Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch ngân sách tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 31 - 37)

Tỉnh Lai Châu được thành lập ngày 26/11/2003, chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/2004. Tổng diện tích tự nhiên 9.112,32 km2; có 8 huyện, thành phố gồm 108 xã, phường, thị trấn; dân số 425.047 người (năm 2014) với 20 nhóm dân tộc; là tỉnh miền núi cao tận cùng phía Tây Bắc lãnh thổ Việt Nam, biên giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

với Trung Quốc dài 273 km, 4 huyện, 21 xã biên giới; do đó, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển: Tài nguyên đất với diện tích tự nhiên rộng (đất chưa sử dụng chiếm 50,18%), tài nguyên nước với lượng mưa trong năm lớn, lưu vực Sông Đà, modun dòng chảy lớn nhất Việt Nam, mật độ khe suối chảy vào Sông Đà 5,5 - 6km/km2, độ dốc dòng chảy có tiềm năng thủy năng rất lớn. Tài nguyên rừng với tỷ lệ che phủ 44,3% (năm 2014) nếu được tập trung khoanh nuôi, tái sinh, trồng và bảo vệ, nâng cao độ che phủ sẽ duy trì nguồn nước cho thủy điện, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, sản xuất và hạn chế lũ lụt phá hoại châu thổ Sông Hồng. Giữa ba tài nguyên đất, rừng, nước có mối quan hệ chặt chẽ, trong đó việc bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa quyết định tới bảo tồn, phát triển nguồn thủy sinh và bảo vệ đất đai của Lai Châu nói riêng và vùng Tây Bắc, Bắc Bộ nói chung. Khoáng sản có trên 120 điểm (vàng, đồng, chì, kẽm, đá đen và đặc biệt là đất hiếm). Tiềm năng về du lịch rất lớn (du lịch trên hồ, các hang động, điểm suối nước nóng tự nhiên, nghỉ dưỡng sinh thái Sìn Hồ). Là điểm trung chuyển giữa Sa Pa, Điện Biên; giữa Hà Khẩu, Ma Lù Thàng; điểm đến của các tour du lịch “Tình Ca Tây Bắc”, “Về lại Điện Biên”...

Tuy nhiên, Lai Châu vẫn là địa phương ĐBKK do nhiều yếu tố khách quan, điều kiện chủ quan như núi cao hiểm trở (trên 60% có độ dốc cao >1.000m), độ dốc lớn (trên 90% diện tích dốc >25%). Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp 8,51% diện tích tự nhiên, đất trồng lúa 3,2%. Khí hậu khắc nhiệt diễn biến bất thường. Dân cư thưa với mật độ dân số 38 người/km2, có nơi (Mường Tè) chỉ có 13 người/km2. Trong nhóm 20 dân tộc có 5 dân tộc nhân khẩu dưới 10.000 người, đặc biệt người Si La chỉ có 594 người. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao có tập quán canh tác lạc hậu (78% nghèo đói vì không biết làm ăn).

Qua 10 năm phấn đấu, Lai Châu có những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế có mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8,61%; bình quân GRDP/đầu người/năm đạt 16,3 triệu đồng (năm 2014). Các chính sách có tác dụng tốt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Sản xuất nông nghiệp ổn định và có bước phát triển, diện tích

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

nương giảm, đã hình thành một số vùng chuyên canh tập trung. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng (giá cố định 2010) 1.141.500 triệu đồng. Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, phục vụ tốt cho phát triển sản xuất và đời sống. Hoạt động của khẩu Ma Lù Thàng được quan tâm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng. Thu ngân sách bàn tăng qua các năm và nguồn thu ngân sách từng bước mở rộng và ổn định bằng việc đổi mới phương pháp lập, điều hành kế hoạch thu, chi ngân sách trên địa bàn.

Về Kế hoạch thu ngân sách: Tổng thu NSĐP tăng khá nhanh từ 3.406.421 triệu đồng năm 2009, đạt 7.394.160 triệu đồng năm 2013. Thực chất khi loại trừ các khoản thu kết dư, chuyển nguồn, vay đầu tư thì tổng thu NSĐP là 2.571.620 triệu đồng (thu nội địa 207.000 triệu đồng) năm 2009, đạt 5.699.957 triệu đồng (thu nội địa 545.908 triệu đồng) năm 2013; bình quân tăng 22,02%/năm. Số thu vượt dự toán giao giảm từ 21% năm 2009, xuống còn 3,9% năm 2013.

Về Kế hoạch chi ngân sách: Tổng chi NSĐP 3.406.421 triệu đồng năm 2009, đến năm 2013 là 7.394.160 triệu đồng, bình quân tăng 21,38%/năm. Khoản chi ngoài dự toán năm 2009 phát sinh tăng 21%, năm 2013 còn 10,5%; chủ yếu do tăng lương, nguồn vốn TW bổ sung và chi từ tăng thu ngân sách.

Chi cân đối ngân sách địa phương 1.742.410 triệu đồng năm 2009 và đến năm 2013 là 4.208.563 triệu đồng. Số phát sinh ngoài dự toán giảm qua các năm, từ 30% năm 2009 đến 2013 chỉ ở mức 8% so với kế hoạch giao.

Đầu tư phát triển tăng mạnh năm 2009 là 339.960 triệu đồng (kết dư 25.536 triệu đồng, phát sinh ngoài dự toán đến 73%), đạt 355.917 triệu đồng năm 2013 (tăng 21% so với dự toán). Chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn trong nước 148.270 triệu đồng (kết dư 18.646 triệu đồng, tăng 14% so với dự toán) và 241.800 triệu đồng năm 2013 đạt 100% kế hoạch. Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất, năm 2009 là 67.085 triệu đồng tăng 32% so với dự toán và 53.600 triệu đồng năm 2013 đạt 100% kế hoạch. Chi hỗ trợ doanh nghiệp thành lập 7.100 triệu đồng đạt 100% kế hoạch. Chi từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển 92.645 triệu đồng năm 2009 (kết dư năm 2008: 2.645 triệu đồng), đến năm 2013 là 180.000 triệu đồng. Chi từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

nguồn ủng hộ đóng góp 26.620 triệu đồng năm 2011. Chi đầu tư từ nguồn tăng thu ngân sách 59.017 triệu đồng năm 2013.

Chi thường xuyên 1.353.882 triệu đồng (phát sinh ngoài kế hoạch 23%) năm 2009, đạt 3.759.746 triệu đồng (phát sinh ngoài kế hoạch còn 5%) năm 2013. Chi đảm bảo an sinh xã hội 46.495 triệu đồng năm 2009 và đạt 68.359 triệu đồng năm 2013, phát sinh ngoài dự toán giảm từ 77% năm 2009 xuống còn 18% năm 2013. Chi sự nghiệp kinh tế 118.197 triệu đồng năm 2009 và đạt 358.913 triệu đồng năm 2013, phát sinh ngoài kế hoạch 12%. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo 585.287 triệu đồng năm 2009 và đạt 1.735.100 triệu đồng năm 2013, phát sinh ngoài kế hoạch giảm từ 19% năm 2009 còn 4% năm 2013. Sự nghiệp y tế 156.425 triệu đồng năm 2009 và đạt 497.403 triệu đồng năm 2013, phát sinh ngoài dự toán giảm từ 15% năm 2009 còn 8% năm 2013. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 6.636 triệu đồng năm 2011 đạt 7.776 triệu đồng năm 2013 để triển khai một số đề tài khoa học. Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình 37.356 triệu đồng năm 2009 và đạt 79.883 triệu đồng năm 2013, phát sinh ngoài kế hoạch giảm từ 8% năm 2009 còn 2% năm 2013. Chi Quản lý hành chính 245.018 triệu đồng (phát sinh ngoài dự toán 35%) năm 2009 và đạt 897.694 triệu đồng (phát sinh ngoài dự toán 6%) năm 2013.

Chi thực hiện các dự án, Chương trình MTQG 306.164 triệu đồng (phát sinh ngoài kế hoạch chiếm 14%) năm 2009 và đạt 424.267 triệu đồng (phát sinh ngoài dự toán 6%) năm 2013.

Dự phòng ngân sách 41.268 triệu đồng năm 2009 và tăng lên 60.900 triệu đồng năm 2013 (chiếm 1,1% tính trên tổng chi ngân sách) để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán: phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai (lũ lụt, sạt nở đất, rét đậm rét hại...), thực hiện các dự án quan trọng cấp bách và đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội tỉnh Lai Châu đã tiết kiệm 10% dự toán giao dành để cải cách tiền lương và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

Năm 2014, thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 25/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2014; Thông tư số 90/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2014; tỉnh Lai Châu xác định mục tiêu tài chính - NSNN là đặc biệt quan trọng phải có giải pháp thực hiện chính sách thu nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư; Xây dựng kế hoạch thu ngân sách phản ánh sát với hoạt động của nền kinh tế và tình hình tài chính các doanh nghiệp; cơ cấu lại NSNN, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đảm bảo an ninh tài chính; bố trí dự toán chi chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả chi tiêu công; ưu tiên nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương và các chế độ chính sách mới, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, chính sách an sinh xã hội cho người nghèo, bảo trợ xã hội; phân bổ chương trình, dự án theo hướng lồng ghép, đồng bộ. Đảm bảo các nhiệm vụ chi cần thiết, quan trọng nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tăng trưởng, đảm bảo quốc phòng, an ninh và công tác đối ngoại trong tình hình mới. Tổng hợp kế hoạch thu, chi NSNN của Lai Châu năm 2014 thể hiện ở bảng 2.4 và 2.5.

Trong 5 năm (2009-2013) và năm 2014, công tác xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Lai Châu có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước được cải thiện, nâng cao về chất lượng, đảm bảo tiến độ, ngày càng khoa học hơn và sát với điều kiện thực tế của địa phương. Kết quả thực hiện kế hoạch ngân sách, số thu ngân sách vượt cao so với kế hoạch giao hàng năm; chi ngân sách ổn định với các khoản chi phát sinh ngoài dự toán giảm. Cán cân ngân sách từng bước được cải thiện, hình thành tích lũy cho nền kinh tế; tỷ lệ thu, chi cân đối ngân sách từ TW giảm qua các năm (bình quân từ năm 2009-2014 thu ngân sách tăng 28,43% và chi ngân sách tăng 21,38%). Kế hoạch thu, chi ngân sách ngày càng phát huy vai trò là công cụ điều tiết nền kinh tế, ổn định chính trị, xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh tỉnh Lai Châu.

Mặc dù có nhiều cố gắng, lĩnh vực tài chính - ngân sách tỉnh Lai Châu còn một số tồn tại, yếu kém: công tác xây dựng kế hoạch chưa khai thác hết các nguồn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

thu nên còn tình trạng thất thu ngân sách. Kế hoạch chi ngân sách xác định thiếu một số nhiệm vụ chi nên phát sinh ngoài dự toán khá lớn; chi đầu tư chưa bố trí cho các Chương trình, dự án có hiệu quả kinh tế để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ mới chỉ thực hiện từ năm 2011 và chiếm tỷ lệ thấp từ 0,1-0,2% tổng chi NSĐP. Dự phòng ngân sách thấp chưa đảm bảo theo định mức quy định của Bộ Tài chính (2-5% tính trên tổng chi NSĐP) nên còn nhiều nhiệm vụ quan trọng phát sinh chưa được xử lý kịp thời trong năm kế hoạch. Kết quả thực hiện kế hoạch chi ngân sách có nhiều hạn chế, số kết dư, chuyển nguồn ngân sách hàng năm còn khá lớn chiếm từ 19-25% tổng chi ngân sách. Lai Châu là tỉnh nghèo so với mặt bằng chung của cả nước, nguồn thu ngân sách nhỏ hẹp chỉ đáp ứng được 10-30% yêu cầu chi ngân sách. Kế hoạch tài chính chưa tự cân đối được thu, chi phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách TW; khoản thu, chi cân đối từ ngân sách TW chiếm tỷ lệ cao (từ 63-74% tổng thu NSĐP). Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006-2020 thì nhu cầu vốn đầu tư từ NSNN khá lớn, bình quân 2.700 tỷ đồng/năm (giai đoạn 2006- 2010), giai đoạn 2011-2015 là 3.500 tỷ đồng/năm, giai đoạn 2016-2020 khoảng 3.000 tỷ đồng/năm. Nếu không có biện pháp tăng nhanh nguồn thu nội địa thì độ phụ thuộc vào trợ cấp NSTW ngày càng lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

Phần III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)