KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ trung cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 72 - 75)

5 Thu hút nguồn lực đây mạnh xã hội hoá dạy

KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KÉT LUẬN

Kết quả nghiên cứu Luận văn tác giả xin rút ra một số kết luận chủ yếu như sau:

Trước sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá thì việc đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ trung cấp tỉnh Nghệ An là một tất yếu khách quan. Tác giả đã đề cập một cách hệ thống lý luận của quản lý phát triến đào tạo nghề, đi sâu vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý giáo dục, quản lý đào tạo nghề.

Thực trạng phát triển đào tạo nghề tỉnh Nghệ An trong những năm qua đã phát triển gắn với sản xuất và tạo việc làm, bước đầu đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Chính sách về đào tạo nghề đã được xây dựng bố sung, sửa đổi ban hành tương đối đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để đào tạo nghề phát triển trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề đẻ phát triển nguồn nhân lực lao động kỹ thuật của tình Nghệ An vẫn còn nhiều bất cập. Do công tác xây dựng và thực thi các đề án, kế hoạch phát triển đào tạo nghề chưa được các ngành, các địa phương quan tâm đúng mức, đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu và bất cập, cơ sở vật chất nghèo nàn, chất lượng đào tạo còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi cả nước cũng như tỉnh Nghệ An.

Luận văn đã đề cập đến bối cảnh Việt Nam, tỉnh Nghệ An và đưa ra định hướng, mục tiêu và các giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ trung cấp tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Qua thăm dò lấy ý kiến các nhà quản lý về tính cấp thiết và khả thi các giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tỉnh Nghệ An sẽ góp phần xây dựng kế hoạch đào tạo nghề tỉnh Nghệ An hàng năm và cả giai đoạn.

2. KIÉN NGHỊ

- Đối với Chính phủ và Tổng cục Dạy nghề Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới có cơ cấu trình độ ngành nghề và vùng, miền hợp lý, có đủ năng lực đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

Ngoài nguồn lực của nhà nước (trung ương và địa phương) cần có kế hoạch huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước, tham gia phát triển đào tạo nghề đặc biệt là đóng góp của các doanh nghiệp.

Chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển ĐTN trình độ trung cấp đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho trong cả nước.

- Đối với ƯBND Tỉnh và Sở Lao động - TB&XH tỉnh Nghệ An. Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nghề nói chung trong đó chú trọng ĐTN trình độ trung cấp trên cơ sở khoa học và các giải pháp đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH và hội nhập quốc tế trong tình hình thực tế của Tỉnh.

Tiếp tục đây mạnh xã hội hoá ĐTN trình độ trung cấp, tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước cho dạy nghề, tăng cường hơn nữa việc huy động đóng góp từ người học, từng bước xoá bỏ bao cấp trong ĐTN. Tạo điều kiện khuyến khích việc phát triển các CSDN ngoài công

Tăng cường quản lý Nhà nước về đào tạo nghề ở các cấp cũng như quản lý đào tạo ở các CSDN, làm tốt công tác qui hoạch, kế hoạch đào tạo, xây dựng và kiếm soát qui trình, chất lượng đào tạo, ở mọi loại hình cơ sở đào tạo nghề. Tiếp tục bổ sung và đổi mới về cơ chế chính sách đối với ĐTN trình độ trung cấp đặc biệt là chính sách thu hút đội ngũ giáo viên dạy nghề, chính sách phân luồng đào tạo và xã hội hoá đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ trung cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w