Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 103 - 110)

4.3.1.1 Đặc điểm huyện Than Uyên

Than Uyên là một huyện miền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (nằm trong danh sách 62 huyện nghèo của cả nước). Nguồn thu ngân sách chủ yếu phụ thuộc vào thu cân đối, bổ sung từ ngân sách cấp trên; trong khi đó yêu cầu chi ngân sách để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh với kinh phí khá lớn và ngày càng tăng trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Nhiều mục chi mang tính chất đặc thù như: chi lương cán bộ, công chức vùng III (khu vực phụ cấp 0,7); kinh phí luân chuyển cán bộ và thu hút tri thức trẻ theo chính sách đặc thù của huyện nghèo; chi sự nghiệp, đầu tư, hỗ trợ đầu tư đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98

Để xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách huyện đạt hiệu quả cần xác định đúng các mục chi cần thiết và các nguồn thu ổn định trên địa bàn. Điểm khác biệt ở Than Uyên cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách là huyện nghèo miền núi nên được TW phân bổ nhiều nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, Chương trình mục tiêu, Chương trình MTQG nên phải phê duyệt dự án, đề xuất, đăng ký các nhu cầu hỗ trợ, thẩm định nguồn, danh mục đầu tư, các nhiệm vụ chi ngay từ cuối năm trước của năm kế hoạch (trước ngày 30/10) trình Tỉnh theo quy định Chỉ thị 1792CT-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, xác định các nguồn thu ổn định qua khoản thuế VAT, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp từ thủy điện Huội Quảng, Bản Chát, Nậm Mở, Mường Kim trên địa bàn; đặc biệt là dự án thủy điện bản Chát đưa vào vận hành năm 2011 và dự kiến hoàn thành thủy điện Huội Quảng năm 2015 với tổng mức đầu tư 9.788,572 tỷ VNĐ; tổng công suất 760MW, điện lượng trung bình năm 1.888KW/h, một phần thuế VAT là nguồn thu ngân sách ổn định trên địa bàn. Có nhiều dự án trọng điểm với nhu cầu đầu tư lớn (đường vành đai, trung tâm thương mại, bãi đỗ xe gắn với quy hoạch khu dân cư, khu di tích lịch sử Bản Lướt) quá trình đầu tư để tạo ra nguồn thu trực tiếp cho ngân sách thông qua các sắc thuế và tạo quỹ đất tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất sau đầu tư, góp phần quan trọng để huyện tự cân đối ngân sách địa phương bằng nguồn tăng thu ngân sách trên địa bàn.

Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và việc triển khai các Chương trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch của huyện gắn với các tiêu chí Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và quy hoạch nâng cấp thị trấn Than Uyên lên đô thị loại IV theo Nghị quyết của Tỉnh ủy được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả thúc đẩy kinh tế phát triển là cơ sở định hướng cho công tác xây dựng kế hoạch ngân sách với mục tiêu nuôi dưỡng và mở rộng, ổn định các nguồn thu ngân sách trong thời gian tới.

4.3.1.2 Bối cảnh kinh tế - xã hội địa phương trong thời gian tới

a) Thuận lợi: Kinh tế huyện Than Uyên đạt mức tăng trưởng khá và ổn định (bình quân 8,4%/năm); cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm 2011-2015 hoàn thành trước giai đoạn một năm (năm 2014), một số chỉ tiêu dự kiến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99

vượt kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, nông - lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng giảm về tỷ trọng nhưng nâng cao giá trị, chất lượng, sản phẩm hàng hóa; tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp tăng nhất là thủy điện tăng mạnh; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn lồng ghép. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là giảm nghèo (dự kiến đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 16,43%). Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ cơ sở được phát huy tạo động lực thúc đẩy phát triển từ nội lực và thực hiện công bằng xã hội. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Chính sách khuyết khích, thu hút đầu tư tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Diện mạo của huyện có nhiều thay đổi phát huy vai trò là vùng kinh tế động lực của Tỉnh. Những kết quả đã đạt được và dự kiến đạt kế hoạch trong giai đoạn 2011-2015 là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh địa phương thời kỳ 2016-2020. Đồng thời, điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nhân lực có nhiều tiềm năng và lợi thế để Than Uyên khai thác nội lực phát triển các ngành, lĩnh vực trọng yếu (nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch...) trong thời gian tới. Trọng tâm là phát triển nông nghiệp tập trung vào hệ thống cánh đồng Mường Than, ngư nghiệp hướng tới các hồ thủy điện, thương mại tiếp tục khai thác lợi thế quốc lộ 32, quốc lộ 279 - cao tốc Lào Cai - Hà Nội.

b) Khó khăn, thách thức: Những kết quả đạt được chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của huyện trong giai đoạn hiện nay, các tiềm năng lợi thế chưa thực sự tạo ra nội lực, sức bứt phá cho sự phát triển kinh tế của huyện. Kinh tế phát triển còn nhiều chênh lệnh giữa các vùng, các địa phương. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, HTX, các đơn vị sản xuất kinh doanh nói chung còn nhiều yếu kém, việc thực hiện chức năng nhà nước ở cấp cơ sở còn bất cập. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội có một số mặt yếu kém chưa được khắc phục (chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế). Môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100

trường, tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả. Thị trường miền núi, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển.

Những vấn đề mới chưa có tiền lệ trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo của Đảng, Chính quyền ở cấp cơ sở chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của địa phương; bệnh thành tích còn nặng trong công tác ở một số ngành; việc thực thi pháp luật ở một số lĩnh vực chưa nghiêm; quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém, tổ chức bộ máy cồng kềnh, một bộ phận cán bộ, công chức yếu cả về năng lực và phẩm chất; tổ chức thực hiện công việc chuyên môn kém hiệu quả; chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc; quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ ở một số lĩnh vực như: giám sát cộng đồng trong đầu tư công, tham gia quy hoạch, kế hoạch phát triển địa phương.

Tình hình thế giới có nhiều biến động, nguy cơ về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, chạy đua vũ trang và dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của các nước trong đó có cả Việt Nam. Do đó, định hướng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương giai đoạn này cần phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện của đất nước và của tỉnh Lai Châu.

Trước bối cảnh kinh tế - xã hội của huyện Than Uyên có nhiều tiềm năng, thế mạnh, điều kiện thuận lợi với những kết quả đạt được giai đoạn 2011-2015 và những khó khăn còn tồn tại, cũng như tất yếu sẽ nảy sinh những thách thức trong thời gian tới. Trong thời kỳ 2016 - 2020 dự báo khả năng phát triển của huyện Than Uyên như sau:

Trên cơ sở khai thác cao nhất có thể được về các nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực và các khả năng nội lực khác của huyện để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đầu tư có chiều sâu, cải tạo và từng bước hiện đại các cơ sở kinh tế hiện có, đa dạng hoá và hiện đại hoá ngành nông nghiệp, thay đổi một bước cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, tỷ trọng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Một số cơ sở chế biến sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101

phẩm nông - lâm nghiệp được đầu tư mở rộng (nhà máy chế biến chè, cao su, chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản...), khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn như: Đan lát, dệt thêu thổ cẩm, phục vụ tiêu dùng và hướng tới sản xuất sản phẩm, hàng hóa đặc thù văn hóa dân tộc địa phương phục vụ du khách.

Các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, nguồn sinh thái được đầu tư khôi phục và phát triển sẽ tạo các điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến Than Uyên.

Xem xét đầy đủ những khả năng tác động từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ trong mối quan hệ liên kết giữa các vùng kinh tế trong Tỉnh và sự phát huy tác dụng của các hạt nhân phát triển trọng điểm của huyện để tranh thủ thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, tập trung đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng năng suất chất lượng sản phẩm hàng hoá. Khai thác triệt để tiềm năng quỹ đất đồi núi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây nguyên liệu trên quy mô lớn, rừng phòng hộ, rừng sản xuất kết hợp với việc phát triển công nghiệp chế biến.

Hành lang kinh tế dọc các trục đường giao thông chính quốc lộ 32 được hình thành. Các hạt nhân kinh tế vùng (thượng huyện, phía tây, hạ huyện và khu trung tâm) phát triển mạnh từ nội lực bên trong và sự tác động từ bên ngoài bằng chính sách thu hút đầu tư về vốn, kỹ thuật và công nghệ, tạo sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân giai đoạn 2016-2020 ổn định đạt trên 12,4% năm. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người 8,5 triệu đồng, dự báo đến năm 2020 đạt trên 38 triệu đồng. Năm 2020, Than Uyên là huyện phát triển khá của tỉnh Lai Châu. Đây là phương án tăng tốc, tuy có nhiều khó khăn đặc biệt là vốn, song đây là phương án hợp lý phù hợp với xu thế phát triển chung của các địa phương trong thời gian tới.

Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Than Uyên, dự báo đến năm 2020 như sau: Nông - Lâm - Thuỷ sản 28%; Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng 37,4%; Thương mại - dịch vụ 34,6%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102 Bảng 4.9: Dự báo giá trị sản xuất và tốc độ tăng tổng sản phẩm ĐVT: Triệu đồng TT Danh mục 2010 2015 2020 Tốc độ tăng GRDP (%) 2010-2015 2016-2020 Tổng giá trị sản xuất 440.300 1.108.800 2.684.200 12 12,4

1 Nông, Lâm, Thuỷ sản 189.300 410.200 751.600 6,7 7,5 2 Công nghiệp, Xây dựng 127.700 343.700 1.003.900 13,3 13 3 Thương mại,

Dịch vụ 123.300 354.800 928.700 15 15

Như vậy, nền kinh tế huyện thời kỳ 2016-2020 tiếp tục phát triển, tỷ trọng công nghiệp tăng mạnh vào năm 2016 và phát triển ổn định đến năm 2020. Thương mại, dịch vụ, du lịch tăng khá, thị trường khu vực trung tâm và các xã dọc quốc lộ 32 tăng trưởng mạnh trong năm 2020 (thời điểm thị trấn Than Uyên phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại IV), thị trường nông thôn miền núi phát triển đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho nhân dân). Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp phát triển theo chiều sâu và sản xuất sản phẩm, hàng hóa theo hướng xây dựng thương hiệu địa phương.

Tuy nhiên, suy thoái kinh tế trên cả nước còn để lại hậu quả nặng nền ảnh hưởng đến tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Than Uyên nói riêng. Nền kinh tế huyện giai đoạn này bắt đầu phát triển ổn định nhưng còn nhiều khó khăn bất ổn; sự điều chỉnh chính sách nhà nước (Luật đầu tư công, Luật đấu thầu, Luật Xây dựng...) sẽ tác động đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của địa phương.

Tình hình địa phương và bối cảnh trong nước, tỉnh Lai Châu sẽ tạo cho Than Uyên vị thế mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn cũng như khó khăn, thách thức cần có giải pháp dài hạn, trung hạn và các biện pháp phù hợp với từng thời điểm trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trong thời kỳ chiến lược mới.

4.3.1.3 Yêu cầu về cái cách tài chính công

Cải cách hành chính là một chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đối với lĩnh vực tài chính, cải cách hành chính hết sức quan trọng, thể hiện qua các Nghị quyết của Đảng, Chương trình, kế hoạch của Chính phủ và các Thông tư, quyết định của ngành Tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, ngân sách nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103

Yêu cầu cấp thiết trong cải cách hành chính hiện nay bao gồm các nội dung (cải cách thể chế, cải cách bộ máy, cải cách thủ tục hành chính và cải cách tài chính công). Cải cách bộ máy là việc tổ chức bộ máy nhà nước của cơ quan dân cử (HĐND); hành pháp là bộ máy hành chính nhà nước (UBND huyện, xã); tư pháp là cơ quan bảo vệ pháp luật các cấp là tòa án nhân dân, viên kiểm sát nhân dân; theo hướng tinh gọn, sao cho có hiệu lực và hiệu quả nhất. Cải cách thủ tục hành chính là cải cách các loại thủ tục giấy tờ hành chính, các giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp, xã hội với Nhà nước, các thủ tục hành chính và giao dịch phải hướng tới mục tiêu đơn giản hóa thủ tục, vì mục tiêu phục vụ tốt nhất cho nhân dân. Cải cách tài chính công là cải cách việc thu - chi ngân sách nhà nước; doanh nghiệp nhà nước; tín dụng nhà nước; tài chính các cơ quan hành chính nhà nước; tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập; các quỹ tài chính nhà nước; trong đó thu - chi ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất.

Thực hiện tốt những cải cách tài chính công sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, làm tăng tính tự chủ của các đơn vị dự toán gắn với sự chủ động về tài chính; tạo ra cơ chế tài chính khuyến khích các đơn vị chi tiêu có hiệu quả, hướng vào kết quả đầu ra và tiết kiệm ngân sách, trên cơ sở đó tăng cường thu nhập cho người lao động. Đó chính là những động lực thúc đẩy các cơ quan trong bộ máy nhà nước đổi mới về tổ chức, phương thức hoạt động và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả hơn.

Cải cách tài chính công là một trong 4 nội dung cơ bản của Chương trình

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)