3.2.3.1 Phương pháp xử lý: Kiểm tra tính thống nhất các số liệu thứ cấp, sơ cấp và hiệu chỉnh; kiểm tra làm sạch số liệu. Sử dụng các công thức của thống kê để xử lý (số tuyệt đối, tương đối, bình quân, tốc độ phát triển...).
3.2.3.2 Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để phân tích, đánh giá các vấn đề, các khía cạnh bên trong dựa trên các số liệu thu, chi ngân sách thực tế để phản ánh nội dung và kết quả hoạt động tài chính trên địa bàn.
3.2.3.3 Phương pháp so sánh và phân tổ: Sử dụng phương pháp so sánh tương đối (%) để so sánh các chỉ tiêu, khoản mục, nhiệm vụ thu, chi ngân sách.
3.2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT
- Phân tích những yếu tố khách quan bên ngoài, xác định những cơ hội thách thức để xây dựng kế hoạch, quản lý, điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
Bảng 3.5: Xây dựng Kế hoạch ngân sách theo phương pháp SWOT
Yếu tối nội tại
Yếu tố bên ngoài
Điểm mạnh (S): Kinh tế tăng trưởng
ổn định; Có nhiều nguồn lực (vị trí địa lý, tài nguyên, nhân lực) lợi thế cho phát triển kinh tế tăng thu
ngân sách Điểm yếu (W): Trình độ QLNN về tài chính của các đơn vị dự toán hạn chế dẫn đến thất thu ngân sách và hiệu quả sử dụng NS thấp gây lãng phí Cơ hội (O):
Là cửa ngõ, vùng kinh tế động lực của tỉnh, có nhiều
cơ hội tiếp cận các nguồn vốn NSTW, thu hút đầu tư bên ngoài SO: Huy động các nguồn vốn NSTW, nguồn vốn huy động
khác đầu tư khai thác hiệu quả các
nguồn nội lực để tăng thu ngân sách, phát triển kinh tế, xã
hội; quốc phòng, an ninh địa phương
WO: Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư CSHT giáo
dục, đào tạo nâng cao năng lực quản lý điều hành NS ở
các đơn vị dự toán tăng thu, hiệu quả chi
NSĐP
Huy động mọi nguồn lực, thu hút đầu tư từ bên ngoài xây dựng các
dự án trọng điểm để phát triển mở rộng các nguồn thu ngân sách ổn
định trên địa bàn, tiến tới chủ động tự cân đối ngân sách, điều tiết nền
kinh tế Thách thức (T): Khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, trong nước ảnh hưởng đến thu, chi NSĐP ST: Duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, khai thác hiệu quả các nguồn lực ưu tiên đầu tư phát triển ở các vùng, các dự án trọng điểm có điều kiện mở rộng và tăng thu NS ổn định, bố trí nguồn chi kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội WT: Đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức ngành tài chính về quản lý, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện Kế hoạch ngân sách phù hợp với từng thời kỳ Phát huy những kết quả đạt được, đầu tư khai thác nội lực, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước lĩnh vực tài
chính từ huyện đến cơ sở
Phát huy thành tựu, huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát triển mở rộng nguồn thu NS; nâng cao
năng lực cho cán bộ QLNN về tài chính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67
- Phân tích yếu tố nội tại bên trong tìm điểm mạnh và điểm yếu trong xây dựng kế hoạch và quản lý, điều hành thu, chi ngân sách địa phương.
- Hình thành giải pháp thay thế: Xem xét một cách tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức nhằm xác định những biện pháp chiến lược để phát huy điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trong xây dựng kế hoạch và quản lý, điều hành thu, chi ngân sách.
- Lựa chọn chiến lược: Các biện pháp trong bảng phân tích SWOT cần được thảo luận thêm để tìm ra chiến lược hành động ở đây là Kế hoạch thu, chi ngân sách trên địa bàn.