Thuận lợi: Than Uyên có nhiều thế mạnh, lợi thế so sánh phát triển kinh tế về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, nguồn tài nguyên…), nguồn nhân lực; thuận lợi phát triển lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp; công nghiệp, thương mại - dịch vụ và du lịch; đặc biệt, là sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh Lai Châu đã có nhiều chính sách, Chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Chính quyền và các cơ quan chuyên môn địa phương có kinh nghiệm và ngày càng khoa học hơn trong thực hiện nhiệm vụ, khai thác hiệu quả, hợp lý các nguồn lực (lao động, đất đai, nước, nguyên liệu…) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện đã và đang được tập trung khai thác các nguồn lực mới cho sự phát triển ổn định.
Khó khăn: Những năm gần đây, huyện Than Uyên có nhiều sự kiện, biến động. Là một huyện nghèo chuyển từ tỉnh Lào Cai về Lai Châu (năm 2004). Năm 2009, đứng trước những khó khăn thách thức của một huyện mới chia tách (thành 2 huyện Than Uyên và Tân Uyên), nằm trong danh sách 62 huyện nghèo nhất cả nước; suy thoái kinh tế, lạm phát kéo dài trên cả nước đã có những ảnh hưởng nhất định đến phát triển kinh - xã hội và đời sống của nhân dân; khí hậu, thời tiết khắc nhiệt, dịch bệnh diễn biến bất thường đã ảnh hưởng, gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Điều kiện kinh tế:Kinh tế huyện tăng trưởng khá cao và ổn định, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 8,4%. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu nội bộ các ngành sản xuất trọng yếu có bước chuyển dịch tích cực (tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2,5%/năm). Từ năm 2009-2014, Nông lâm, ngư nghiệp giảm từ 44,2% xuống 39%; Thương mại - dịch vụ tăng mạnh 27,9% lên 30,5%; Công nghiệp - xây dựng tăng từ 27,9% lên 30,5%. Giải pháp thu hút và huy động vốn đầu tư được đẩy mạnh thực hiện, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 90 tỷ đồng/năm (Chưa bao gồm vốn TW
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54
thực hiện các dự án thuỷ điện); đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu phát triển; 100% số xã có điện thoại và đường ô tô đến trung tâm cả 2 mùa. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 6,5 triệu đồng năm 2009 lên 17,6 triệu đồng năm 2014 (gấp 2,7 lần). Thu nhập trung bình của hộ gia đình trong huyện 25 triệu đồng/năm; mức chi tiêu, tiêu dùng bình quân năm của người dân 10 triệu đồng, mức tiêu dùng trung bình hàng năm của hộ gia đình 20 triệu đồng.
Văn hoá – xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, hoàn thành PCGDTHCS, củng cố kết quả PCGDTH đúng độ tuổi, PCGDMN trẻ dưới 5 tuổi; đầu tư xây dựng CSVC cho hệ thống trường lớp học, Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm. Công tác chăm sóc sức khoẻ nâng cao thể chất nhân dân được quan tâm; mạng lưới y tế được củng cố và nâng cao, y tế dự phòng hoạt động hiệu quả, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh. Các chính sách xã hội luôn được quan tâm thực hiện. Hoạt động văn hoá, thông tin và thể thao đã đổi mới về nội dung, hình thức, cải thiện đời sống tinh thần, giữ gìn và bảo tồn phát huy truyền thống mang bản sắc dân tộc. Công tác giảm nghèo thu được nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4- 5%/năm; Hoàn thành xoá nhà tạm cho 100% hộ nghèo trên địa bàn. Số hộ được xem truyền hình 100%, số hộ được sử dụng điện 91% và 88% số hộ ở nông thôn đảm bảo đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Chính trịổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững tạo môi trường và làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55
Nhìn chung, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức Than Uyên đã phấn đấu giữ mức tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm về số lượng, nâng cao chất lượng, giá trị và sản xuất hàng hóa; công nghiệp – xây dựng tăng mạnh (công nghiệp điện); thương mại - dịch vụ phát triển theo hướng mở rộng thị trường, thu hút đầu tư và khách du lịch. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế có bước phát triển; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, quốc phòng - an ninh được giữ vững.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện: Kinh tế của huyện mặc dù đã có sự chuyển biến, nhưng việc tập trung khai thác hiệu quả các thế mạnh của địa phương tạo nên sức bứt phá mới cho huyện chưa thực sự rõ nét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh song quy mô nền kinh tế nhỏ hẹp, trình độ phát triển thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Đã có quy hoạch nhưng chưa hình thành được các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, hàng hoá sản xuất ra chưa có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường. Năng suất, chất lượng lao động thấp, tính phổ thông chiếm tỷ lệ lớn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa có sự gắn kết giữa các ngành, công nghiệp chế biến đã hình thành và đang hoạt động ở khu vực kinh tế tư nhân nhưng việc phát triển vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ cho hoạt động chế biến chưa được chú trọng. Do đó, nền kinh tế phát triển chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của huyện. Thu ngân sách trên địa bàn mặc dù tăng qua các năm nhưng còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, các nguồn thu không ổn định chiếm tỷ lệ cao ở một số lĩnh vực nhất định như: thu từ đất, thuế các doanh nghiệp vãng lai. Các thành phần kinh tế ít có sự cạnh tranh và mở rộng thị trường hoạt động, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình từ các nguồn NSNN. Kinh tế tập thể năng lực hạn chế, lúng túng chưa xác định hướng đi đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống còn chậm. Ngành giáo dục của chưa phát huy hết nội lực và vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, chất lượng khám chữa bệnh còn nhiều yếu kém.
Những tồn tại, hạn chế có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do xuất phát điểm thấp nền kinh tế thấp, yếu về tiềm lực, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, sản xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56
hàng hoá chưa mạnh, đầu tư thấp. Thị trường vùng cao còn mang tính tự phát chưa trở thành yếu tố thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm, hàng hóa. Ngoài công nghiệp điện, sản xuất công nghiệp ở các lĩnh vực khác quy mô nhỏ, chất lượng hạn chế, chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư; tiểu thủ công nghiệp chưa có định hướng phát triển. Là một huyện miền núi nhiều dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số sống phân tán ở các vùng núi cao, thu nhập thấp chủ yếu từ thuần nông; có đến 7 xã và 6 bản ĐBKK. Địa hình chia cắt bởi sông sối và núi cao rất khó khăn cho công các quy hoạch bố trí sắp xếp ổn định dân cư; đất đồi núi trọc và đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên. Suy thoái kinh tế thế giới, trong nước từ 2009-2014 đã ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất kinh doanh địa phương, một số mặt hàng phục vụ trực tiếp cho đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân tăng đột biến gây nên sự bất ổn định của giá cả thị trường đặc biệt là lĩnh vực đấu giá quyền sử dụng đất; gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trên địa bàn. Những đợt rét đậm, rét hại cùng với “cơn bão giá” do lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, việc chia tách địa giới có tác động đến cơ cấu bộ máy tổ chức hành chính nhà nước, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn yếu và thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ được đào tạo cơ bản. Chất lượng giáo dục ở các xã vùng 3 thấp, việc xây dựng trường chuẩn quốc gia ở cấp học mầm non còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn tình trạng dạy và học chạy theo thành tích. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đạt tỷ lệ thấp trong tổng lao động và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong giai đoạn hiện nay. Kết cấu hạ tầng mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng còn thiếu, yếu kém, tính đồng bộ chưa cao; nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn hạn hẹp trong khi đó nhu cầu đầu tư rất lớn, suất đầu tư cao chưa phát huy hiệu quả tối ưu của công trình; Chính sách thu hút đầu tư mặc dù được quan tâm thực hiện, song chưa được đẩy mạnh, chưa tập trung vào các lĩnh vực trung tâm, trọng điểm cho sự phát triển. Việc nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách ổn định chưa được mở rộng. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp với từng địa bàn cơ sở.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57