Tình hình xử lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 50)

- Phát triển mạng lưới giao dịch: Với những kết quả đạt được, MHB Hà

2.2.2.4.Tình hình xử lý nợ quá hạn

1. Phân theo loại tiền tệ: Tiền gửi bằng VNĐ

2.2.2.4.Tình hình xử lý nợ quá hạn

Nợ quá hạn luôn là một trong những vấn đề lớn cần quan tâm của các NHTM. Bởi lẽ, để nợ quá hạn có thể gây ra rủi ro mất vốn hay rủi ro vốn bị động cho ngân hàng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời, cũng ảnh hưởng phần nào đến uy tín của ngân hàng. Vì vậy, cần thiết phải xem xét đến tình hình nợ quá hạn của ngân hàng để từ đó tìm ra giải pháp giảm thiểu đến mức thấp nhất số nợ quá hạn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn của MHB Hà Nội giai đoạn 2008-2010

Chỉ tiêu Đvt 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

Nợ quá hạn Trđ 11.893 34.898 42.517

Tổng dư nợ Trđ 485.434 938.131 1.529.406

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ % 2,45 3,72 2,78

Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy:

Tại thời điểm 31/12/2009, nợ quá hạn là 34.898 triệu đồng, chiếm 3,72% tổng dư nợ cho vay. Như vậy, so với năm 2008, cả tổng dư nợ và nợ quá hạn đều tăng lên, nhưng tốc độ tăng của nợ quá hạn (1,93 lần) cao hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ cho vay (0,93 lần), nên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của năm 2009 tăng cao hơn. Nguyên nhân của việc tăng dư nợ quá hạn trên là do trong năm 2009, quy mô tín dụng tăng nhanh. Tổng dư nợ cho vay tại thời điểm 31/12/2008 là 485.434 triệu đồng, nhưng đến thời điểm 31/12/2009 đã là 938.131 triệu đồng (tăng gần gấp đôi). Mặt khác là do một bộ phận lớn các khách hàng tín dụng của MHB Hà Nội là các công ty thiết bị xây dựng (chuyên thực hiện thi công các tuyến đường bộ, đường sắt ở khu vực phía Bắc từ Sơn La, Lào Cai đến Hà Nội và Hải Phòng) trong năm 2009 chậm trả lãi nên cả dư nợ gốc và lãi đều bị chuyển sang nợ quá hạn. Chính vì vậy mà dư nợ quá hạn năm 2009 tăng lên đáng kể. Đến năm 2010, cùng với sự mở rộng quy mô tín dụng, thì vấn đề chất lượng tín dụng cũng được chú ý hơn. Hàng loạt các quy định ràng buộc được ban hành đòi hỏi ý thức cũng như trách nhiệm cao hơn nữa đối với các cán bộ tín dụng. Công tác thẩm định và quyền phê duyệt hạn mức tín dụng cũng được siết chặt hơn. Nhờ vậy, đến thời điểm 31/12/2010, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng mức dư nợ của toàn chi nhánh Hà Nội đã giảm, chỉ còn 2,78%. Đây là một điều đáng ghi nhận trong nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của MHB Hà Nội.

Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Hà Nội với toàn bộ hệ thống MHB cũng như so sánh với hai chi nhánh khác cùng hoạt động trên địa bàn Hà Nội là Vietcombank- Chi nhánh Chương Dương và Techcombank- Chi nhánh Ba Đình ta thấy:

(Nguồn: Báo cáo tài chính của MHB,MHB- Hà Nội,Vietcombank- Chương Dương,Techcombank- Ba Đình giai đoạn 2008-2010)

Như vậy, mặc dù so với Techcombank- Chi nhánh Ba Đình, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của MHB Hà Nội vẫn thấp hơn và mặc dù cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm thiểu số nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay nhưng tỷ lệ này vẫn còn là khá cao so với mức trung bình của toàn hệ thống MHB và Vietcombank- Chi nhánh Chương Dương. Do đó, trong thời gian tới, MHB Hà Nội cần phải chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 50)