- Phát triển mạng lưới giao dịch: Với những kết quả đạt được, MHB Hà
1. Phân theo loại tiền tệ: Tiền gửi bằng VNĐ
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
Thứ nhất: Hoạt động tín dụng của MHB Hà Nội đã thực sự khởi sắc cả về quy mô và chất lượng. Sự mở rộng và phát triển về quy mô hoạt động tín dụng được thể hiện qua các chỉ tiêu như: tổng dư nợ tín dụng trong những năm gần đây đã tăng trưởng với tốc độ cao, doanh số cho vy và doanh số thu nợ tăng đều... Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng của MHB Hà Nội cũng được cải thiện đáng kể: Công tác đôn đốc thu hồi nợ được thực hiện nghiêm túc hơn, hiệu quả thu được cũng cao hơn; Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh mặc dù còn cao hơn so với mức chung của toàn hệ thống MHB nhưng so với các ngân hàng TMCP trên cùng địa bàn là có thể chấp nhận được. Hơn nữa, do năm 2010 là năm đầu tiên MHB đưa vào áp dụng phần mềm quản lý mới là chương trình Intellect nên vẫn còn nhiều bất cập trong việc áp dụng công nghệ mới, nhiều trường hợp món vay chỉ chậm thu nợ hoặc chậm điều chỉnh kỳ hạn trả nợ trên máy là đã bị chuyển sang nợ quá hạn. Chính vì vậy mà tỷ lệ
nợ quá hạn trên máy có thể cao hơn so với số liệu thực tế.
Thứ hai: Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng: tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, đồng thời giảm dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Sự thay đổi này là phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động hiện tại (thiên về nguồn vốn ngắn hạn), và cũng là phù hợp với bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Quả thật, khi mà nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào sân chơi chung của kinh tế toàn cầu thì một sự biến động từ nền kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế trong nước. Thực tế thời gian qua đã cho thấy điều đó: một sự thay đổi về tỷ giá ngoại tệ và vàng cũng làm ảnh hưởng cung- cầu ngoại tệ và vàng trong nước, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất huy động của các ngân hàng. Và với sự biến động không nhỏ về lãi suất huy động như vậy thì việc ưu tiên huy động tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn ngắn là một sự lựa chọn hợp lý.
Thứ ba: Ba năm gần đây chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của MHB Hà Nội. Cuối năm 2007, số lượng phòng giao dịch của MHB Hà Nội mới chỉ khiêm tốn dừng lại ở con số 8, thế nhưng, ba năm sau, đã có thêm 10 phòng giao dịch nữa được mở mới, nâng tổng số phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội là 18 phòng. Theo đó, số lượng nhân viên cũng tăng lên nhanh chóng từ 104 người tăng lên thành 275 người... Đặc biệt, MHB Hà Nội đã không chỉ chú trọng mở rộng mà còn tập trung nâng cấp mạng lưới hoạt động. Các điểm giao dịch, các máy móc trang thiết bị, quầy giao dịch, bàn làm việc được nâng cấp, cải tạo theo một định dạng thương hiệu chung của cả hệ thống MHB. Đội ngũ giao dịch viên (Teller) được trẻ hóa, phục vụ khách hàng tận tình, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, sự gia nhập mới vào liên minh thẻ Smarlink đã tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán và thêm các tiện ích cho khách hàng. Giờ đây, thẻ E-Cash của MHB đã có thể rút tiền tại hầu hết tất cả các cây ATM trong cả nước... Tất cả những điều đó đã xây dựng nên sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch với MHB-
Chi nhánh Hà Nội.
Thứ tư: Cùng với những thành tích trong công tác huy động vốn và phát triển mạng lưới giao dịch thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cộng với sự tăng trưởng ổn định về lợi nhuận hoạt động trong thời gian qua chính là điều kiện để MHB Hà Nội luôn nằm trong top 3 chi nhánh làm ăn tốt nhất của toàn hệ thống MHB (bao gồm MHB chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Đồng Tháp). Đây là một sự cố gắng nỗ lực không nhỏ của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên làm việc tại chi nhánh Hà Nội. Đặc biệt, trong năm 2009, MHB Hà Nội đã vinh dự đứng thứ nhất toàn hệ thống, được Tổng giám đốc khen ngợi và quyết định thưởng thêm cho mỗi nhân viên của chi nhánh một tháng lương. Đây chính là một sự động viên, khích lệ kịp thời, từ đó càng khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc, sáng tạo và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự phát triển của MHB Hà Nội nói riêng và của toàn hệ thống nói chung.