Các nhân tố tác động đến chất lượng ĐTN thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Thê chế chính trị, KT-XH, KH- CN, địa lý, truyền thống văn hóa... Tuy nhiên cần quan tâm đến một số nhân tố như: Hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa; sự phát triển cúa khoa học kỹ thuật; thể chế chính trị; sự phát triển KT-XH; cơ chế , chính sách; quy mô - cơ cấu lao động; nhận thức xã hội về ĐTN.
1.3.1. ỉ. Cơ chế - chính sách và môi trường pháp lý
Cơ chế, chính sách và môi trường pháp lý nói chung có ảnh hưởng lớn đến quản lý đào tạo nghề. Neu cơ chế chính sách không phù hợp, thiếu chính xác, lạc hậu với tình hình phát triên kinh tế-xã hội thì tiến trình đối mới quản lý đào tạo nghề sẽ bị cản trở hoặc mắc sai lầm, dẫn đến những hậu quả không tốt.
gia học nghề, nhưng số lượng đó vẫn không thể đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của xã hội.
Trong thời đại mới đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ tay nghề cao. Điều đó yêu cầu cơ sở dạy nghề phải nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Thời gian qua, cùng với sự trẻ hóa các cơ sở đào tạo nghề, nên một số trường nghề dạy nghề gì, theo chương trình, giáo trình nào, chất lượng đến đâu chưa có sự kiểm soát đúng mức của nhà nước.
Đến nay Tổng cục dạy nghề đã ban hành Hệ thống các tiêu chí, tiêu chuân kiêm định chất lượng đối với các cơ sở dạy nghề nhằm xem xét, đánh giá và công nhận mức độ hoàn thành và chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề có đáp ứng được yêu cầu đề ra hay không, đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng đê kiêm soát chất lượng dạy nghề trong thời gian tới.
1.3.1.2. Nhu cầu xã hội về đào tạo nghề và phát triến nhân lực
Nhu cầu xã hội có ảnh hưởng quyết định đến quy mô, hiệu quả và chất lượng đào tạo nghề, vì nó chính là động lực phát triến trong mọi khâu của quá trình đào tạo, từ người học, người dạy cho đến những nguồn lực đầu tư, chương trình, phương pháp và hình thức đào tạo. Và mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội cũng là tiêu chí đế đánh giá hiệu quả, chất lượng đào tạo nghề.
Theo định hướng phát triển, đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước có nền Công nghiệp phát triển. Để phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong và ngoài nước, đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách phát triến mạng lưới cơ sở dạy nghề đáp ứng các yêu cầu đó. Việt Nam từ một nước nông nghiệp đang dần chuyển sang một đất nước có nền công nghiệp hiện đại, điều đó đã xuất
như một tất yếu. Xuất phát từ những quan điểm trên, nhu cầu đào tạo trên phạm vi cả nước trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, các cơ sở dạy nghề trở thành áp lực về quy mô ngành nghề cũng như nhu cầu đào tạo của xã hội.
Tuy nhiên, trong những năm qua với sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng diễn ra trong phạm vi toàn cầu, dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở hầu hết các quốc gia. Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Điều đó làm cho các cơ sở dạy nghề lúng túng trong việc xác định ngành nghề đào tạo cũng như nhu cầu đào tạo để vừa phù hợp với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương lại vừa đáp ứng nhu cầu đào tạo trong thời gian tới.
1.3.1.3. Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính
- Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý đào tạo. Nó được xem là điều kiện đảm bảo cho các hoạt động quản lý dạy học, nghiên cứu khoa học, các dịch vụ cho người học và các hoạt động thẻ thao giải trí cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường.
Cơ sở vật chất bao gồm: phòng học, xưởng thực hành cơ bản và thực tập sản xuất, thư viện - học liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập... Đây là yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến chất lượng ĐTN. Máy móc, trang thiết bị là những thứ không thể thiếu trong quá trình ĐTN, nó giúp cho học viên có điều kiện thực hành để hoàn thiện kỹ năng. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại, theo sát với công nghệ sản xuất thực tế bao nhiêu thì người học viên càng có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng trong công việc bấy nhiêu. Do vậy, cơ sở vật chất trang thiết bị cho ĐTN đòi hỏi phải theo kịp với tốc độ đổi mới của
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác dạy nghề nên cơ sở vật chất - kỹ thuật của các cơ sở dạy nghề được tăng cường, đổi mới một phần. Tuy nhiên, do lĩnh vực dạy nghề có đặc thù luôn đối mới về thiết bị, công nghệ, ngành nghề đào tạo... Vì vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật trong các cơ sở dạy nghề luôn là sự đòi hỏi cần thiết cho công tác đào tạo ở những giai đoạn khác nhau đế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ.
- Nguồn lực tài chính
Tài chính là nguồn lực đầu tiên tác động đến qui mô, hiệu quả quản lý đào tạo. Nó lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng đến tổ chức đào tạo nhiều hay ít, đến trình độ chuyên môn của nhân sự quản lý, đến chế độ thù lao cho lao động quản lý, đến các phương tiện và công nghệ quản lý đào tạo. Nhưng quan trọng hơn nữa là sử dụng nguồn đầu tư tài chính như thế nào, hiệu quả hay lãng phí và lựa chọn ưu tiên đế đầu tư có đúng hay không.
Bất cứ một tổ chức nào muốn hoạt động một cách hiệu quả thì nguồn lực tài chính luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Nguồn kinh phí hàng năm từ ngân sách và các nguồn thu khác là điều kiện đảm bảo các hoạt động của Nhà trường. Đối với các cơ sở đào tạo nghề thì nguồn lực tài chính trở nên hết sức cần thiết. Nguồn lực tài chính mạnh hay yếu là thế hiện tiềm lực của nhà trường. Tỷ lệ thực chi tính theo đầu học sinh hàng năm phản ánh sự phân bố tài chính cho các hoạt động đào tạo là tiêu chí để đảm bảo chất lượng đào tạo.
1.3.1.4. Trình độ đội ngũ nhân sự giảng dạy và nhân sự quản lý
- Trình độ đội ngũ giáo viên
lại là nhân tố hoặc tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn rất lớn cho quản lý đào tạo. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, nghiệp vụ, chuyên môn tốt là nền tảng thuận lợi đế đổi mới quản lý đào tạo, chăng hạn đổi mới chương trình, học liệu, đặc biệt là phương pháp dạy học, giúp nhà trường chỉ đạo, giám sát, đánh giá trong đào tạo diễn ra đúng đắn hơn và hiệu quả hơn. Họ còn có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo thông qua đóng góp ý tưởng và tham gia công tác quản lý. N g ư ợ c lại, đội ngũ giáo viên yếu sẽ làm cho quản lý hoạt động đào tạo trì trệ, gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai những biện pháp đổi mới trong đào tạo.
Các cơ sở dạy nghề hiện nay, đội ngũ giáo viên chủ yếu mới tốt nghiệp các trường kỹ thuật nên có những ưu điểm nổi bật như trình độ chuyên môn, tính nhiệt tình, có tư duy sáng tạo...Tuy nhiên, năng lực sư phạm còn thiếu, kỹ năng nghề yếu nên đã ảnh h ư ở n g không nhỏ đến chất lượng của quá trình đào tạo.
Số lượng giáo viên có trình độ cao, tỷ lệ giáo viên có đầy đủ năng lực, phẩm chất, các loại văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuấn của giáo viên dạy nghề ở các cấp trình độ khác nhau trên tống số cán bộ giáo viên tham gia giảng dạy và số giáo viên được phân công giảng dạy đúng chuyên môn sẽ phản ánh quy mô và chất lượng đào tạo của nhà trường.
Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động, đòi hỏi người giáo viên phải tự đào tạo, bồi d ư ỡ n g , nghiên cứu khoa học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, tiếp thu công nghệ mới, thiết bị mới nhằm thực hiện tốt nhất quá trình truyền thụ tri thức, kỹ năng cho người học. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách đặc biệt về nguồn thu nhập cho người làm công tác giáo dục.
Đương nhiên đây là nhân tố tác động trực tiếp đến phong cách, hiệu lực, hiệu quả quản lý đào tạo ở trường học. Cơ cấu đủ, hợp lý, chất lượng tốt thì nhân sự quản lý mới có thế thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đào tạo được giao. Nhìn chung, đội ngũ quản lý đào tạo ngày nay cần phải có phong cách chuyên nghiệp hơn nữa, thí dụ chuyên lập kế hoạch, chuyên điều tra và phân tích thị trường, chuyên nghiên cứu đối tác và tiếp thị, chuyên quản lý chương trình, chuyên tố chức và chỉ đạo kiểm định, đánh giá chất lượng, thậm chí chuyên về các thủ tục hành chính v.v... Tính chuyên nghiệp thể hiện vừa ở tác phong lẫn năng lực, đặc biệt những kĩ năng quản lý và kĩ năng công nghệ. Ngược lại nếu đội ngũ này yếu kém và thiếu chuyên nghiệp thì gây ra tình trạng chồng chéo, lãng phí, trì trệ, sai lệch, thiếu trách nhiệm... trong quản lý.