93 65 CHỈ TIÊUDơn
2.2.5. Nhận định và đánh giá chung
2.2.5.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, công tác dạy nghề đã được phục hồi và phát triển. Dạy nghề đã gắn kết với sản xuất và tạo việc làm, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.
Mạng lưới cơ sở dạy nghề đã được quy hoạch một bước và phát triển mạnh hơn, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối về phân bố giữa các vùng, các ngành; xã hội hoá trong lĩnh vực dạy nghề được quan tâm hơn, số lượng cơ sở dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã có một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Quy mô dạy nghề trong những năm qua tăng nhanh, luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao; chất lượng đào tạo nghề đã được nâng lên
Các cơ chế, chính sách về dạy nghề đã được UBND tỉnh xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành tương đối đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để dạy nghề phát triển trong thời kỳ mới.
Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh và các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm được củng cố và phát triển, làm tốt chức năng cung cấp thông tin lao động, tổ chức hội chợ việc làm, các sàn giao dịch việc làm; cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển thị trường lao động từng bước được bổ sung, hoàn chỉnh.
2.2.5.2. Những yếu kém
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, dạy nghề còn có những yếu kém như sau:
Quy mô đào tạo còn nhỏ, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề còn bất cập. Mặc dù số trường dạy nghề và các cơ sở dạy nghề có tăng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của người học và của xã hội. Các trường, các cơ sở dạy nghề hiện có diện tích còn nhỏ. Cơ cấu trình độ, ngành nghề ĐT chưa phù hợp, còn mất cân đối giữa ĐT dài hạn và đào tạo nghề ngắn hạn.
Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng do các điều kiện đảm bảo còn hạn chế. Chương trình, giáo trình chậm đối mới đê thích ứng với công nghệ, với thực tế sản xuất, nội dung còn nặng về lý thuyết, chưa chú ý đến kỹ năng thực hành. Phương pháp đào tạo còn lạc hậu chưa phát huy tính chủ động sáng tạo của người học.
Đội ngũ giáo viên còn thiếu so với nhu cầu đào tạo, số giáo viên chưa đạt chuẩn còn chiếm tỷ lệ cao, nhất là về kiến thức chuyên môn, kỹ' năng sư phạm, kỹ năng nghề, kinh nghiêm thực tế, khả năng tiếp cận với các công nghệ hiện đại tiên tiến...
Nguồn lực đầu tư từ ngân sách cho DN dù có tăng nhimg còn thấp, chưa tương xứng với chỉ tiêu ĐT, đầu tư còn dàn trải nên hiệu quả chưa cao.
Việc triến khai thực hiện xã hội hoá dạy nghề còn chậm. Cơ chế, chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Nguồn ngân sách của Tỉnh còn hạn hẹp nên chưa đủ trang trải cho các cơ sở dạy nghề xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ đào tạo. Đã có chế độ khuyến khích phát triển dạy nghề ngoài công lập, song đầu tư cho các cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn hạn chế.
Số lượng CSDN tuy có sự phát triển nhanh nhimg phân bố chưa phù hợp, năng lực còn hạn chế; số lượng và năng lực đào tạo của các CSDN ngoài công lập còn thấp, chưa đóng góp nhiều cho hoạt động DN đáp ứng yêu cầu của người học.
2.2.5.3. Nguyên nhân
Nghị quyết về dạy nghề ra đời đã đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong các cấp, các ngành, trong một bộ phận lao động (nhất là lao động trẻ) về dạy nghề, học nghề và tự tạo việc làm sau học nghề .
Quản lý nhà nước về dạy nghề đã được tăng cường và đối mới, trách nhiệm tổ chức chỉ đạo của các cấp, các ngành đã được xác định; Đã khơi dậy và phát huy tính tự chủ của các cơ sở dạy nghề, thúc đẩy xã hội hoá dạy nghề
ƯBND Tỉnh đã kịp thời ban hành một số chính sách về khuyến khích phát triển dạy nghề như chính sách ưu đãi thu hút sinh viên các trường kĩ thuật tốt nghiệp loại giỏi về làm GVDN. .. Đã tranh thủ được sự giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ương và các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội và của người học, tạo điều kiện phát triển xã hội hoá đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh.
thật đúng đắn về DN, học nghề và kỹ năng nghề nghiệp, còn coi trọng thang giá trị về học vấn hơn kỹ năng nghề nghiệp, vì vậy chưa có sự quan tâm đúng mức và đề cao trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, đầu tư mọi mặt cho DN.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt sản xuất công nghiệp, tiều thủ công nghiệp chậm nên chưa khuyến khích được dạy nghề, học nghề và tự tạo việc làm sau học nghề. Đây là nguyên nhân bao hàm cả khách quan và chủ quan hạn chế phát triển qui mô đào tạo nghề.
Quản lý Nhà nước về dạy nghề đã được tăng cường và đổi mới, tuy nhiên, số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác quản lý đào tạo nghề ở tỉnh, huyện, thành, thị còn mỏng nên hạn chế đến công tác chỉ đạo. Ở các cơ sở đào tạo, một bộ phận lớn cán bộ quản lý còn thiếu về chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý giáo dục đào tạo và năng lực sư phạm.
Xã hội hoá về đào tạo nghề còn thấp, chưa huy động được nhiều nguồn lực của các thành phần kinh tế, của các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội và của người học cho dạy nghề, số lượng cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn ít; Qui mô và chất lượng đào tạo còn hạn chế, tính năng động tự chủ của một số cơ sở chưa cao, còn trông chờ vào ngân sách Nhà nước.
Tiếu kết chương 2
1. Đào tạo nghề tỉnh Nghệ An trong những năm qua đã được phục hồi và phát triển gắn với sản xuất và tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo bước đầu đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động, góp phần chuyên dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Chính sách về đào tạo nghề đã được xây dựng bổ sung, sửa đối ban hành tương đối đồng bộ, tạo hành lang pháp lý đế đào tạo nghề phát trién trong thời kỳ mới.
2. Công tác đào tạo nghề trình độ trung cấp vẫn còn nhiều bất cập. Do công tác xây dựng và thực thi các giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề chưa được các ngành, các địa phương quan tâm đúng mức, đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, chất lượng đào tạo còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triên nguồn nhân lực trong phạm vi cả nước cũng như tỉnh Nghệ An.
3. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề của tỉnh Nghệ An chưa khoa học, mạng lưới CSDN bố trí chưa hợp lý nhất là các trường trung cấp nghề, cần phải có các giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ trung cấp tỉnh Nghệ An thời kỳ CNH - HĐH.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG DÀO TẠO NGHÈ TRÌNH Dộ