Đặc điểm nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ trung cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 43 - 44)

2.2.3. ỉ. Oĩty mô và chất lượng lao động

Bình quân mỗi năm số lao động bổ sung vào nguồn từ 32.000 - 35.000 người. Số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động trong nền kinh tế có 1.626,828 người, chiếm tỷ lệ hơn 82,4 %.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi: từ 15-24 chiếm 30%; từ 25-34 chiếm 23,3%; từ 35-44 chiếm 19%; từ 45 trở lên chiếm 18,7%. Có thể nói đây là giai đoạn “dân số vàng”, đáp ứng tốt nhất yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH. Cơ cấu lao động phân bố thích ímg với chuyên dịch cơ cấu kinh tế : ngành nông nghiệp chiếm 61,19% năm 2010, ngành công nghiệp - xây dựng 19,05% và dịch vụ chiếm 19,76%.

Chất lượng lao động được nâng lên, đến cuối năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo tham gia hoạt động kinh tế đạt 40%; trong đó số lao động qua ĐTN đạt 33%. Tuy nhiên, lao động kỹ thuật vẫn còn tập trung vào một số nghề như sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, mộc dân dụng, điện, điện tử, cơ khí sửa chữa...một số nghề như chế biến nông sản, thực phẩm, trồng trọt, chăn nuôi...còn ít. Mặt khác, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật giữa khu vực thành thị và nông thôn có sự khác biệt lớn. ơ khu vực thành thị,

Bảng 1. Cơ cẩu theo nhóm tuồi của lực ỉuợng lao động năm 2010 Đơn vị: người, %

---\— 5---> ---7---

Nguôn: Tông điêu tra dân sô và nhà ở tỉnh Nghệ An [28]

Tổng số lao động qua đào tạo nghề của tỉnh đến 31/12/2011 là 594.460 người, chiếm 36% lực lượng lao động, trong đó số có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề là 103.050 chiếm 6.24%

Từ thực trạng đó cho thấy lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của Tỉnh còn ở mức thấp. Mặt khác, cơ cấu về ngành nghề, bậc học còn nhiều bất cập, thiếu hợp lý, chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động.

2.2.3.2. Cơ cấu lao động: - Theo ngành kinh tế

Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tình hình phân bổ, sử dụng lao động trong nội bộ nền kinh tế đã có chuyển biến rõ nét theo hướng tích cực. số lao động Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm từ 70,05% năm 2006 xuống 61,19% năm 2010. Lao động phi nông nghiệp tương ứng tăng lên từ 29,95% lên 38,81%.

- Theo vùng và khu vực

Cùng với quá trình đô thị hoá, dân số và lao động khu vực thành thị ngày càng tăng nhanh, dân số khu vực thành thị năm 2010 chiếm 12,9 % dân số của tỉnh (tăng 11% so với năm 2006). Tuy nhiên so với mức bình quân chung của cả nước, tỷ lệ lao động khu vực thành thị vẫn còn thấp. Phân bố dân cư và lao động giữa các vùng trong tỉnh còn bất họp lý; vùng đồng bằng và đô thị, diện tích tự nhiên chỉ có 16,7% so với cả tỉnh, nhưng lao động chiếm tới 65%; vùng miền núi có thế mạnh về tiềm năng kinh tế, đất đai...nhưng lao động lại ít. Việc điều chỉnh lại lao động, dân cư giữa các vùng, nội bộ vùng đã được qưan tâm trong nhiều năm nhưng kết quả đạt chưa cao.

Bang 2. Bảng phân bo lao động và cơ cẩu lao động theo ngành trong nội bộ nền kinh tế giai đoạn (2006 — 2010) Đơn vị: người, %

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tình Nghệ An

Trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực tỉnh tăng nhanh trong giai đoạn 2006 -2010, theo đó tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng lực lirựng lao động tăng nhanh từ 32,5% năm 2006 lên 40% năm 2010 (tăng 7,5 lần so với năm 2006) đạt mức bằng trung bình của cả nước. Trong đó lao động được ĐTN

từ sơ cấp nghề đến CĐN tăng chậm vì trên địa bàn tỉnh, đa số các đơn vị kinh doanh sử dụng lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên chưa thu hút phát triển ngạch đào tạo này. Ngạch đào tạo trung học chuyên

nghiệp, cao đẳng, đại học những năm gần đây đều có xu hướng tăng cả về cơ cấu và tăng cả về số lượng.

Như vậy, thực trạng đội ngũ lực lượng lao động của tỉnh về cơ bản số chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn cao (60%), cơ cấu chuyên ngành đào tạo chưa được cân đối so với nhu cầu của địa phương, một số chuyên ngành còn thiếu trầm trọng như ngành y, thợ kỹ thuật, chuyên gia quản lý kinh tế bậc cao...Trình độ chuyên môn kỹ thuật của đa số lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng được hình thành trong quá trình phát triển của ngành, song chất lượng hoạt động khá hạn chế, do chưa được đào tạo bài bản; kỹ' năng

và kỷ luật lao động chưa tốt, thiếu tính ổn định, chưa gắn bó với doanh nghiệp. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động chủ yếu bằng kinh nghiêm và

nước, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở các ngành điện tử, tin học, công nghệ chế biến ... Đây là một trong những thách thức lớn của tỉnh trong thời gian tới, nhất là khi các đự án ở các KCN hoàn thành và đi vào sản xuất.

Lao động được ĐTN chủ yếu tập trung vào các ngành nghề thuộc khu vực dịch vụ, công nghiệp như sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, mộc dân dụng, sửa chữa điện dân dụng, điện tử, gò hàn trong khi số lao động được đào tạo về các ngành nghề đang thiếu lao động có kỹ năng như chế biến nông sản, trồng trọt, chăn nuôi lại quá ít.

Mặc dù đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuối lao động tăng cao, nhưng với chất lượng dân số như trên đòi hỏi tỉnh phải có các giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh phát triển kinh tế tạo thêm việc làm, mặt khác cũng cần tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho người lao động, đồng thời có chính sách hợp lý để hạn chế chảy máu chất xám sang các tỉnh khác; thu hút được người có chuyên môn cao đến làm việc ở địa phương.Bảng 3. LLLĐ theo trình độ chuyên mồn kỹ thuật tỉnh Nghệ An (2000

9 3 6 5CHỈ TIÊU Dơn

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ trung cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 43 - 44)