Kể từ khi tái thành lập Tổng cục Dạy nghề từ năm 1998 đến nay, hệ thống dạy nghề mới đã được hình thành và phát triển cả về cơ cấu hệ thống và quy mô đào tạo. Công tác đào tạo nghề trong cả nước được phục hồi sau một thời gian dài bị suy giảm, từng bước được đổi mới và phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triên kinh tế - xã hội, cụ thể là:
Luật giáo dục 2005 và Luật Dạy nghề 2006 đã tạo cơ sơ pháp lý hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành với 3 cấp trình độ là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đắng nghề thay thế cho dạy nghề ngắn hạn và dài hạn trước đây.
Mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển rộng khắp trên toàn quốc: số trường dạy nghề tăng từ 129 trường dạy nghề (năm 1998) lên 306 trường CĐN, TCN (2008), trong đó có 92 trường CĐN, 214 TCN.[24]
Qui mô tuyển sinh học nghề tăng từ 525.600 người năm 1998 lên 1.538.000 người năm 2008, trong đó: dạy nghề trình độ trung cấp nghề và cao đăng nghề (dạy nghề dài hạn) tăng từ 75.600 người lên 258.000 người. Dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề ngắn hạn) tăng từ 450.000 người lên 1.280.000 người. (24]
Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc
người lao động. Hiện nay có 301 nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng, 385 nghề đào tạo ở trình độ trung cấp.
Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề đã được cải thiện; Đội ngũ giáo viên dạy nghề tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, trong đó số lượng giáo viên tại các trường nghề, trung tâm dạy nghề đầu năm 2008 là 20.195 người; nhiều chương trình dạy nghề đã được đổi mới về nội dung cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất và đặc biệt chú trọng tới rèn luyện kỹ năng nghề cho người học. Đến hết năm 2008 đã xây dựng được 108 bộ chương trình khung TCN, CĐN theo phương pháp tiên tiến của thế giới. Hầu hết các DN đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề, chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực. [24]
Đã triển khai hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo nghề và đánh giá kỹ năng nghề: Năm 2008 đã thí điểm kiêm định chất lượng đào tạo nghề cho 15 trường trung cấp nghề, cao đắng nghề; xây dựng được 10 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề từ trung ương đến địa phương đã được tăng cường, hầu hết các Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã có phòng dạy nghề.
Đa dạng hoá hình thức, phương thức đào tạo nghề: Dạy nghề chính quy, dạy nghề thường xuyên; dạy nghề tập trung, dạy nghề lưu động, dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề. Đã thí điểm triển khai đặt hàng đào tạo nghề cho đối tượng chính sách, đối tượng bị thu hồi đất canh tác, người dân tộc thiêu số, bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn.
Đầu tư cho dạy nghề ngày càng tăng, trong đó ngân sách nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Năm 2008, đầu tư cho dạy nghề chiếm khoảng 7,5%
năng lực dạy nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2010 và các dự án ODA về dạy nghề đã tạo điều kiện tiền đề cho phát triến dạy nghề. [24]
Xã hội hoá dạy nghề đã đem lại kết quả bước đầu, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đầu tư thành lập các CSDN. Năm 2008, số CSDN ngoài công lập chiếm 32,4 %, trong đó số trường trung tâm ngoài công lập chiếm 23,5%. [24]
Các tố chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp đã tích cực tham gia dạy nghề và tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên tham gia học nghề.