Công các xây dựng kế hoạch ngân sách ở các đơn vị dự toán nhất là các xã còn nhiều hạn chế, chưa chủ động xây dựng dự thảo và bảo vệ kế hoạch ngân sách theo quy định của Luật ngân sách, còn chông trờ vào kế hoạch ngân sách huyện giao và làm giúp của cơ quan Tài chính. Phương thức xây dựng kế hoạch ngân sách với chủ trương xác định nhu cầu từ dưới lên, nhưng về bản chất kế hoạch ngân sách huyện hàng năm đang xây dựng theo phương pháp từ trên xuống, phương pháp này mặc dù chặt chẽ về chế độ chính sách nhưng lại hạn chế việc phát huy tự chủ ngân sách và nội lực phát triển của các đơn vị dự toán nói riêng và nền kinh tế của huyện nói chung. Mặc dù thu ngân sách tăng qua các năm nhưng địa phương chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách, còn phụ thuộc vào ngân sách tỉnh bổ sung, khoản thu này chiếm tỷ lệ lớn so với tổng thu ngân sách; tổng thu ngân sách địa bàn chỉ đáp ứng 14% nhiệm vụ chi.
Việc dự báo, đánh giá tình hình kinh tế chưa mang tính khoa học và thực tiễn dẫn đến công tác xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách chưa phù hợp và sát với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90
Qua bảng 4.4 cho thấy Kế hoạch chi ngân sách từ năm 2009-2014 huyện chưa bố trí kinh phí cho sự nghiệp khoa học - công nghệ phục vụ cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào phát triển các ngành, lĩnh vực trọng yếu của địa phương; nhất là, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp có giá trị kinh tế cao lĩnh vực nông nghiệp – ngành kinh tế chủ đạo của huyện. Do đó, nền kinh tế huyện Than Uyên còn nhiều lạc hậu, chưa tạo ra sức bứt phá mới cho sự phát triển địa phương.
Nguồn thu ngân sách trên địa bàn những năm gần đây tăng, nhưng không ổn định phụ thuộc nhiều vào các khoản thu từ thuế VAT từ các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình, thuế vãng lai của các doanh nghiệp tham gia thi công các khu điểm tái định cư, thủy điện Huội Quảng và Bản Chát trên địa bàn. Từ năm 2012, các doanh nghiệp thi công thủy điện rút dần khỏi địa bàn và còn nợ đọng thuế; các doanh nghiệp thi công các dự án cơ sở hạ tầng các khu điểm tái định cư thiếu vốn thực hiện nên tiến độ thi công chậm (do nguồn vốn phụ thuộc vào nguồn vay của Tập đoàn EVN từ Ngân hàng phát triển), dẫn đến thu ngân sách địa bàn giảm 11% so với kế hoạch. Tình trạng nợ đọng thuế kéo dài nhiều năm ở các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn còn phổ biến, khá lớn về số lượng và có dấu hiệu gia tăng (34.945 triệu đồng bằng 56% tổng thu ngân sách địa bàn năm 2014) chưa có chính sách giải quyết rứt điểm. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn trình trạng buôn bán hóa đơn, gian lận thương mại, hạch toán sai lệch kết quả tài chính để chốn thuế.... chưa được khắc phục; các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm của cơ quan tài chính, thuế địa phương chưa đủ mạnh.
Các khoản thu ngân sách huyện hưởng theo tỷ lệ chưa được tỉnh điều tiết cho huyện để chủ động bố trí đầu tư phát triển cho mục tiêu mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách trên địa bàn.
Về tổng thể chung thu ngân sách địa bàn tăng, nhưng xét về thu của từng xã, thị trấn thì tốc độ tăng không đồng đều; nhất là các xã vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thu ngân sách địa bàn mới chỉ dừng lại các khoản thu phí và lệ phí (bình quân thu ngân sách địa bàn từ 3 đến 15 triệu đồng/năm), các khoản thu khác hàng năm chưa được khai thác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91
Hầu hết các xã, thị trấn có tổng số thu ngân sách trên địa bàn đều đạt và vượt kế hoạch giao đầu năm. Nhưng nếu so với giai đoạn năm 2008 về trước thu ngân sách từ năm 2009-2014 ở mức tăng thấp hơn; nguyên nhân chủ yếu là do tình hình giá cả hàng hoá tăng cao, tiêu dùng của người dân hạn chế (chỉ số CPI thấp so với mặt bằng chung cả nước, bình quân tăng 2,5%/năm), các doanh nghiệp thiếu vốn, dẫn đến tiến độ thi công chậm, khối lượng thanh toán thấp làm giảm nguồn thu (Chính quyền địa phương phải thực hiện các biện pháp giãn, hoãn thuế đối với các đơn vị doanh nghiệp theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ), nhiều công trình hoàn thành chưa bàn giao hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa đảm bảo đủ thủ tục hồ sơ quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính. Việc tổ chức triển khai giao đất có thu tiền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất còn chậm, làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn. Bên cạnh đó, công tác giải ngân thanh toán các nguồn vốn đầu tư, các chương trình mục tiêu chậm, dồn vào thời điểm cuối năm ảnh hưởng đến quản lý và kiểm soát, điều tiết giá cả thị trường địa bàn. Số thu từ năm trước chuyển sang năm sau (do kết dư, chuyển nguồn) và thu thuế vãng lai của các doanh nghiệp xây dựng các công trình thuỷ điện là các nguồn thu không ổn định còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu ngân sách.
Kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn tăng chủ yếu là nguồn thu từ việc cấp đất ở và các khoản thu phát sinh không ổn định khá lớn chiếm tỷ trọng tới 39%; nguồn thu phát sinh từ kinh tế có tính ổn định lâu dài chiếm 61%; thu phát sinh từ thuế và phí trong phát triển kinh tế, thương mại - dịch vụ còn thấp.
Vấn đề tồn kết dư và chuyển nguồn ngân chưa có giải pháp tháo gỡ: tình trạng thời gian đầu tư kéo dài vi phạm tiến độ thi công theo hợp đồng, giảm hiệu quả đầu tư, lãng phí ngân sách nhà nước phải điều chỉnh hợp đồng kéo theo sự điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư (do lương cơ bản tăng, nhiên liệu, vật liệu tăng) chưa được khắc phục rứt điểm. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do chế độ chính sách thay đổi phải chờ văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành TW, Tỉnh. Thời gian thực hiện, thanh toán kéo dài gây khó khăn cho nhà thầu về tài chính, còn nhiều hồ sơ thiếu thủ tục không đủ điều kiện trình thẩm định quyết toán dự án hoàn thành tồn đọng ở các chủ đầu tư.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92
Cải cách hành chính nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng trong những năm qua còn có những hạn chế, yếu kém như sau:
Các quan hệ sản xuất và chưa giải phóng được các nguồn lực xã hội sao cho hiệu quả nhất, nghĩa là chưa phát huy được nội lực và thu hút đầu tư để khai thác, mở rộng phát triển các nguồn thu ngân sách có tính ổn định, lâu dài. Do địa phương chưa kịp thời xây dựng được hệ thống văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lai Châu vào điều kiện thực tế của huyện Than Uyên trong từng thời kỳ;
Tổ chức bộ máy trong các cơ quan quản lý nhà nước từ huyện đến cơ sở còn cồng kềnh; chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, chưa phân định rõ trách nhiệm trong việc quy kết và xử lý trách nhiệm của cá nhân và tổ chức; các chế tài chưa đủ mạnh để sức răn đe, thực thi pháp luật đối với một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức biên chế ở hầu hết các cơ quan, đơn vị không những không giảm mà vẫn có xu hướng tăng, chồng chéo chức năng, kém hiệu lực và hiệu quả. Trong khi đó, quỹ lương, chi phí hành chính và bảo đảm các điều kiện về trang thiết bị, nơi làm việc vẫn tăng. Một số cơ quan chức năng nhiệm vụ trùng lặp với các đơn vị ngành dọc hoạt động không hiệu quả (Phòng Y tế, Phòng Dân tộc), Đài truyền hình huyện phát sóng qua Ăng ten trong khu vực thị trấn không phù hợp với điều kiện sống thực tế của nhân dân, không theo dõi được các thông tin thời sự của Huyện; trong khi đó, mỗi năm phải bố trí kinh phí hoạt động cho các đơn vị này trên 3 tỷ đồng từ ngân sách.
Các thủ tục hành chính không những không giảm mà có chiều hướng tăng lên, làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội; gây nhiều phiền hà, tốn kém thời gian, tiền của người dân, doanh nghiệp và xã hội. Các thủ tục hành chính ban hành chưa coi trọng ý kiến các tổ chức và cá nhân; chủ yếu tạo thuận lợi cho các cơ quan nhà nước, nên chưa chú trọng đến bảo vệ lợi ích của người dân, doanh nghiệp và xã hội. Có những quy định thủ tục hành chính còn tạo thuận lợi cho cấp trên và khó khăn cho cấp dưới. Thủ tục hành chính còn nặng về hình thức và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, giữa các cơ quan nhà nước, dẫn đến tiêu cực gây thiệt hại cho người dân,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93
doanh nghiệp và xã hội. Các thủ tục hành chính trong việc kê khai, nộp thuế còn nhiều bất hợp lý gây khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.
Trong thực hiện quản lý ngân sách phân hệ Tabmis nghiệp vụ truy vấn báo cáo cuối kỳ của kế toán viên, chuyên viên cơ quan Tài chính, nhân viên thanh toán vốn, kế toán trưởng, Giám đốc KBNN, lãnh đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch mới chỉ thực hiện vào cuối tháng, cuối năm, việc tùy chỉnh, xử lý cuối ngày chưa được chú trọng thực hiện.
Kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước có nhiều hạn chế như cân đối ngân sách thiếu chủ động phần lớn phụ thuộc vào bổ sung ngân sách cấp trên, cơ cấu chi ngân sách vẫn tồn tại những khoản chi mang tính bao cấp, phạm vi chi ngân sách còn rộng, chưa xác định rõ nên khó giảm được gánh nặng chi ngân sách. Các khoản chi bao cấp đã tạo ra tư tưởng ỷ lại của người dân trong sản xuất kinh doanh (như: Chi hỗ trợ giống Chương trình MTQG giảm nghèo). Đầu tư công từ ngân sách nhà nước còn lớn, dàn trải, kém hiệu quả; làm giảm động lực phát triển và cản trở việc thu hút đầu tư của xã hội vào việc cung cấp các dịch vụ công. Đối với chi tiêu của bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp thì định mức, chế độ trong quy chế chi tiêu nội bộ còn lạc hậu chậm đổi mới; chưa thúc đẩy và tạo ra động lực khuyến khích tiết kiệm, hiệu quả, dẫn đến tình trạng lãng phí khá phổ biến trong chi tiêu ngân sách nhà nước ở một số đơn vị dự toán.
Các cơ quan trong khối tài là các đơn vị chuyên môn ngành dọc sự phối hợp chưa chặt chẽ, vai trò trưởng khối của Cơ quan Tài chính mờ nhạt, chưa phát huy hết trách nhiệm trong quản lý điều hành chung về tài chính thu, chi ngân sách đã dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách trên địa bàn, kết quả giải ngân thấp.
Việc chấp hành kế hoạch chi ngân sách trên địa bàn huyện Than Uyên tồn tại tình trạng chung của cả nước, đó là giải ngân các nguồn vốn chậm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư, cần sớm được khắc phục. Chi đầu tư các chương trình, dự án chậm, kiểm soát thanh toán qua KBNN còn rườm rà về thủ tục, sách nhiễu doanh nghiệp, chủ đầu tư và các đơn vị dự toán.
Đối với các dự án khởi công mới còn vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng hoặc phê duyệt dự án trước khi đề nghị thẩm định nguồn vốn bổ sung có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94
mục tiêu từ ngân sách TW và Chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu chính phủ được TW giao và ngân sách địa phương theo quy định của Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ còn lúng túng, thiếu chủ động nên giải ngân vốn chậm và phải kéo dài thanh toán sang năm sau, thậm chí kinh phí chuyển nguồn, kết dư ngân sách số lượng lớn. Một số chủ đầu tư chưa nắm chắc quy trình, thủ tục đầu tư nên việc thẩm định phê duyệt dự án, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu chưa đảm bảo thời gian quy định và hạn chế về chất lượng; chưa chỉ đạo sát sao công tác nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu khối lượng hoàn thành dẫn đến khó khăn trong việc hoàn tạm ứng số vốn đã giải ngân các năm trước và không thanh toán được kế hoạch vốn đã giao trong năm kế hoạch.
Công tác xây dựng, thẩm định kế hoạch thu, chi ngân sách đối với một số nội dung chưa sát với thực tế và có nhiều mặt hạn chế; dẫn đến, quá trình thực hiện còn nhiều nhiệm vụ chi vượt cao so với kế hoạch, phải xin bổ sung phát sinh dự toán chi ngân sách hàng năm từ ngân sách cấp trên.
Chất lượng công tác quyết toán niên độ ngân sách hàng năm thấp, chậm so với quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Những áp lực về chi ngân sách nhà nước cho các nhu cầu tối thiểu cần thiết phát triển kinh tế - xã hội địa phương là rất lớn như: chi sự nghiệp kinh tế (hỗ trợ sản xuất nông nghiệp), văn hoá - xã hội (sửa chữa, mua sắm trang thiết bị y tế, xoá phòng học tạm) và chi cho đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an ninh...đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ cân đối ngân sách địa phương.
Tình trạng thất thoát, lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được khắc phục, việc quản lý chi theo dự toán chưa được coi trọng. Do ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế, các chế tài kỷ luật tài chính còn chưa nghiêm, một số nhiệm vụ chi, khoản thu ngân sách vượt ra ngoài chế độ khuôn khổ, tiêu chuẩn định mức cho phép còn diễn ra ở một số đơn vị dự toán. Sử dụng nguồn dự phòng không đúng mục đích, thu ngân sách nặng thành tích, còn tình trạng thu về tài khoản tạm giữ để hoàn thành chỉ tiêu % tăng thu cho năm sau ở các quan trong khối Tài chính. Công tác quản lý chi ngân sách chưa thực sự chặt chẽ gây lãng phí trong sử dụng ngân sách do trình độ chuyên môn của Cơ quan tài chính, KBNN địa phương, chủ tài khoản và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95
kế toán ở các đơn vị dự toán còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay (như việc vận dụng công nghệ quản lý ngân sách mới trên phân hệ Tabmis qua KBNN). Chi mua sắm phương tiện thiết bị dự toán giao chưa tính đến hiệu quả sử dụng dẫn đến gây lãng phí ngân sách nhà nước. Cụ thể như: trong chi đầu tư các dự án kiên cố hóa trường lớp học, trạm y tế, trụ sở ở một số xã chưa có điện nhưng trong dự toán vẫn chi cho thực hiện gói thầu thiết bị điện theo mẫu thiết kế định hình; Các thiết bị đó sau khi đầu tư lắp đặt không được sử dụng ngay, lâu ngày xuống cấp, hỏng hóc, đến khi xã có điện lưới quốc gia thì không còn khả năng sử dụng gây lãng phí ngân sách.
Trách nhiệm người đứng đầu ở một số đơn vị dự toán còn chưa cao và có những mặt hạn chế trong việc điều hành sử dụng nguồn tài chính ngân sách địa phương được giao theo kế hoạch.