lợi đến 2020 và ưu tiên các nguồn vốn đầu tư thực hiện 131 công trình phục vụ tưới cho 7.060 ha diện tích canh tác cây hàng năm và một số diện tích trồng cây lâu năm thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống lưới điện tiếp tục được đầu tư đến các xã và các điểm dân cư. Đã đầu tư xây dựng được 30 km đường điện nông thôn, đáp ứng cho 5.000 hộ dân sử dụng. Năm 2014, 12/12 xã, thị trấn có điện, tỷ lệ số hộ được sử dụng tăng từ 60% năm 2009 lên 91% năm 2014.

Hệ thống nước sạch đô thị được đảm bảo và nâng cấp. Đã đầu tư được trên 120 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho nhân dân. Dân số đô thị được sử dụng nước sạch 98%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 88%.

Việc lồng ghép nguồn vốn NSĐP, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, cấp bù thuỷ lợi phí với sự tham gia tích cực của nhân dân thực hiện duy tu sửa chữa, bảo dưỡng sau đầu tư để nâng cao hiệu quả và tuổi thọ công trình.

Mạng lưới thông tin liên lạc từng bước được hiện đại hoá, các loại hình thông tin liên lạc không ngừng được mở rộng tới vùng cao, vùng xa, vùng ĐBKK. Năm 2014, toàn huyện có 5 điểm bưu điện văn hoá xã tăng 60% so với năm 2009.

Cơ sở hạ tầng xã hội

Đến năm 2014, hoàn thiện được 7km đường giao thông đô thị, quy hoạch, san lấp tạo quỹ đất ở cho dân cư khu vực thị trấn và một số xã lân cận.

Trung tâm y tế huyện quy mô 120 gường, 1 phòng khám đa khoa khu vực (Mường Kim) quy mô 25 giường; 7 trạm y tế được đầu tư về cơ sở vật chất. Trong đó: 8 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Tổng mức đầu tư cho ngành y tế trong 5 năm đạt trên 50.000 triệu đồng.

Hệ thống CSVT ngành giáo dục được quan tâm đầu tư bằng các Chương trình MTQG về giáo dục & đào tạo, chương trình 159, Quyết định số 20/TTg-CP, Chương trình 30a/CP và các nguồn vốn khác. Hệ thống nhà công vụ được kiên cố hóa, đã cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nhà ở giáo viên vùng 3, vùng ĐBKK.

Đầu tư hệ thống CSVC Trung tâm Dạy nghề & Giới thiệu việc làm tạo điều kiện thuận lợi việc liên kết đào tạo, dạy nghề; tạo việc làm cho lao động địa phương.

Hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở được quan tâm đầu tư xây dựng tạo sự chuyển biến rõ rệt nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân với 66 nhà văn hoá thôn, bản; Đài truyền hình huyện gồm 2 trạm truyền dẫn phát sóng và 50 trạm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

TVRO; 1 sân vận động huyện (tổng vốn 13.000 triệu đồng), góp phần phát triển phong trào thể thao địa phương.

Thu hút đầu tư trong dân, doanh nghiệp: Thực hiện khuyến khích, thu hút, kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện, từ năm 2009-2014 huy động trên 69.097 triệu đồng đầu tư cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Từ doanh nghiệp địa phương: vốn doanh nghiệp và dân cư 15.000 triệu đồng (Đại lý cấp 1 Honda – Trường Thành năm 2012). Hai nhà máy gạch tuynel lò vòng công suất 9 triệu viên/năm.

Từ doanh nghiệp TW: Tập đoàn EVN đầu tư 3.000 triệu đồng/3 công trình cấp điện sinh hoạt và 3 nhà bán trú dân nuôi vốn 677 triệu đồng. Ngân hàng Công thương Vietinbank tài trợ đầu tư 5.000 triệu đồng xây dựng 5 nhà văn hóa. Dự án phát triển vùng nhiên liệu của Tập đoàn cao su Việt Nam đang triển khai thực hiện theo lộ trình.

Vốn tài trợ của huyện Thanh Trì (TP Hà Nội) 2.400 triệu đồng, NSĐP cân đối bổ sung 100 triệu đồng đầu tư xây dựng Trường tiểu học số 1 Phúc Than (năm 2013).

Thu hút đầu tư JBIC5: 1 dự án nhà máy nước thị trấn huyện Than Uyên 11.000 triệu đồng đảm bảo cấp cho trên 5.000 hộ. Nguồn vốn OFID6: 3 dự án thuỷ lợi 31.920 triệu đồng, tưới nước cho 265 ha.

Về cơ bản công tác xúc tiến đầu tư của huyện từ năm 2009-2014 đã có những kết quả quan trọng. Bước đầu khai thác hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện, góp phần tạo việc làm cải thiện đời sống cho người lao động địa phương. Tuy nhiên, một số lĩnh vực doanh nghiệp thu hút đầu tư không hiệu quả như trồng rừng; nhà máy nghiền cát, đá 350m3/ngày phải tạm dừng hoạt động.

e) Phát trin các thành phn kinh tế

Cơ cấu các thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng trên các lĩnh vực có thế mạnh và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế nhà nước đã được đổi mới tổ chức lại bằng việc cổ phần hóa, tư nhân hóa (Công ty TNHH thương mại tổng hợp, Cty TNHH vật tư nông nghiệp...); kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động hiệu quả, phần lớn đã đứng vững trong thời gian ảnh

5

Nguồn vốn JBIC do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JBIC tài trợ.

6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 40 - 59)