Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 37 - 40)

Than Uyên là một huyện miền núi nằm trong thung lũng lòng chảo của dãy núi Hoàng Liên Sơn và Pu Sam Cáp, được hình thành từ 3 khu vực rõ rệt:

Khu vực phía Đông là sườn Tây của dải Fansipan, núi cao địa hình hiểm trở, độ dốc lớn.

Khu vực giữa: Chạy dọc Quốc lộ 32 từ Phúc Than đến Mường Kim và theo sông Nậm Mu tới Khoen On, là một thung lũng có cấu tạo gồm những dải đồng bằng và đồi núi xen lẫn có độ cao từ 500-650m so với mặt biển; phía Nam có dãy núi Púng Luông.

Khu vực phía Tây là đồi núi thấp thuộc dãy Pu Sam Cáp độ cao 600-1.800m; Vị trí địa lý cách tỉnh lỵ 100km về phí Nam; địa hình chia làm 3 dạng: dạng núi cao (>150m) chiếm 12%, dạng địa hình thấp (<900m) chiếm 60%, dạng cao (từ 900-1.300m) chiếm 28%. Địa giới hành chính của huyện: phía Đông giáp huyện Sa Pa, huyện Văn Bàn (Lào Cai) và huyện Mù Cang Chải (Yên Bái); phía Tây giáp huyện Quỳnh Nhai (Sơn La); phía Nam giáp huyện Mù Cang Chải và huyện Mường La (Sơn La); phía Bắc giáp huyện Tân Uyên (Lai Châu); phía Đông Bắc giáp huyện Văn Bàn; phía Đông Nam giáp huyện Mù Cang Chải; phía Tây Nam giáp huyện Mường La. Than Uyên có 12 đơn vị hành chính (11 xã, 1 thị trấn); 166 bản, khu phố. Dân số toàn huyện có 61.874 người, 12.868 hộ (bình quân 5 người/hộ), với 5 nhóm dân tộc chính (Thái 73,2%; Kinh 13,1%; Mông 10,5%; Khơ Mú 2,3%; Dao 0,6%) và một số dân tộc khác sống xem lẫn chiếm 0,3%; mật độ dân số 76 người/1km2.

Khí hậu nhiệt đới được phân thành hai mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình từ 22-23oC, ẩm độ 76 – 80%; lượng mưa từ 1.800-2.200mm/năm.

Tài nguyên đất: tổng diện tích tự nhiên 79.687,5 ha; trong đó: đất nông nghiệp 31.890,2 ha (đất sản xuất nông nghiệp 6.216,4 ha; đất lâm nghiệp 25.673,8 ha); đất phi nông nghiệp 3.813,3 ha; đất chưa sử dụng 43.984 ha chiếm 55,2% trong tổng diện tích tự nhiên. Đất được chia ra các loại như sau: đất đỏ vàng có tầng Feralít dày 70cm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

chiếm khoảng 35% phân bố ở độ cao 900–1200 m%; Feralít vàng đỏ chiếm khoảng 65% phân bố ở độ cao < 900 m phù hợp với sinh trưởng các loại cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, lúa, ngô, đậu tương…); đất mùn pha cát, đá tầng mặt vùng thấp dọc quốc lộ 32 chiếm 30% thích hợp cho sự sinh trưởng của các loại cây lương thực; đá và các loại đất khác 15%. Qua phân tích sơ bộ đặc điểm thổ nhưỡng của các loại đất, cho thấy điều kiện tự nhiên của huyện có nhiều lợi thế phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Đặc biệt, Than Uyên có cánh đồng Mường Than lớn thứ 3 vùng Tây bắc là thế mạnh triển khai quy hoạch dự án phát triển cánh đồng mẫu lớn, sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nguyên liệu tập trung.

Tài nguyên nước: Với hệ thống sông suối thuộc loại dày (mật độ sông suối từ 1,5-1,7km/km2), diện tích lưu vực sông Nậm Mu (phụ lưu cấp 1 của Sông Đà) khoảng 170km2; hàng năm tiếp nhận khoảng 3,4 tỷ m3 nước và có nhiều hồ chứa nước khu vực thượng huyện; sông Nậm Mu chạy dọc theo chiều dài của huyện từ phía Bắc xuống phía Nam (160km) với lưu lượng dòng chảy, độ dốc lớn là nguồn năng lượng vô tận cho phát triển thuỷ điện; năm 2011, đưa vào vận hành thủy điện Bản Chát công suất 220 MW; dự kiến hoàn thành thủy điện Huội Quảng công suất 520 MW vào năm 2015; trên các nhánh sông cũng đã xây dựng các công trình thủy điện khác: thủy điện Mường Kim 1+2, Nậm Mở 3 công suất 10 MW, Nậm Mở 2 và hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Diện tích mặt nước khá lớn chiếm khoảng 5.000 ha với hệ thủy sinh phong phú là thế mạnh cho phát triển ngành thuỷ sản và dịch vụ gắn với du lịch ở khu vực các hồ thủy điện. Nguồn nước ngầm, nước nóng tự nhiên sạch, không ô nhiễm là tiềm năng cho phát triển lĩnh vực dịch vụ, nghỉ dưỡng phục vụ khách du lịch và nâng cao điều kiện sống cho nhân dân.

Tài nguyên khoáng sản: Theo số liệu thống kê, khảo sát của Phòng Tài nguyên và Môi trường trữ lượng khoáng sản trên địa bàn ít, chưa đủ điều kiện khai thác, nằm rải rác ở các vùng khác nhau (Quặng vàng, vàng sa khoáng ở Phúc Than; Đồng ở Tà Hừa; mỏ Than ở Mường Than…).

Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm tỉ lệ cao là điều kiện, lợi thế để phát triển kinh tế rừng, nâng cao thu nhập cho người dân từ nghề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

rừng. Tổng diện tích rừng hiện có 23.253 ha, trong đó: rừng tự nhiên 20.790 ha (rừng sản xuất 11.186 ha, phòng hộ 9.604 ha), rừng trồng 2.463 ha.

Nguồn nguyên liệu: Đa dạng, phong phú, nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao như: Vối thuốc là cây bản địa thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, chất lượng gỗ tốt là nguồn cung cấp cho sản xuất công nghiệp tập trung. Các loại tre các loại, nứa, hóp, vầu… có thể phát triển với trữ lượng khá lớn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giấy và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác. Bên cạnh đó, các loại nguyên liệu khác: lương thực, sắn, mía, thảo quả, đậu tương, lạc, ngô, mủ cao su, chè, quế, sơn tra…có khả năng đầu tư tập trung; đảm bảo chữ lượng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Thương mại, dịch vụ: Than Uyên là huyện của ngõ, vùng kinh tế động lực của tỉnh Lai Châu, có quốc lộ 32 và 279 chạy qua, cùng với hệ thống giao thông nội huyện (bộ, thủy) được quan tâm đầu tư và thông suốt trong cả mùa mưa lũ. Thương mại miền núi đã hình thành (2 chợ liên xã, 1 chợ trung tâm thị trấn); dịch vụ vận tải, nhà hàng, khách sạn phát triển dọc quốc lộ 32 cơ bản đáp ứng hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân cũng là những điều kiện quan trọng định hướng phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.

Du lịch và các thế mạnh khác: Khu vực nước ngập thủy điện đã tạo vùng hồ lớn với những hòn Đảo sơn phong cảnh đẹp, đã có những tour du khách theo dọc bờ sông để ngắm cảnh, với những bông hoa ban đặc thù vùng Tây Bắc, thưởng thức món ăn địa phương (Cá cơm nướng ống nứa), cùng người dân nơi đây đánh bắt thủy sản là nguồn tài nguyên phục vụ cho khách du lịch đến Than Uyên. Trên địa bàn có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Di tích lịch sử đèo Khau Co (Phúc Than); Bản Nà Khoang, hang đá Thẩm Đán Chể (Mường Kim); Hang Che Bó (Phúc Than); Bản Lướt xã Mường Kim là một địa danh lịch sử của huyện, của cả tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên; Quần thể thắng cảnh Ta Gia có nhiều hang động đẹp; dãy núi đá vôi bạt ngàn với thảm thực vật phong phú.

Một tài nguyên quan trọng trong tương lai ở khu vực thượng huyện (Phúc Than) cái nôi của gió, Gió theo hướng Bắc - Nam quanh năm là nơi lý tưởng cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

việc xây dựng nhà máy điện bằng năng lương sạch và tạo cảnh quan thu hút du khách đến địa bàn.

Nguồn nhân lực: Dân số huyện Than Uyên có đặc điểm trẻ (độ tuổi trung bình 35), cần cù, chịu khó; ở các xã dọc quốc lộ 32 và thị trấn Than Uyên người dân sớm được tiếp cận thông tin và vận dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Dân cư phân bố không đồng đều, dân tộc Thái, Kinh chủ yếu ở khu vực thấp, dân tộc Mông và dân tộc thiểu số khác sống tập trung thành các bản trên vùng núi cao. Lực lượng lao động đông đảo với tổng số người trong độ tuổi lao động 36.571 người (trong đó: số lao động được đào tạo bình quân một năm 1.000 người); 80% số người lao động sản xuất nông nghiệp phổ thông, chưa qua đào tạo; thời gian sử dụng lao động ở nông thôn chỉ đạt trên 70%.

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện than uyên, tỉnh lai châu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)