Mối quan hê giữa đào tạo nghề trình độ trung cấp vói thị trường lao động

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ trung cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 36)

trường lao động

1.3.2.1. Moi quan hệ giữa đào tạo nghề trình độ trung cấp với chuyến đôi nền kinh tế

Nguồn lao động kỹ thuật trình độ trung cấp nghề chiếm phần lớn lực lượng lao động. Vì vậy, trong cơ chế thị trường ĐTN trình độ trung cấp có nhiệm vụ cung cấp nhân lực cho tất cả các thành phần kinh tế. Nếu ĐTN trình độ trung cấp theo hướng cầu cúa thị trường lao động thì không lạc phí nguồn kinh phí đào tạo và nâng cao được chất lượng đào tạo .

Một câu hỏi được đặt ra là các quy luật của cơ chế thị trường tác động đến ĐTN như thế nào ?

- Quy luật giá trị: Trong thị trường sức lao động thì lao động càng lành nghề càng có giá trị, do vậy đối với các CSDN phải lấy chất lượng đào tạo là

chủ yếu ở tài nguyên thiên nhiên hoặc lao động rẻ mà nghiêng về tiềm lực tri thức, công nghệ và nguồn nhân lực trình độ cao\6\

- Quy luật cung, cầu: ĐTN có nhiệm vụ cung cấp đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ cho các ngành kinh tế quốc dân (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) về loại hình, ngành nghề, số lượng, chất lượng và hiệu quả theo yêu cầu của thị trường sức lao động.

- Quy luật cạnh tranh: Theo quy luật này những cơ sở ĐTN gắn liền với

chữ tín sẽ tồn tại. Nhân lực được đào tạo có chất lượng sẽ dễ dàng hơn khi thâm nhập vào thị trường việc làm, với các cơ sở ĐTN đây là thử thách khắc nghiệt. Trong những năm qua nhiều cơ sở ĐTN đã không cạnh tranh được, phải giải thể hoặc sát nhập với cơ sở khác do đào tạo không có chất lượng, do mục tiêu đào tạo không rõ và đào tạo không có địa chỉ. Tuy nhiên, cơ chế thị trường chưa phải là một cơ chế hoàn hảo, do vậy vai trò can thiệp, điều chỉnh là không thể thiếu được.

Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng trong số các thiết chế xã hội tạo nên môi trường cho hoạt động của cá nhân, cơ chế thị trường giữ một vai trò quan trọng, bởi vì cơ chế thị trường dự trên sự tự do lựa chọn các cơ hội giúp cá nhân tối ưu hóa lợi ích của mình. Trong nền kinh tế thị trường, con người không chỉ tác động tích cực mà còn tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Con người không chỉ đứng trước cơ hội, triển vọng tốt đẹp mà còn phải đối mặt với nguy cơ, thách thức không nhỏ như nguy cơ thất nghiệp, tình trạng ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội v.v... trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại mâu thuẫn, đấu tranh giữa giàu - nghèo, thiện - ác, quan hệ chủ - thợ, bình đắng v.v... vì vậy, không thê xem nhẹ khía cạnh con người - chủ thể, con người - cá nhân trong những hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Giữa thị trường lao động và thị trưừng đào tạo có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau, trong đó thị trường lao động sẽ quyết định việc hình thành và phát triên thị trường ĐTN. Timbergan - Giải thưởng Noben về kinh tế đã khẳng định thị trường tiêu dùng quyết định cơ cấu sản xuất và cơ cấu nhân lực, cơ cấu nhân lực quyết định thị trường sức lao động, nhu cầu thị trường sức lao động sẽ tạo nên thị trường ĐTN.

1.3.3.3. Những thách thức đoi với đào tạo nghề trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khi ĐTN trình độ trung cấp hướng ra thị trường, đáp ímg nhu cầu thị trường và chịu sự điều tiết của thị trường cũng bộc lộ một số vấn đề mới, mâu thuẫn mới cần phải giải quyết đó là:

- Mâu thuẫn giữa tính hệ thống, lâu dài, toàn diện và hiệu quả chậm của ĐTN với yêu cầu hiệu quả nhanh, tính ngắn hạn, cục bộ dưới ảnh hưởng và điều tiết của cơ chế thị trưòng.

- Mâu thuẫn giữa tính ổn định tương đối của nội dung chương trình đào tạo với biến động nhanh chóng của thị trường.

- Mâu thuẫn giữa chủ trương người học đóng các khoản chi phí với tính công bằng được hưởng cơ hội học tập nghề nghiệp và tính dân chủ trong GD- ĐT.

- Tham gia cạnh tranh trong thị trường đào tạo, các cơ sở ĐTN trình độ trung cấp phải chấp nhận và quen với sự rủi ro, đồng thời cũng luôn xuất hiện nguy cơ phải giải thể nhà trường hoặc chuyển đổi mục tiêu. Điều đó cũng mâu thuẫn với tính ổn định tương đối của kế hoạch phát triển đào tạo dài hạn và quy hoạch tổng thẻ mạng lưới các cơ sở ĐTN.

những quy luật trên, tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp để hạn chế dần các mặt tiêu cực do cơ chế thị trường tác động đến ĐTN.

ĐTN trình độ trung cấp cần nhanh chóng hướng ra thị trường, nắm bắt thông tin của thị trường sức lao động, đáp ứng nhu cầu thị trường, coi đó là tiêu chí đảm bảo cho sự phát triên và thích ứng. Kinh nghiệm của một số nước phát triển cho thấy: “Bất kế quốc gia nào, nếu tiếp thu được những bài học của thị trường, tạo được những phâm chất cho phép cạnh tranh trong một thế giới kinh tế không biên giới thì mới có cơ hội thành công. Những phâm chất đủ bao gồm: Một dân cư được giáo dục tốt, một nguồn nhân lực dựa trên trí tuệ và một qũy tri thức dồi dào”\5]

Tiếu kết chương 1

Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận, mối quan hệ giữa đào tạo nghề trình độ trung cấp vói thị trường lao động và rút ra kết luận:

Trước hết phải khắng định vai trò rất quan trọng của đào tạo nghề trong việc phát triên KT-XH, đồng thời phải thay đối cách nhìn và quan niệm về ĐTN. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải đặt ĐTN vào vị trí ưu tiên hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh đất nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập khu vực, quốc tế.

Đào tạo nghề có mối liên hệ chặt chẽ với việc làm, với thị trường sức lao động và chịu tác động của các quy luật trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Vì vậy, mặc dù đang có sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước, song các cơ sở ĐTN phải biết chấp nhận cạnh tranh, chất lượng đào tạo được coi nhân tố quyết định đến sự tồn tại của các cơ sở đào tạo. Chất lượng đào tạo được đảm bảo thông qua các điều kiện đảm bảo chất lượng chủ yếu như phát triển đội ngũ giáo viên, phát triển các chương trình đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao năng lực quản lý.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ trung cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 36)