Các giải pháp quản lý đào tạo nghề trình độ trung cấp tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ trung cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 59 - 70)

93 65 CHỈ TIÊUDơn

3.2.2. Các giải pháp quản lý đào tạo nghề trình độ trung cấp tỉnh Nghệ An

yêu cầu CNH - HĐH của Tỉnh và hội nhập quốc tế.

3.2.2. Các giải pháp quản lý đào tạo nghề trình độ trung cấp tỉnhNghệ An Nghệ An

3.2.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chỉnh sách quản lý nhà nước về đào tạo nghề trình độ trung cấp trên địa bàn tình Nghệ An

- Mục tiêu giải pháp:

Xây dựng, ban hành các giải pháp thực hiện công tác định hướng phân luồng học sinh vào học nghề trình độ trung cấp; Các cơ chế chính sách hỗ trợ thúc đây phát triển đào tạo nghề trình độ trung cấp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 hướng đến các nhóm đối tượng cụ thể, với các cơ chế chính sách ưu đãi từ nhà nước, đồng thời phát huy mạnh chính sách xã hội hóa

- Nội dung giải pháp:

Đổi mới cơ chế kế hoạch và tài chính theo hướng gắn nguồn lực tài chính với chỉ tiêu và chất lượng đào tạo theo cơ cấu ngành nghề. Từng bước thực hiện việc gắn dạy nghề với địa chỉ sử dụng lao động sau đào tạo đế tránh

Xây dựng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề có phẩm chất, năng lực quản lý, chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn mới.

Xây dựng mạng thông tin quản lý công tác dạy nghề và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường cao đắng, trung cấp nghề phát triển.

Xây dựng, chính sách tài chính để tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển dạy nghề. Cải tiến cơ chế phân bố và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cho phát triển dạy nghề. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và có cơ chế mạnh đế thu hút doanh nghiệp tăng cường đầu tư kinh phí cho việc xây dựng.

Phát triển hệ thống đào tạo nghề trong doanh nghiệp để trực tiếp đào tạo nhân lực trình độ TCN, cơ cấu ngành nghề phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và đóng góp kinh phí cho đào tạo nghề của doanh nghiệp.

Mở rộng, phát triển và có hiệu quả các hình thức tín dụng, tín dụng đào

tạo. Thực hiện chính sách học phí đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy nghề đảm bảo chất lượng và phù hợp với khả năng người học, sử dụng hiệu quả hơn công cụ học phí trong việc điều tiết quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo.

Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, thực hiện phân luồng học sinh đúng hướng, để nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục phổ thông và hiệu quả xã hội nhằm đảm bảo cơ cấu lao động, tránh được lãng phí nguồn lực xã hội....

- Các biện pháp thực hiện:

Tăng cường huy động các nguồn lực của các tố chức xã hội và cộng đồng cho phát triển đào tạo nghề. Thu hút các nguồn vốn bên ngoài và sử

Xây dựng Kế hoạch và triển khai chính sách ưu đãi, khuyến khích học sinh người dân tộc các vùng kinh tế - xã hội khó khăn tham gia học nghề trình độ trung cấp; Chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên dạy nghề.

Thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn của các Bộ, ngành chức năng về DN và phân luồng GDDT, theo hướng tăng cường tỷ lệ học sinh vào học nghề.

Tăng cường quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư cho công tác dạy nghề. Gắn tăng cường kiếm tra giám sát việc thực hiện của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng nhằm nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân về dạy nghề.

Đổi mới cơ chế quản lý dạy nghề theo hướng phân cấp và tăng cường quyền chủ động của các cơ sở dạy nghề.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THCS, THPT thực hiện nghiêm túc việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa để giáo dục hướng nghiệp thiết thực, sát với thực tế để các em hiểu và lựa chọn nghề nghiệp.

Các trường trung học cơ sở và phổ thông thường xuyên tổ chức cho học

sinh đi tham quan các công ty, cơ sở sản xuất, các trường đào tạo nghề để các em có điều kiện hiểu biết về hiệu quả xã hội của đào tạo nghề, cũng như cơ hội tìm việc làm sau đào tạo.

Các trường nghề phối hợp với các trường trung học cơ sở, phố thông và

các cấp chính quyền tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.

Cơ quan lao động phải làm tốt công tác dự báo nhu cầu lao động kỹ thuật trình độ trung cấp nghề, các ngành, nghề cần bố sung đẻ xây dựng kế

trường dạy nghề công lập hay ngoài công lập; Học sinh đạt học sinh giỏi nghề cấp Tỉnh, quốc gia, quốc tế được ƯBND tỉnh tố chức tuyên dương và khen thưởng và có chính sách thu hút tạo việc làm.

Ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí để tổ chức đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên các trường nghề học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức sư phạm; đối với sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, có ngành nghề đào tạo phù hợp được ưu tiên xét tuyển thắng vào các cơ sở dạy nghề đê thu hút bố sung đủ lực lượng giáo viên dạy nghề

3.2.2.2. Qui hoạch phát triến mạng lưới, nâng quy mô, chất ỉưọng đào tạo nghề trình độ trung cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Mục tiêu giải pháp:

Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Nghệ An theo cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu vùng; Nâng quy mô và chất lượng đào tạo nghề trình độ trung cấp của các trường.

- Nội dung giải pháp:

Tập trung nguồn lực xây dựng các trường trung cấp nghề, trường cao đắng nghề theo vùng và các ngành kinh tế, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư xây dựng hệ thống trường cao đẳng, trung cấp nghề chất lượng cao, tăng quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật trình độ trung cấp cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động.

Khuyến khích phát triển cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, phát huy tiềm năng của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, thiết bị của doanh nghiệp cho dạy nghề trình độ trung cấp.

Thành lập Tổ công tác chuyên trách trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An về xây dựng Quy hoạch phát triển đào tạo nghề tỉnh Nghệ An đến năm 2020, trước hết tập trung xây dựng mạng lưới CSDN( Tập trung quy hoạch lại các trường Cao đẳng, trung cấp nghề).

Bố trí quỹ đất đáp ứng đủ diện tích theo quy định cho các trường, quy hoạch mở rộng đảm bảo đế các trường dự kiến trong quy hoạch có thể nâng cấp lên Cao đắng nghề. Các cơ sở đào tạo đảm bảo đú phòng học lý thuyết, nhà xưởng thực hành, thư viện, nhà nội trú cho học sinh và môi trường sư phạm đạt chuẩn.

Đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị dạy nghề đồng bộ, hiện đại, đạt chuẩn quy định, hiệu quả sử dụng cao. Từng bước đổi mới trang thiết bị, đồ dùng, phương tiện dạy học, đẩy mạnh phong trào tự làm thiết bị dạy nghề. Phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, liên kết sử dụng thiết bị công nghệ vào hoạt động giảng dạy và thực tập nghề. Đen năm 2015 phấn đấu 75% và đến năm 2020 phấn đấu 95% số trường dạy nghề được trang bị đồng bộ các thiết bị công nghệ mới vào dạy nghề.

Xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể đội ngũ giáo viên; Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề ở tất cả các trường Trung cấp nghề, Cao đắng nghề. Phấn đấu đến năm 2015 bảo đảm 100% các trường dạy nghề có giáo viên đủ chuân, tạo điều kiện cho 90% cán bộ, giáo viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong và ngoài nước.

Chuyển hoạt động dạy nghề theo hướng cầu của thị trường lao động; đa

dạng hoá các hình thức đào tạo; có chính sách và cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động dạy nghề; đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu dạy nghề

Các CSDN chủ động xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với bậc trình độ, yêu cầu sản xuất, kinh doanh và sự phát triển của khoa học công nghệ. Phối hợp với các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu với sự phê duyệt, thâm định của cơ quan chức năng nhằm tiếp cận thực tiễn sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, thiết bị, công nghệ mói và yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp và phát triển kinh tế.

Thực hiện đào tạo nghề theo hệ thống chuẩn (về giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, chương trình, giáo trình đào tạo...) và tiến tới hình thức Tỉnh đặt hàng đào tạo cho các CSDN; Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy nghề, tăng thời lượng thực hành kỹ năng nghề cho học sinh. Các CSĐT phải phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh để sử dụng các trang bị, máy móc của các doanh nghiệp cho công tác thực hành nghề và hướng dẫn học sinh thực tập kỹ năng nghề.

Tạo điều kiện cho các trường Cao đắng nghề, Trung cấp nghề hên kết đào tạo nhằm trao đối, học tập kinh nghiệm và tạo cơ hội cho người học được đào tạo trình độ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và xuất khẩu lao động.

Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp cho học sinh; xây dựng lối sống lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội trong các cơ sở dạy nghề. Chuẩn bị tốt nguồn lao động đáp ứng yêu cầu thị trường của các nước nhập khấu lao động cả về sức khỏe, trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp và ý thức chấp hành kỷ luật lao động

3.2.2.3 Xây dụng hệ thong thông tin về thị trường lao động - Mục tiêu giải pháp:

- Nội dung giải pháp:

Hệ thống thông tin về thị trường lao động được cập nhật, xử lý thường xuyên có hệ thống vói các chỉ số thống nhất có độ tin cậy cao là một điều kiện quan trọng để nâng cao tính thích ứng của công tác dạy nghề với thị trường lao động ở tỉnh Nghệ An.

Nâng cao hiệu quả hoạt động giói thiệu việc làm, mử rộng và phát triển thị trường lao động trong và ngoài nước, cung cấp thông tin thị trường lao động kịp thời cho các đối tượng. Chấn chỉnh lại hoạt động của các cơ sở giới thiệu việc làm trên địa bàn, kiên quyết đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đủ điều kiện hoạt động như quy định.

Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh đế thực sự trở thành địa chỉ khâu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động, tạo cơ hội đế hai phía đạt được mục đích, phù họp với hoạt động của cơ chế thị trường trong lĩnh vực lao động để người lao động tiếp cận tìm được việc làm mới phù hợp với năng lực và sở trường của mình.

Mở chuyên mục “Người tìm việc - việc tìm người” trên một số phương

tiện thông tin đại chúng của địa phương. Tổ chức các đợt khảo sát, nắm tình hình và khai thác thị trường lao động tại một số tỉnh trong nước và nước ngoài để đàm phán, ký kết hợp đồng cung ứng lao động của tỉnh ta cho phía đối tác

- Biện pháp thực hiện :

Duy trì và tổ chức có hiệu quả hơn phiên giao dịch việc làm tại trung tâm giới thiệu việc làm Tỉnh, đưa Hội chợ việc làm về các cụm huyện, tạo

Đổi mới nội dung và phương pháp điều tra lao động - việc làm hàng năm nhằm đánh giá đầy đủ và sát đúng thực trạng thị trường lao động của từng huyện và cả tỉnh.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, làm cho mọi người hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về XKLĐ; cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin về các đơn vị đang tuyển lao động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh để người lao động lựa chọn đơn vị cung ứng phù hợp.

Tăng cường các biện pháp chỉ đạo nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, nhất là cơ sở xã, phường, thị trấn trong việc phối hợp với doanh nghiệp tuyển lao động xuất khâu, phối hợp giáo dục, quản lý lao động để khắc phục lao động bỏ trốn.

Nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục định hướng, ngoại ngữ để chuẩn bị tốt nguồn lao động đáp ứng yêu cầu xuất khâu lao động.

Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp về xuất khẩu lao động trong việc thanh kiểm tra, xử lý các sai phạm, các hành vi lợi dụng xuất khẩu lao động đê lừa đảo, gây thiệt hại cho người lao động, gây lộn xộn thị trường lao động của Tỉnh.

Thành lập trung tâm giói thiệu việc làm ở các trường cao đẳng, trung cấp nghề, để người lao động nắm bắt được thông tin nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, trong nước và xuất khẩu lao động.

3.2.2.4. Tăng cuông công tác kiếm định chất lượng đào tạo nghề

- Mục tiêu giải pháp:

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trình độ trung cấp, đồng thời thông qua kiểm định chất lượng đế chấn chỉnh công tác đào tạo nghề tại các trường cao đắng, trung cấp nghề

Kiểm định chất lượng đào tạo nghề để đánh giá chất lượng đào tạo các trường dạy nghề. Kết quả kiểm định là cơ sở quan trọng đế các cơ sở đào tạo nhận thức rõ thực trạng, vị trí của nhà trường trong cộng đồng đào tạo trách nhiệm xã hội và xây dựng chiến lược phát triển của cơ sở trong tương lai.

Những chương trình đào tạo và cơ dạy nghề đạt chuẩn sau khi kiểm định, được thông báo công khai cho người học, phụ huynh và toàn xã hội như một bằng chứng bảo đảm cho chất lượng trường đó.

Kiếm định chất lượng đế đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của CSDN đó và chứng minh được rằng hệ thống quản lý chất lượng là có hiệu quả, đảm bảo các sản phẩm được quản lý trong hệ thống đúng với những đăng ký chất lượng đã được cơ sở cam kết thực hiện trước khách hàng (mục tiêu đào tạo đã được công bố).

Công tác kiêm định có hai mục tiêu cơ bản:

- Đánh giá, xác định hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của một trường học hoặc một chương trình giáo dục theo bộ tiêu chuẩn do cơ quan kiểm định đề ra và được nhà trường thừa nhận và cam kết thực hiện.

-Trợ giúp nhà trường cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục của mình đê đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội bảo đảm lợi ích chung của xã hội, phụ huynh, người sử dụng lao động và của người học.

Quá trình phân tích đánh giá tổng hợp sẽ cho biết hiệu quả và hiệu suất đào tạo trong từng trường, phương thức giáo dục nào hiệu quả và hợp lý hơn, giúp UBND tỉnh hoạch định các chính sách đầu tư cho đào tạo nghề một cách khoa học, kinh tế và có hiệu quả.

Chỉ đạo, giao các trường tự kiếm định và đề xuất các khuyến nghị, xây dựng các biện pháp và kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo

- về tổ chức, cần thành lập Ban kiểm định chất lượng đào tạo trực

thuộc Sở Lao động - TB & XH.

Chức năng cơ bản của Ban kiêm định chất lượng là:

+ Lập kế hoạch và điều hành hệ thông kiểm định chất lượng.

+ Phát triển các chuẩn đánh giá và kiẻrn định chất lượng; các chính sách và quy trình thực hiện.

+ Đào tạo các cán bộ cơ sở về kiểm định chất lượng. + Sắp xếp và tiến hành khảo sát đẻ đánh giá cơ sở.

+ Tống hợp tư liệu về các cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo.

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề trình độ trung cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 59 - 70)