- Phát triển mạng lưới giao dịch: Với những kết quả đạt được, MHB Hà
1. Phân theo loại tiền tệ: Tiền gửi bằng VNĐ
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 1 Những tồn tạ
2.3.2.1. Những tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác quản lý sử dụng vốn tại MHB Hà Nội vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần phải khắc phục, đó là:
Thứ nhất: Hệ số sử dụng vốn và vòng quay sử dụng của MHB Hà Nội mặc dù đã được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn tương đối thấp. Điều đó chứng tỏ chưa có kế hoạch sử dụng vốn một cách hợp lý; mức luân chuyển vốn vẫn còn chậm; một bộ phận nguồn vốn bị ứ đọng, không sinh lời, trong khi ngân hàng vẫn phải bỏ ra một chi phí huy động nguồn khá lớn, gây lãng phí vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ hai: Nguồn thu nhập chủ yếu của MHB Hà Nội vẫn là từ hoạt động tín dụng (chiếm khoảng 80% tổng thu nhập của toàn chi nhánh). Đây là nguồn thu nhập truyền thống, tuy nhiên việc phụ thuộc quá nhiều vào một hoạt động
cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Bởi lẽ, trước hết bản thân hoạt động tín dụng cũng có rủi ro rất cao (rủi ro bị mất vốn, rủi ro thu nợ không đúng thời hạn,..). Bên cạnh đó, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc chỉ tập trung phát triển một nguồn thu truyền thống là thu từ hoạt động tín dụng sẽ không còn vững chắc nữa. Thay vào đó, ngân hàng nên chú trọng nhiều hơn đến sự phát triển của các dịch vụ tiện ích, các dịch vụ phi tín dụng như dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế; dịch vụ chi trả kiều hối; dịch vụ cho thuê két và bảo quản tài sản; dịch vụ thẻ ATM; dịch vụ kinh doanh ngoại hối... Tất cả những dịch vụ vẫn còn rất tiềm năng và đầy triển vọng để phát triển rộng rãi tại Việt nam. Về lâu dài thì đây mới chính là nguồn thu quan trọng mà ngân hàng có thể khai thác và mở rộng hơn nữa.
Thứ ba: Các giao dịch về ngoại tệ là chưa nhiều. MHB vẫn được nhiều khách hàng biết đến với nguồn ngoại tệ dồi dào từ việc phát triển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhưng sau nhiều năm phát triển tại Hà Nội thì các giao dịch về ngoại tệ của chi nhánh vẫn chưa nhiều: Hoạt động dự trữ và thanh toán chủ yếu vẫn bằng VNĐ, cho vay bằng ngoại tệ và vàng tuy có gia tăng nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng thấp (khoảng 23 % tổng dư nợ cho vay)... Có thể nói hoạt động huy động và cho vay bằng ngoại tệ có sự mất cân đối khá lớn và vẫn chưa có sự cải thiện nhiều trong những năm qua. Điều này dẫn đến ngân hàng rất dễ gặp phải rủi ro tỷ giá, do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì đây là vấn đề mà MHB Hà Nội cần phải quan tâm.
Thứ tư: Yếu tố vốn trong hoạt động ngân hàng quan trọng hơn các doanh nghiệp khác do lĩnh vực hoạt động của ngân hàng là đặc biệt trên cả phương diện kinh doanh và quản lý. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng khi đánh giá mức độ an toàn và lành mạnh của bất kỳ một ngân hàng nào, là yếu tố quyết định khả năng cho vay của ngân hàng. Quy mô của một ngân hàng cũng bị giới hạn bởi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, hay nói cách khác:
vốn tự có của ngân hàng quyết định đến quy mô tài sản có của ngân hàng. Với mức vốn hiện có thì MHB Hà Nội chỉ đang ở mức trung bình so với các ngân hàng TMCP khác trên cùng địa bàn. Điều này làm hạn chế phần nào đến việc chú trọng đầu tư, mua sắm TSCĐ, trang bị cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho hoạt động giao dịch với khách hàng. Từ đó, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của MHB Hà Nội trên thị trường.